Nhiều cha mẹ vô ý "đầu độc" con bằng thuốc cam

"Chưa bao giờ, Trung tâm phải điều trị cùng lúc nhiều trẻ bị ngộ độc chì đến vậy. Từ Tết đến nay đã có hơn 130 bé nhập viện, có đợt phải nằm ghép 23 trẻ một giường", tiến sĩ Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết.

"Chưa baogiờ, Trung tâm phải điều trị cùng lúc nhiều trẻ bị ngộ độc chì đến vậy. TừTết đến nay đã có hơn 130 bé nhập viện, có đợt phải nằm ghép 2-3 trẻ mộtgiường", tiến sĩ Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện BạchMai cho biết.

Thấy cậu contrai 13 tháng tuổi tự dưng không sốt nhưng ho, trớ, co giật cứng người, chịThủy (Hoài Đức, Hà Nội) vội vàng đưa con đi cấp cứu. Tại Bệnh viện Nhi Trungương, bé được chẩn đoán viêm màng não. Sau 10 ngày điều trị bé hết co giậtnhưng không tỉnh táo.

Không nhữngthế, kết quả xét nghiệm cho thấy hàm lượng chì trong máu đạt mức 81,6%. Ngaylập tức và bé được chuyển sang Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đểthải chì.

Nhiều cha mẹ vô ý "đầu độc" con bằng thuốc cam

Một trẻ bị ngộ độc chì do thuốc cam đang điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: N.P

Theo lời kểcủa chị Thủy, ở quê chị, gia đình nào có con nhỏ cũng mua thuốc cam cho uốngđể trẻ hay ăn, chóng lớn, khỏe mạnh... Cũng vì thế, ngay từ khi con mới được4 tháng tuổi, chị đã mua thuốc này về bồi bổ cho con, lớn hơn thì trộn cảvào cháo cho ăn.

"Thấy hàngxóm người ta cũng cho con uống thuốc cam mà có thấy ốm đau gì đâu nên mìnhmới thử. Ai ngờ lại thành đầu độc con mà chả biết con có khỏi bệnh đượckhông nữa", chị Thủy buồn bã nói.

Ngoài việcdùng thuốc cam để "bồi bổ", tại trung tâm cũng đang điều trị cho các bé bịngộ độc chì do dùng thuốc cam bôi, uống chữa loét miệng như trường hợp mộtbé 9 tháng tuổi ở An Tường, Vĩnh Phúc. Hiện bé vẫn lơ mơ chưa tỉnh.

Theo lời kểcủa gia đình, thấy con bị loét miệng, họ đi mua thuốc cam về để bôi và uống.Được 2 lần thì thấy con vẫn bình thường thế nhưng đến lần thứ 3 thì bé bắtđầu nôn trớ, co giật, phải đưa đi cấp cứu.

Tiến sĩ Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc,Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trẻ nhập viện vì ngộ độc chì do thuốc cam chủyếu dưới 3 tuổi, thậm chí có cả trẻ 1 tháng tuổi. Trong đó, nhiều nhất là ởBắc Giang, Hưng yên, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội, Hòa Bình, Thanh Hóa...

"Đợt nàođông có đến 9 - 10 trẻ nhập viện cùng một lúc. Dù trung tâm đã dành riênghẳn một phòng cho các bé, nhưng vẫn phải nằm ghép", tiến sĩ Duệ nói.

Cũng theo ông,chì là một chất cực độc, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ, nhất là trongtrường hợp ngộ độc cấp tính. Chì khó thải loại, khi vào cơ thể nó theo máuđến các cơ quan: gan, thận, não, tủy xương, dây thần kinh, cơ… khiến trẻ đaubụng, thiếu máu, suy nhược cơ bắp, suy thận, liệt chi, liệt mắt, mất tiếngnói. Sau đó, trẻ có thể co giật từng cơn, vì thế dễ nhầm với bệnh động kinh.Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ dễ hôn mê và tử vong.

Điều đáng nóilà thời gian điều trị cho các bệnh nhân bị ngộ độc chì rất lâu, có thể kéodài hàng năm trời. Thế nhưng những di chứng về thể chất và trí não thì khócó thể hồi phục được, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, tiến sĩ Duệ chobiết.

Trong khi đó,tình trạng sử dụng thuốc cam gây độc cho trẻ như thế này khá phổ biến. Vìthế, ông khuyến cáo cha mẹ cần thận trọng khi cho con dùng thuốc cam đặcbiệt không bao giờ dùng thuốc ở những người bán rong, bán ở chợ... Nhữngthuốc này không được kiểm nghiệm, không biết thành phần có gì, thậm chíkhông rõ nguồn gốc từ đâu.

Những cha mẹnào từng cho con uống thì nên đưa con đi xét nghiệm máu để xem có bị ngộ độcchì không.

TheoPhương Trang
VnExpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.