Chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng 8 đầy đủ theo văn hóa truyền thống

Dưới đây là cách chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng 8 đầy đủ, chuẩn theo văn hóa truyền thống mà lại đơn giản, dễ làm phù hợp với mọi nhà.

Theo quan niệm của người Việt, thông thường cứ vào ngày mùng 1 hoặc ngày rằm hàng tháng, các gia đình sẽ chuẩn bị lễ cúng gia tiên, thần linh để cầu mong may mắn, bình an trong tháng mới và thể hiện lòng thành kính của gia đình đối với bề trên. Tuy nhiên, khác với những ngày lễ khác, ngày rằm tháng 8 hàng năm còn có ý nghĩa đặc biệt - là dịp tết Trung Thu, tết của trẻ em. Với ý nghĩa đặc biệt như vậy thì khi chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng 8 có khác những dịp lễ khác không? 

Giống như các ngày mùng 1 hay ngày rằm hàng tháng, rằm trung thu (rằm tháng 8) cũng là dịp để các gia đình thể hiện lòng thành kính, biết ơn ông bà, tổ tiên, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là dịp để mọi thành viên trong gia đình sum họp, quây quần, gắn kết tình cảm bên nhau. Ngoài ra, rằm tháng 8 cũng là dịp để người lớn thể hiện sự quan tâm đến trẻ nhỏ trong nhà bởi ngày này còn được gọi là ngày Tết thiếu nhi. 

Theo các nghệ nhân ẩm thực cũng như các chuyên gia văn hóa thì truyền thống xưa của người Việt không quá đặt nặng về mâm cúng mặn trong dịp tết Trung thu. Vì vậy, mỗi gia đình có thể tùy hoàn cảnh và điều kiện kinh tế cũng như phong tục của vùng miền mà chuẩn bị mâm cúng mặn hoặc chay với các món ăn khác nhau cho phù hợp. Điều quan trọng nhất là khi chuẩn bị mâm lễ cúng, gia chủ phải luôn cố gắng làm sao cho tươm tất nhất nhằm thể hiện thành ý của mình đối với ông bà tổ tiên.

Chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng 8 đầy đủ theo văn hóa truyền thống-1Chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng 8 đầy đủ theo văn hóa truyền thống-2Chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng 8 đầy đủ theo văn hóa truyền thống-3

Mâm cỗ cúng rằm tháng 8

Mâm cúng gia tiên rằm trung thu có thể được chuẩn bị giống với các dịp khác như rằm tháng giêng, rằm tháng bảy với các món như:

- Hương (nhang đèn), đèn cầy, lư hương, 1 chén rượu, 1 chén trà, 1 chén nước, 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối.

Đây là những vật dụng truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam, nhờ mùi hương mà chúng ta bồi hồi nhớ lại nhiều kỉ niệm cùng với việc châm đèn, hóa vàng làm cho mâm cỗ gia tiên trở nên sáng hơn, thể hiện sự thành kính, tôn trọng.

- Mâm cúng món mặn hoặc món chay (tùy sở thích, điều kiện của gia chủ)

Bao gồm các món như: gà luộc, xôi, cháo, chè...

- Mâm ngũ quả trái cây

Bao gồm: 1 nải chuối vàng, 1 quả hồng (tượng trưng cho hy vọng), 1 quả mãng cầu (hay quả na, tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở), 1 quả bưởi (tượng trưng cho những điều tốt lành), 1 quả lựu (tượng trưng cho sự may mắn). Ngoài ra có thể dùng thêm nhiều loại trái cây khác để tăng thêm sự hấp dẫn, vẻ đẹp cho mâm cỗ.

- Các loại hoa tươi: Hoa cúc vàng, hoa hải đường…

- Trầu cau...

Ngoài ra, mâm cúng còn phải có bánh nướng và bánh dẻo. Đây là 2 món bánh đặc trưng cho dịp Trung thu mà gia đình nào cũng không được thiếu. Bánh được tạo hình tròn hoặc hình vuông, ngoài ra còn có một số bánh được tạo hình cá chép, cá heo... theo sở thích và ý nghĩa của mỗi người.

Theo An Nhiên - Vietnamnet


rằm tháng 8

Tết Trung thu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.