- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Feezing: Nâng cao nhận thức về bạo lực gia đình
Có bao giờ bạn thử “đóng băng” mình ở một tư thế nào đó trong một vài phút chưa? Có lẽ bạn nên thử làm điều đó! Bởi đó là cách để bạn có thể thấu hiểu cảm giác của những người vợ, người mẹ của mình khi phải “đóng băng” trong những công việc không tên của gia đình.
Có bao giờ bạn thử “đóng băng” mình ở một tư thế nào đó trong một vài phút chưa? Có lẽ bạn nên thử làm điều đó! Bởi đó là cách để bạn có thể thấu hiểu cảm giác của những người vợ, người mẹ của mình khi phải “đóng băng” trong những công việc không tên của gia đình.
Trong khuôn khổ chiến dịch Bình đẳng giới và phụ nữ với những công việc không được trả công, buổi biểu diễn Feezing đã diễn ra với 25 nghệ sỹ đến từ Nhà hát Tuổi trẻ và 150 tình nguyện viên. Sự kiện Feezing diễn ra ngày 25/11 tại Trung tâm thương mại Vincom đã đem đến những trải nghiệm thú vị cho những người có mặt. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa của Trung tâm Csaga nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ và trẻ em gái.
Chủ đề của buổi biểu diễn là: "Dừng một phút… để nghĩ về những công việc không được trả công và bạo lực gia đình đối với phụ nữ", “ Bạo lực đâu phải sức mạnh đàn ông” và “ Chia sẻ để yêu thương”.
Tham gia buổi biểu diễn này, các tình nguyện viên tái hiện lại những hành động bạo lực, những khoảnh khắc đau khổ của những người phụ nữ phải chịu đựng bạo lực gia đình. Đây là cơ hội rất tốt để mỗi chúng ta tự chiêm nghiệm, tự nhìn lại bản thân để thấu hiểu và sẻ chia những đau khổ thiệt thòi của người phụ nữ do những hành động bạo lực trong gia đình gây ra.
Sự kiện thu hút sự quan tâm đặc biệt của hàng ngàn người tại Trung tâm thương mại Vincom. Đa số người chứng kiến đều tỏ ra thích thú với hoạt động biểu diễn độc đáo này. Đây là hình thức nghệ thuật khá phổ biến trên thế giới nhưng lần đầu tiên được biểu diễn tại Việt Nam. Jiri Pari là người đưa ra ý tưởng thực hiện buổi trình diễn này tại Việt Nam. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với anh Jiri Pari để hiểu rõ hơn về sự kiện feezing đặc sắc này:
Cơ duyên nào, lý do nào mà anh biết về Feezing và muốn đưa nó đến Việt Nam? Nó được áp dụng trên thế giới như thế nào (list ra sự hiện diện của feezing ở các nước như thế nào? tác động và hưởng ứng của xã hội ra sao?
Tôi biết đến sự kiện Feezing vài năm trước khi nó trở nên rất nổi tiếng trên Youtube. Video thành công trên phạm vi toàn cầu quay tại một ga điện ngầm rất đông đúc tại New York. Trong clip này, các tình nguyện viên đột nhiên “đóng băng” cùng một thời điểm vào buổi sáng. Điều này khiến rất nhiều người đi làm buổi sáng thấy ngạc nhiên, chắc hẳn điều đó sẽ khiến họ thích thú cả ngày sau đó. Nhưng việc đóng băng còn chỉ cho họ thấy tất cả chúng ta đều đang hối hả làm sao, nếu chúng ta không dừng lại để ngó nhìn mọi thứ xung quanh, thì chúng ta sẽ trở nên căng thẳng và lúc nào cũng vội vã.
Từ lúc màn trình diễn này thành công ngoài sức tưởng tượng, nó đã lan truyền như một hiệu ứng ra các thành phố lớn khác, nơi rất nhiều tình nguyện viên tổ chức các sự kiện thú vị, chẳng hạn như sự kiện ở khu mua sắm tại Berlin hay tại quảng trường đông đúc ở Paris.
Mục đích chính của Feezing là như thế nào? Nó phù hợp ra sao khi tác động tới các vấn đề xã hội tại Việt Nam? Khi áp dụng feezing để truyền tải thông điệp về bạo lực gia đình và sự chia sẻ việc nhà giữa phụ nữ và nam giới tại Việt Nam trong sự kiện vừa tổ chức, một số cảm nhận, đánh giá của anh?
Những sự kiện trong quá khứ đơn thuần là kích thích công chúng, khiến họ tò mò và thích thú, tôi chợt nghĩ rằng ngay tại Việt Nam, chúng ta có thể tổ chức feezing (“đóng băng”) để nâng cao nhận thức của cộng đồng về một vấn đề xã hội nóng hổi – bạo lực gia đình. Chúng tôi hy vọng rằng qua sự kiện này, chúng tôi có thể thu hút sự chú ý của công chúng với sự thực rằng: hơn một nửa phụ nữ Việt Nam phải chịu bạo lực gia đình ở một hình thức nào đó. Sau đó, chúng tôi còn thêm một thông điệp quan trọng về sự chia sẻ việc nhà giữa phụ nữ và nam giới.
Phụ nữ không chỉ làm công việc xã hội mà còn đảm nhiệm gánh nặng của công việc gia đình và chăm sóc con cái. Điều này giống như phụ nữ phải làm hai việc vất vả cùng một lúc và nó gây ra rất nhiều áp lực cho người phụ nữ. Do đó ngoài việc đàn ông không được gây ra bạo lực, mà họ còn phải động viên, chia sẻ với vợ và bạn gái mình. Có thể điều này nghe hơi phi lý với một vài người đàn ông, nhưng tôi thực sự tin tưởng rằng việc chúng tôi làm sẽ giúp nhiều gia đình hạnh phúc hơn, và nhiều gia đình hạnh phúc thì cũng giúp xã hội phát triển thịnh vượng hơn. Như vậy, cuối cùng mọi người đều được hưởng lợi ích từ sự bình đẳng giữa nam và nữ.
Anh có sáng kiến, gợi ý gì cho việc áp dụng loại hình nghệ thuật này cho các vấn đề xã hội khác?
Chúng tôi hy vọng rằng đoạn video mà chúng tôi tạo ra sẽ trở thành một hiện tượng, và mọi người sẽ chia sẻ nó đến bạn bè và người thân của mình. Bằng cách này, chúng ta không chỉ biết nhiều hơn về bạo lực gia đình và các công việc không được trả công mà còn biết thêm về hình thức “đóng băng”. Nếu như có nhiều tình nguyện viên thích thú với hình thức này, họ có thể áp dụng nó để nói về nhiều vấn đề xã hội khác. Việt Nam đang trở thành một quốc gia cực kỳ năng động và bận rộn, do đó một nhóm người bỗng dưng “đóng băng” chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều người khác.
Trong khuôn khổ chiến dịch Bình đẳng giới và phụ nữ với những công việc không được trả công, buổi biểu diễn Feezing đã diễn ra với 25 nghệ sỹ đến từ Nhà hát Tuổi trẻ và 150 tình nguyện viên. Sự kiện Feezing diễn ra ngày 25/11 tại Trung tâm thương mại Vincom đã đem đến những trải nghiệm thú vị cho những người có mặt. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa của Trung tâm Csaga nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ và trẻ em gái.
Chủ đề của buổi biểu diễn là: "Dừng một phút… để nghĩ về những công việc không được trả công và bạo lực gia đình đối với phụ nữ", “ Bạo lực đâu phải sức mạnh đàn ông” và “ Chia sẻ để yêu thương”.
Tham gia buổi biểu diễn này, các tình nguyện viên tái hiện lại những hành động bạo lực, những khoảnh khắc đau khổ của những người phụ nữ phải chịu đựng bạo lực gia đình. Đây là cơ hội rất tốt để mỗi chúng ta tự chiêm nghiệm, tự nhìn lại bản thân để thấu hiểu và sẻ chia những đau khổ thiệt thòi của người phụ nữ do những hành động bạo lực trong gia đình gây ra.
Sự kiện thu hút sự quan tâm đặc biệt của hàng ngàn người tại Trung tâm thương mại Vincom. Đa số người chứng kiến đều tỏ ra thích thú với hoạt động biểu diễn độc đáo này. Đây là hình thức nghệ thuật khá phổ biến trên thế giới nhưng lần đầu tiên được biểu diễn tại Việt Nam. Jiri Pari là người đưa ra ý tưởng thực hiện buổi trình diễn này tại Việt Nam. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với anh Jiri Pari để hiểu rõ hơn về sự kiện feezing đặc sắc này:
Cơ duyên nào, lý do nào mà anh biết về Feezing và muốn đưa nó đến Việt Nam? Nó được áp dụng trên thế giới như thế nào (list ra sự hiện diện của feezing ở các nước như thế nào? tác động và hưởng ứng của xã hội ra sao?
Tôi biết đến sự kiện Feezing vài năm trước khi nó trở nên rất nổi tiếng trên Youtube. Video thành công trên phạm vi toàn cầu quay tại một ga điện ngầm rất đông đúc tại New York. Trong clip này, các tình nguyện viên đột nhiên “đóng băng” cùng một thời điểm vào buổi sáng. Điều này khiến rất nhiều người đi làm buổi sáng thấy ngạc nhiên, chắc hẳn điều đó sẽ khiến họ thích thú cả ngày sau đó. Nhưng việc đóng băng còn chỉ cho họ thấy tất cả chúng ta đều đang hối hả làm sao, nếu chúng ta không dừng lại để ngó nhìn mọi thứ xung quanh, thì chúng ta sẽ trở nên căng thẳng và lúc nào cũng vội vã.
Từ lúc màn trình diễn này thành công ngoài sức tưởng tượng, nó đã lan truyền như một hiệu ứng ra các thành phố lớn khác, nơi rất nhiều tình nguyện viên tổ chức các sự kiện thú vị, chẳng hạn như sự kiện ở khu mua sắm tại Berlin hay tại quảng trường đông đúc ở Paris.
Mục đích chính của Feezing là như thế nào? Nó phù hợp ra sao khi tác động tới các vấn đề xã hội tại Việt Nam? Khi áp dụng feezing để truyền tải thông điệp về bạo lực gia đình và sự chia sẻ việc nhà giữa phụ nữ và nam giới tại Việt Nam trong sự kiện vừa tổ chức, một số cảm nhận, đánh giá của anh?
Những sự kiện trong quá khứ đơn thuần là kích thích công chúng, khiến họ tò mò và thích thú, tôi chợt nghĩ rằng ngay tại Việt Nam, chúng ta có thể tổ chức feezing (“đóng băng”) để nâng cao nhận thức của cộng đồng về một vấn đề xã hội nóng hổi – bạo lực gia đình. Chúng tôi hy vọng rằng qua sự kiện này, chúng tôi có thể thu hút sự chú ý của công chúng với sự thực rằng: hơn một nửa phụ nữ Việt Nam phải chịu bạo lực gia đình ở một hình thức nào đó. Sau đó, chúng tôi còn thêm một thông điệp quan trọng về sự chia sẻ việc nhà giữa phụ nữ và nam giới.
Phụ nữ không chỉ làm công việc xã hội mà còn đảm nhiệm gánh nặng của công việc gia đình và chăm sóc con cái. Điều này giống như phụ nữ phải làm hai việc vất vả cùng một lúc và nó gây ra rất nhiều áp lực cho người phụ nữ. Do đó ngoài việc đàn ông không được gây ra bạo lực, mà họ còn phải động viên, chia sẻ với vợ và bạn gái mình. Có thể điều này nghe hơi phi lý với một vài người đàn ông, nhưng tôi thực sự tin tưởng rằng việc chúng tôi làm sẽ giúp nhiều gia đình hạnh phúc hơn, và nhiều gia đình hạnh phúc thì cũng giúp xã hội phát triển thịnh vượng hơn. Như vậy, cuối cùng mọi người đều được hưởng lợi ích từ sự bình đẳng giữa nam và nữ.
Anh có sáng kiến, gợi ý gì cho việc áp dụng loại hình nghệ thuật này cho các vấn đề xã hội khác?
Chúng tôi hy vọng rằng đoạn video mà chúng tôi tạo ra sẽ trở thành một hiện tượng, và mọi người sẽ chia sẻ nó đến bạn bè và người thân của mình. Bằng cách này, chúng ta không chỉ biết nhiều hơn về bạo lực gia đình và các công việc không được trả công mà còn biết thêm về hình thức “đóng băng”. Nếu như có nhiều tình nguyện viên thích thú với hình thức này, họ có thể áp dụng nó để nói về nhiều vấn đề xã hội khác. Việt Nam đang trở thành một quốc gia cực kỳ năng động và bận rộn, do đó một nhóm người bỗng dưng “đóng băng” chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều người khác.
Khánh Thảo
-
Đời sống1 giờ trướcKhái niệm "girl’s girl" ngày càng phổ biến và được nhiều người tìm kiếm, nhưng "girl’s girl" là gì và tại sao đó là hình mẫu mà nhiều cô gái muốn trở thành?
-
Đời sống1 giờ trước“Nỗi buồn và sự khổ đau không giết chết được ta. Nhưng bản thân ta sẽ chết dần chết mòn, thậm chí tìm đến điều dại dột vì tự đẩy mình chết chìm trong đau khổ”, chị Hà Thị Hương * (54 tuổi, kinh doanh ngành làm đẹp) chia sẻ.
-
Đời sống3 giờ trướcDù món “quốc dân” này có mùi vị khá mạnh, không phải ai cũng dám thưởng thức, ngay cả với người Việt nhưng vị khách Tây này vẫn ăn ngon lành và liên tục dành lời khen.
-
Đời sống3 giờ trướcKhách dự đám cưới “được ăn, được nói, được gói mang về”. Ngoài ra, đám cưới của chú rể Bình Định còn có nhiều nghi thức lạ lẫm và thú vị.
-
Đời sống6 giờ trướcBên cạnh Labubu, "bé 3" Baby Three, "túi mù" hay "đập hộp mù"... liên tiếp trở thành hot trend gây sốt với các bạn trẻ, "đá thú cưng" cũng là món đồ đang được nhiều người trẻ Trung Quốc ưa chuộng và coi như thú cưng.
-
Đời sống7 giờ trướcChàng trai Bùi Đình Quảng (quê ở Bắc Giang) và cô gái Nguyễn Thị Ngọc Thơ (ở Hà Nội) cùng đến từ Học viện Hậu Cần tình cờ gặp nhau tại một ga tàu nhộn nhịp, để rồi khởi duyên, hẹn hò với sự tương đồng về ước mơ trở thành những quân nhân mẫu mực.
-
Đời sống7 giờ trướcNgoài màu đỏ đặc trưng của bản mệnh Hoả, những chủ nhân tuổi Bính Dần sinh năm 1986 còn hợp với rất nhiều màu sắc xe khác nhau như vàng, nâu hay xanh lá cây,...
-
Đời sống8 giờ trướcChẳng ai có quyền phán xét, đánh giá bạn, trừ khi bạn cho phép họ làm vậy với bạn! Tin tôi đi, bạn ổn mà!
-
Đời sống8 giờ trướcPhố cổ Hội An được bình chọn là một trong 25 thành phố tốt nhất thế giới, điều đó cho thấy sức hút của phố cổ chưa bao giờ "hạ nhiệt".
-
Đời sống10 giờ trướcỞ tuổi 49, con người cần tiến một bước mới để hiểu rõ vận mệnh và tìm thấy giá trị cuộc sống. Nếu vẫn bôn ba khắp nơi, họ có thể không đạt được sự thăng hoa trong đời sống và khó lòng nhận ra giá trị sống.
-
Đời sống10 giờ trướcPhotobooth, thường được gọi là chụp ảnh Hàn Quốc, từng nổi đình đám 15 năm trước rồi bị lãng quên dần, gần đây bỗng bùng nổ thành một "hot trend" trong giới trẻ.
-
Đời sống10 giờ trướcMẹ đẻ tặng con gái 1.000 cây vàng, cô dâu Thanh Hóa đeo “vàng lồng vàng”, hai họ tặng nhiều quà đến mức không kịp kiểm kê... là những đám cưới “gây bão” mạng xã hội năm 2024.
-
Đời sống22 giờ trướcThừa nhận món ăn ngon nhất khi thưởng thức nóng nên vị khách Hàn Quốc dù đổ nhiều mồ hôi vẫn thấy hạnh phúc, xuýt xoa khen và húp cạn cả nước sốt.
-
Đời sống1 ngày trướcĐến với Hàng Châu, dạo bước Tây Hồ, lắng nghe những câu chuyện tình "đẫm lệ", lại càng khiến cho phong cảnh nơi đây thêm phần thi vị.