- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bao giờ hết dịch, chúng mình lại rủ nhau "đi cafe
Đã gần tròn 14 ngày cách ly và có thể vẫn còn tiếp diễn. Chúng ta bắt đầu nhớ những buổi sáng cafe, những cuối tuần cafe.
Thèm được rủ nhau: ”Đi cafe đi" thay vì hỏi nhau “Hôm nay là thứ mấy?”. Nhưng để được quay lại với thú vui tưởng quá đỗi bình thường ấy, thì vẫn phải cần thêm chút nhẫn nại...
Thời gian mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Nhoằng một cái bạn ngủ dậy, nhoằng một cái đến giờ ăn trưa, nhoằng một cái bạn thấy mình đang nấu bữa tối, rồi nhoằng một cái chưa đủ thời gian chớp mắt, bạn đã đang đắp chăn chờ cơn buồn ngủ ập đến.
Và mọi chuyện lại tiếp diễn như vậy vào ngày hôm sau.
Người ta bắt đầu quen với những thói quen mới. Nấu ăn ở nhà, gọi Facetime cho nhau mỗi khi nhớ, xem ca nhạc qua livestream. Cuộc sống vẫn tiếp diễn, chỉ khác là mọi hoạt động diễn ra dưới mái nhà, và ngay cả những con phố đông đúc nhất bây giờ cũng vắng hơn cả chiều 30 Tết.
Từ khi dịch bệnh xuất hiện, chuyện "đi cafe đi" của chúng ta đã chẳng còn thoải mái, chúng ta hạn chế hơn, nhìn trước ngó sau hơn, kè kè chiếc khẩu trang hay lọ nước rửa tay khô. Rồi theo số ca bệnh nhiều lên, đi ăn ngoài hay ngồi cafe tụ tập… đã trở thành một thứ khiến chúng ta cảm thấy nguy hiểm.
Những hàng quán đóng cửa lặng như tờ, những con phố sầm uất tối đèn và vắng người khi chỉ mới 8, 9h tối. Chúng ta bắt đầu không bận tâm đến ngày tháng. Cuộc sống bỗng chốc thu nhỏ lại trong bốn bức tường. Và chuyến đi ra ngoài quý giá nhất của mỗi người có lẽ là từ nhà ra siêu thị.
Người Việt Nam, dù trẻ hay già - nhìn chung đều thích "đi cafe". Bất cứ lúc nào trong ngày, chúng ta cũng có thể rủ nhau "đi cafe đi", chỉ cần có thời gian rảnh. Cafe sáng, cafe trưa, cafe tối, cafe cuối tuần. Đi cafe để bàn công việc, đi cafe để gặp gỡ bạn bè. Cứ thế, nhịp sống một ngày của người Việt Nam bao giờ cũng có dáng dấp của một buổi cafe, bao câu chuyện, bao niềm vui, nỗi buồn, bận bịu, nhàn rỗi cũng đều xoay quanh ly cafe mỗi ngày. Đi cafe là một biểu tượng của đời sống thường nhật, của niềm vui rảnh rỗi, của một sự bình thường rất… bình yên.
Có những quán cafe đã trở thành "biểu tượng" cho nhịp sống của từng thành phố. Hà Nội nổi tiếng với "đặc sản" cafe vỉa hè. Nhiều khi quán chẳng cần đầu tư cầu kỳ, chỉ là một tiệm nhỏ giản dị, có cafe ngon và một góc view đẹp nhìn ra đường phố nhộn nhịp, thế là cũng trở thành một địa chỉ hot nhất nhì. Sài Gòn lại là thiên đường của những hàng cafe đẹp và chất, có khi tới vài ngày cũng chẳng đi hết nổi list những quán "phải đi".
"Đi cafe đi".
Từ một câu rủ rê thật quen thuộc, "đi cafe đi" bỗng trở thành một ước muốn cháy bỏng với số đông, một điều... không thể thực hiện vào những ngày cách ly này. Chúng ta bắt đầu nhớ nắng ấm, nhớ những buổi cafe, nhớ những cuộc chuyện trò dưới bầu trời xanh ngắt. Chúng ta nhớ cái nhịp sống đời thường bình yên và vui vẻ. Chúng ta nhớ những buổi sáng cafe, những buổi trưa cafe, những cuối tuần cafe. Thèm được rủ nhau, được nói ra câu: "Đi cafe đi", thay vì hỏi nhau "Hôm nay là thứ mấy?".
Vốn dĩ, chúng ta vẫn phải cố gắng cho những điều đặc biệt. Nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên, chúng ta phải cố gắng cho những điều bình thường.
Kỳ cách ly thử thách sự kiên nhẫn và quyết tâm của con người thời hiện đại. Chúng ta là những sinh vật ham vui, những kẻ không thể tách rời cộng đồng và những hoạt động kết nối. Bỗng chốc, chúng ta phải rời xa nhau để ẩn náu trong chiếc ổ, chờ cơn bão đi qua. Việc đi cafe, cũng giống như cái nhịp sống đời thường ấy, trở nên thật xa xỉ. Và nó sẽ chẳng bao giờ quay trở lại khi dịch bệnh vẫn còn tồn tại. Chúng ta từng phải cố gắng cho một chuyến du lịch châu Âu, cố gắng cho một bữa ăn fine-dining nhân ngày kỷ niệm. Còn bây giờ, chúng ta phải cố gắng để được rủ nhau "đi cafe đi" trong thời gian sớm nhất.
Cảm thấy nặng nề là điều dễ hiểu. Tìm cách "vượt rào" vì ta nghĩ mọi chuyện thật chủ quan, và ta thì đã chán ngán cảnh giam mình trong phòng thật bức bối. Nhưng mọi nỗ lực tiêu cực ấy chỉ dẫn đến một kết cục duy nhất, là cái ngày cuộc sống trở lại bình thường ấy trở nên xa hơn, khó khăn hơn. Ai cũng đều sốt ruột được thoải mái hít thở khí trời, sốt ruột được tụ tập gặp nhau cho thoả những ngày cách ly, ai cũng muốn được dạo bộ tập thể dục, ai cũng nghĩ mình chỉ ra ngoài "một tí thôi", gặp "một vài người". Chẳng mấy mà mọi nỗ lực giãn cách xã hội suốt mấy ngày qua, bỗng dưng trở nên cheo leo vì chẳng ai kìm được việc lao ra ngoài đường… một tí.
Cuộc sống đời thường ấy - có lẽ, sẽ mất một thời gian nữa mới có thể trở lại. Chúng ta đã đi được một chặng đường đủ dài để có thể vững tin cùng nhau bước tiếp. Cái ngày bình thường mà tất cả đều đang mơ ước sẽ đến khi dịch bệnh qua đi. Và để làm được điều đó, chúng ta chỉ cần cố gắng hoàn thành giãn cách xã hội, giữ vững niềm tin, suy nghĩ thật tích cực, sống lạc quan, tìm niềm vui từ mọi điều nhỏ nhất - vì đó là điều duy nhất ta có thể làm lúc này. Sẽ cần thêm một chút nhẫn nại bởi có lẽ cuộc chiến vẫn còn cần chúng ta cố gắng, nhưng sẽ chẳng là gì để đổi lấy cái nhịp sống bình thường dễ chịu, và cái câu "đi cafe đi" lại trở lại như một sự hiển nhiên vốn dĩ.
Chỉ cần chúng ta cố gắng, ta sẽ lại được rủ nhau "đi cafe đi" như báo với nhau rằng: Sóng gió đã qua đi, và cuộc sống đã về với thường nhật.
THEO TỔ QUỐC
-
Đời sống10 giờ trướcTham khảo văn khấn cúng tất niên Tết Ất Tỵ 2025 để thực hiện chuẩn nhất nghi lễ quan trọng cuối năm Âm lịch này.
-
Đời sống14 giờ trướcKhi bước sang năm mới, nhiều người được nhắc nhở rằng họ sẽ gặp vận xui vì cung hoàng đạo. Điều này dựa trên khái niệm fan tai sui (phạm Thái tuế), nghĩa là xung khắc với thần hộ mệnh của năm đó.
-
Đời sống14 giờ trướcNhiều người hiện đang sống ở chung cư đều có chung thắc mắc, nếu ở chung cư thì có nên cúng Giao thừa ngoài trời hay không và nếu cúng thì mâm cúng đặt ở đâu thì phù hợp.
-
Đời sống17 giờ trướcKể từ khi làm dâu, cô gái Phú Thọ chưa từng ăn Tết quê chồng. Mỗi năm, cô đều được chồng đưa về ngoại ăn Tết gần 1 tháng.
-
Đời sống1 ngày trướcNhững lưu ý về thời gian, hướng đi thích hợp khi xuất hành đầu năm Ất Tỵ 2025 có thể giúp bạn và gia đình an tâm hướng đến một năm mới bình an và thành công.
-
Đời sống1 ngày trướcHội nghiện đặt hàng online chắc hẳn đã không còn xa lạ với những dòng tin nhắn như này.
-
Đời sống1 ngày trướcTất niên là dịp để các gia đình quây quần, bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và chào đón năm mới với nhiều hy vọng tốt lành.
-
Đời sống1 ngày trướcHLV Kim Sang Sik có thể tính tới việc gọi Công Phượng cho U22 Việt Nam tham dự SEA Games 33 vào cuối năm ở Thái Lan, khi BTC vẫn giữ điều lệ sử dụng 2 cầu thủ trên tuổi
-
Đời sống1 ngày trướcNgười xưa dựa trên quy luật “sinh - lão - bệnh - tử” chọn ra con số 5, tương ứng với chữ “sinh” để bày biện mâm ngũ quả ngày tết Nguyên đán.
-
Đời sống2 ngày trướcChia sẻ của nàng dâu này đang nhận được nhiều sự quan tâm.
-
Đời sống2 ngày trướcCúng tất niên là một nghi thức quan trọng, đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và chuẩn bị đón năm mới; lễ cúng này nên được thực hiện vào ngày nào?
-
Đời sống2 ngày trướcXuân Son liên tục nói cảm ơn tới đội ngũ y bác sĩ trong ngày ra viện, về Nam Định cùng gia đình đón Tết Nguyên đán.
-
Đời sống2 ngày trướcDấu ấn của Xuân Son với tuyển Việt Nam tại ASEAN Cup 2024 được coi như cú hích cho các ngoại binh ở V-League nhập tịch, nhưng không dễ có phiên bản tương tự.
-
Đời sống3 ngày trướcTiền đạo Nguyễn Xuân Son được ra viện, cùng vợ con về Nam Định đón Tết Nguyên đán.