Nickname của bé: Mỗi ông bà mỗi kiểu

Hồi Trinh mang bầu, mẹ đẻ thấy con gái khổ sở vì phải đi chữa nấm mãi, bèn bảo: ‘Cháu ngoại của bà phải gọi là Nấm, để kỷ niệm ngày Nấm "hành" mẹ từ trong bụng’. Trước đó bố mẹ chồng Trinh, khi xem ảnh siêu âm thấy cháu bé ti ti như hạt ngô nên gọi luôn là: “Cháu Ngô, cháu Ngô”. Sau này khi con gái Trinh chào đời có tên là Quỳnh. Ở bên ông bà nội, cả nhà gọi Quỳnh là Ngô

Hồi Trinh mang bầu, mẹ đẻ thấy con gái khổ sở vì phải đi chữa nấm mãi, bènbảo: ‘Cháu ngoại của bà phải gọi là Nấm, để kỷ niệm ngày Nấm "hành" mẹ từtrong bụng’.

Trước đó bố mẹ chồng Trinh, khi xem ảnh siêu âm thấy cháu bé ti tinhư hạt ngô nên gọi luôn là: “Cháu Ngô, cháu Ngô”. Sau này khi con gái Trinhchào đời có tên là Quỳnh. Ở bên ông bà nội, cả nhà gọi Quỳnh là Ngô. Nhưnghễ sang chơi ông bà ngoại là bà ngoại lại gọi Nấm. Bà nội chẳng gọi Nấm theoý bà ngoại và ngược lại, bà ngoại cũng khăng khăng giữ quan điểm: “Ông bàbên đó gọi thế nào thì kệ. Bà ngoại cứ thích gọi là Nấm thôi”. Thế là bénghiễm nhiên có 2 tên gọi ở nhà. Được cái, ông bà nội – ngoại gọi tên gì béQuỳnh cũng thưa hết.

Cũng được ông bà nội – ngoại yêu quývà đặt cho hai cái nick khác nhau là bé nhà Nga (Cầu Diễn, Hà Nội). Ở vớiông bà nội, bé được gọi là Nghé Ọ (vì sinh năm trâu). Mỗi khi về ông bàngoại ở Hải Dương, bé lại được ông ngoại gọi là Vịt. Ông ngoại hay cười bảo:“Thì chả là Vịt trời yêu quý của ông là gì”. Ông ngoại gọi cháu là Vịt ngaytừ khi sinh ra nên bà ngoại và cô chú bác đằng ngoại cũng gọi bé nhà Nga làVịt. Còn ông bà nội và cô chú họ hàng bên nội thì gọi bé là Nghé Ọ. Vợ chồngNga gọi tên con theo kiểu “ngó mặt ông bà”: ở với ông bà nội thì gọi theocách ông bà nội, ở bên ngoại thì gọi cách ông bà ngoại hay gọi. Thế là “huềcả làng” vì ông bà bên nào cũng muốn đặt cho cháu cái tên ở nhà theo ý thíchcủa mình.

Nickname của bé: Mỗi ông bà mỗi kiểu
ảnh minh họa

Cùng cảnh có nick kép là bé An nhàThùy (Cầu Giấy, Hà Nội). Vợ chồng Thùy và con sống với ông bà ngoại nên ngaytừ khi chào đời, bà ngoại đã gọi yêu An là Rách (bà lý giải là cháu rất“rách việc”, toàn khóc lóc, kêu gào lúc cả nhà đang ngủ hoặc bắt bà bế ẵm cảngày khiến bà muốn đi vệ sinh cũng khó). Còn ông bà nội quê ở Phú Thọ vì đãcó người anh họ sinh cùng năm nhưng trước vài tháng gọi là Gấu nên thích gọicháu là Hổ cho “hợp đôi” với anh.

Còn nhà Trang (quận Thanh Xuân, Hà Nội) do bé lớn có tên gọi là Mít rồi nêntừ hồi bầu bé thứ hai, cả nhà chồng đã gọi luôn là Chuối. Ông bà ngoại ởhuyện Đông Anh (Hà Nội) lại thích gọi cháu là Khoai (vì bà ngoại mong cháutròn lẳn, khỏe mạnh như... củ khoai ông bà vẫn trồng). Ông bà ngoại còn bảođặt tên xấu cho dễ nuôi nên hay gọi cháu Khoai kèm “thối” là “Khoai thối”,“Khoai thúi”. Giờ, Khoai (hay Chuối cũng thế) nhà Trang đã được hơn 1 tuổi,“trộm vía” khỏe mạnh, nhanh nhẹn và là niềm vui lớn nhất của bố mẹ, ông bà.Buồn cười nhất là mỗi khi có ai trong nhà mời nhau ăn khoai hay ăn chuối là“bé nhà ta” quay ngay lại, tròn mắt nhìn vì tưởng gọi mình.

Theo Mevabe



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.