- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Các nàng dâu, mẹ bỉm đặt dịch vụ nấu ăn tại nhà và dọn dẹp để kịp "chạy deadline" công việc cuối năm
Hội chị em đang bước vào giai đoạn căng thẳng dịp cuối năm tại công ty nên việc nhà cần lắm những người khác để hỗ trợ.
Dù có chuẩn bị sẵn tinh thần hay sắp xếp rõ ràng từng công việc thì không ít người phải thừa nhận rằng, tháng cuối cùng của năm luôn là thời điểm bận rộn nhất. Khi nhiều người vừa phải gấp rút hoàn thành các KPI trước giờ sang năm mới, cũng vừa phải lo lắng dọn dẹp, tổng vệ sinh nhà cửa. Tâm lý chung của chúng ta là muốn cố gắng làm sao không để những gì của năm cũ bị tồn đọng sang năm mới.
Và đây chính là lúc câu hỏi "làm thế nào để cân bằng giữa công việc và nhà cửa" được đặt ra nhiều nhất, song, khó ai có thể đưa ra một giải pháp vẹn toàn. Tuy nhiên, một số gia đình lẫn các chị em văn phòng đã có những sự lựa chọn các dịch vụ hỗ trợ.
Thà bỏ ra 5 - 6 triệu, không thể làm ảnh hưởng tới công việc
Chồng làm IT, vợ làm kế toán, do đó những ngày này, gia đình anh Nguyễn Thanh Long và chị Lê Hà Trinh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) hầu như không có thời gian nghỉ ngơi. Dù ở nhà hay ở công ty, vợ chồng anh chị lúc nào cũng ôm máy tính và sổ sách để check công việc. Chính chị Trinh cũng thừa nhận rằng, từ cuối tháng 11 tới nay, vợ chồng đi làm về chỉ kịp đổ rác, lau nhà, dọn bếp qua loa rồi đi ngủ, hoàn toàn không có thời gian trống để làm sạch các đồ có kích thước to ở trong nhà như sofa, rèm cửa...
Nếu chỉ có 2 anh chị thì đợi đến khi xong việc rồi bắt tay dọn dẹp cũng không sao. Tuy nhiên, Tết dương lịch, bố mẹ sẽ lên thăm, hai vợ chồng không thể đợi ông bà lên rồi lại phải dọn giúp được. Do đó, chị Trinh quyết định tìm kiếm đến các dịch vụ dọn dẹp theo giờ và tổng vệ sinh căn nhà. "Mình đăng lên nhóm cư dân tòa nhà để tìm một người giúp việc theo giờ, cố định một tuần 3 lần tới lau nhà, sắp xếp đồ đạc, dọn dẹp nhà cửa và ủi đồ, với mức giá 350.000đ/lần. Ngoài ra, mình hẹn luôn dịch vụ tổng vệ sinh nhà cửa, vệ sinh sofa - rèm cửa, máy lạnh, bình nóng lạnh vào ngày 22/12, để gia đình kịp đón Giáng sinh và năm mới. Mình không tự làm được thì đành nhờ đến dịch vụ".
Hiện nay đều có sẵn các dịch vụ tổng vệ sinh cho các gia đình. Ảnh minh họa. Pinterest
Nhẩm tính một chút, nếu thuê các dịch vụ như gia đình chị Trinh thì một tuần sẽ phải trả 1.050.000đ cho người dọn dẹp theo giờ. Làm từ giờ đến hết tháng 12, 3 tuần, anh chị sẽ phải chi cho khoản này khoảng 3.150.000đ. Thêm dịch vụ tổng vệ sinh căn chung cư 80m2, như vậy, gia đình chị sẽ tốn thêm ít nhất 3 triệu đồng nữa.
Tuy nhiên, vợ chồng chị Trinh không suy nghĩ quá nhiều về khoản tiền này. "Nếu như hai vợ chồng không hoàn thành KPI của năm thì thứ nhất là cũng ảnh hưởng đến thu nhập. Thứ hai, quan trọng hơn còn là uy tín của cá nhân, của công ty, đó mới là thứ khó có thể bù đắp vào được. Hơn nữa, số tiền bỏ ra để dọn dẹp, hỗ trợ công việc kia chiếm khoảng 5% thu nhập của chị. Coi như tháng này mình giảm mua sắm một số món đồ khác để cân bằng chi tiêu", chị Trinh nói.
Thuê người nấu ăn, giặt đồ tại nhà
Các nhân viên ngân hàng cũng chung cảnh "vắt chân lên cổ" mà chạy cho tháng cuối năm. Do đó, Trần Thương Anh (nhân viên ngân hàng, Vũng Tàu) cũng hòa chung nhịp làm việc này.
Thay vì đặt sẵn suất cơm văn phòng thì nhiều nhóm nhân viên thuê người nấu ăn chung, đưa sẵn hộp cơm cá nhân và sẽ được giao tận sảnh vào giờ ăn trưa. Ảnh minh họa: Pinterest
Mỗi ngày, cô nàng 28 tuổi ra đường vào lúc 7 giờ sáng và 8 rưỡi - 9 giờ tối mới trở về. "Mình có thói quen mang cơm tự nấu đến ăn, nhưng tháng này thực sự là kiệt sức, không thể dậy sớm để nấu, mà đã đến văn phòng thì ngồi lỳ xuyên trưa, chỉ uống nước. Hoặc không thì cũng đi gặp khách hàng, hầu như toàn uống cà phê, nước ép cho qua bữa. Còn đồ đặt sẵn thì không hợp khẩu vị".
Song, vốn có giờ sinh hoạt khá chuẩn chỉnh nên Thương Anh thừa nhận rằng cô chỉ chịu được vài ngày đầu tiên là đã cảm thấy mệt mỏi, gần như không còn sức lực. Trong khi đó, cả giày dép, quần áo đều chất đống đến 2-3 ngày mới giặt và phơi một lần.
Cảm thấy không thể duy trì nhịp sống như vậy cả tháng được, cô cũng bắt đầu tìm tới các dịch vụ hỗ trợ. Thương Anh cùng các đồng nghiệp thuê một người nấu ăn theo bữa và giao đến tận cửa chi nhánh đang làm việc, gom giày, quần áo và cũng thuê luôn giao nhận tận nơi. "Cô nấu ăn sẽ lấy ý kiến của mọi người rồi lên thực đơn các món sẽ nấu trong cả tuần, vì chúng mình cũng dễ ăn, chỉ cần có người nấu sẵn cho là đã tiết kiệm được nhiều thời gian rồi. Chúng mình thỏa thuận mỗi người trả cô 3 triệu cho tháng 12, cũng ngang với tự đi chợ và nấu ăn tại nhà", Thương Anh nói.
Bỏ tiền là một chuyện, vẫn cần lưu ý với các dịch vụ
Những lúc bận rộn như hiện tại, không thể phủ nhận rằng các dịch vụ nói trên là cứu cánh hữu hiệu cho dân văn phòng cũng như các gia đình. Có sự hỗ trợ, đương nhiên, chúng ta sẽ giảm bớt đi phần nào áp lực về thời gian, giảm ảnh hưởng tới năng suất làm việc mà vẫn có không gian sống thoải mái, bữa ăn vệ sinh, dinh dưỡng.
Thế nhưng, nhiều chị em có kinh nghiệm trong khoản thuê dịch vụ cuối năm cũng đưa ra một số lời cảnh báo. Chị Mỹ An (Hà Nội): "Khi thuê người giúp việc, mọi người nên để ý một chút chứ đừng phó mặc hết cho người ta. Về giá cả, dù thuê tư hay thuê qua trung tâm, các app thì vẫn phải có hợp đồng rõ ràng. Tránh trường hợp như nhà mình năm ngoái, lúc đầu đã thỏa thuận một mức giá mà sau đó cô giúp việc lại bảo tháng 12 là tháng cao điểm nên phải trả thêm tiền thưởng, tiền làm ngày cao điểm cho cô. Còn các dịch vụ đã quá quen như giặt quần áo, giày, túi... thì cũng nên check soát tránh nhận nhầm đồ hay có bị thất thoát, hư hỏng gì không".
Theo Tổ Quốc
-
Đời sống31 phút trướcNgô Tố Uyên - bà xã cầu thủ Nguyễn Thành Chung - là nàng Wags gây chú ý khi sở hữu nhan sắc ngày càng xinh đẹp, mặn mà sau khi lấy chồng và sinh con.
-
Đời sống1 giờ trướcMột trong những điều thú vị về năm Ất Tỵ là chúng ta sẽ 2 lần đón ngày Lập xuân; đây cũng là khởi đầu cho chuỗi 8 năm liền không có ngày 30 Tết.
-
Đời sống1 giờ trướcCông Phượng tiếp tục ghi bàn, từng bước chinh phục HLV Kim Sang Sik để có thể trở lại tuyển Việt Nam, với Xuân Son đang điều trị chấn thương.
-
Đời sống2 giờ trướcNgày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày ông Công ông Táo. Theo phong tục của người Việt, vào ngày này, mỗi gia đình thường làm mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời.
-
Đời sống3 giờ trướcTuy không nổi tiếng bằng Sa Pa, Tà Xùa ở miền Bắc nhưng đèo Violak (Quảng Ngãi) cũng là địa điểm săn mây đẹp mà du khách không nên bỏ lỡ nếu có dịp ghé thăm vùng đất nơi đây.
-
Đời sống3 giờ trướcCác video ghi lại cảnh chàng rể Đức về quê bố vợ người Việt ăn giỗ, theo vợ dự đám cưới truyền thống Việt Nam... thu hút nhiều người quan tâm.
-
Đời sống16 giờ trướcBao sái ban thờ là việc tâm linh quan trọng nhất, nhà nhà đều chú trọng để làm. Bao sái là làm sạch ban thờ, bát hương và các đồ thờ, vật phẩm đang bày... Sau đây Chuyên gia phong thủy - Master Phùng Phương hướng dẫn 7 bước bao sái ban thờ được gia tăng sinh khí, kích hoạt vượng khí... cho gia đình.
-
Đời sống19 giờ trướcSau khi Nguyễn Xuân Son tạo ra "cơn sốt" ở AFF Cup 2024, các đối thủ của đội tuyển Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh sử dụng cầu thủ nhập tịch.
-
Đời sống20 giờ trướcLập xuân là tiết khí đầu tiên trong năm, ngày Lập xuân ở khía cạnh nào đó có thể coi là thời điểm bắt đầu năm mới, vậy Lập xuân 2025 là ngày nào?
-
Đời sống20 giờ trướcThủ thành Đình Triệu phải vào viện kiểm tra sức khỏe do bị đau ở vùng hông sau chiến thắng của tuyển Việt Nam trước Thái Lan, chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 (AFF Cup).
-
Đời sống20 giờ trướcTiền đạo Phạm Tuấn Hải giúp chiếc xe ô tô của mình trở nên rất độc đáo với phong cách '7 viên ngọc rồng'.
-
Đời sống20 giờ trướcHậu vệ Hồ Tấn Tài phẫu thuật thành công chấn thương đứt dây chằng đầu gối, có thể trở lại sân cỏ sớm hơn dự kiến.
-
Đời sống1 ngày trướcTrong bài "Những ngày đẹp trong tháng Chạp để làm 4 nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến" đã giới thiệu 2 ngày lễ Tạ mộ tốt nhất. Nhưng quá cận Tết nên chuyên gia phong thủy Nguyễn Hoàng đã bật mí thêm các ngày tốt khác có thể để đi tạ mộ sớm để người dân bớt cập rập cuối năm.