Nước mắt của nàng dâu may mắn có chồng và nhà chồng 'vàng mười'

Mắt chị cũng nhòe đi vì chị biết sẽ nhớ bố mẹ chồng, sẽ nhớ ngôi nhà chị thực sự coi là gia đình thứ 2 của mình...

Mắt chị cũng nhòe đi vì chị biết sẽ nhớ bố mẹ chồng, sẽ nhớ ngôi nhà chị thực sự coi là gia đình thứ 2 của mình...

Chị Hải sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo ở Tuyên Quang. Bởi gia đình khó khăn, bố mẹ mất sớm nên cuộc sống của chị gặp không ít khó khăn. Ngày đó, có những lúc chị đã khóc cạn nước mắt chỉ vì cảm thấy nhớ cha mẹ, cảm thấy mình cô độc trên đời. Nhiều đêm chị thèm một lần được sống trong gia đình ấm áp, hạnh phúc.

Dù vất vả, nhưng chị chưa một lần từ bỏ ước mơ. Vừa học, vừa làm thêm nhiều lúc khiến chị cảm thấy kiệt sức. Nhưng chị luôn tự nhủ phải cố gắng, có như thế bố mẹ chị ở dưới suối vàng mới yên tâm, thanh thản.

Rồi khi chới với trong cuộc sống chị gặp anh - một anh chàng trai cùng quê. Anh học chuyên nghành tài chính, còn chị đang học trường Cao đẳng Y dược. Anh hiền lành, ít nói nhưng rất thấu hiểu chị. Trong suốt thời gian yêu nhau, anh chăm sóc chị từng tí một.

Chị Hải chia sẻ: “Mình có cảm tình với anh ấy từ ngày đầu mới gặp. Nhưng vì mình lớn tuổi hơn và có chút rào cản trong suy nghĩ nên khi anh ngỏ lời dù yêu nhưng mình không dám nhận lời. Còn anh, thấy vậy vẫn không ngừng theo đuổi. Anh đưa đón mình đi học, rồi quan tâm chăm sóc. Cuối cùng mình nhận ra không thể sống thiếu anh được”.

Cũng theo chị Hải sau khi hai người chính thức yêu nhau, chị không còn phải đi làm thêm nữa. Chị nghỉ hẳn công việc tập trung học hành. Tiền học hành mỗi tháng anh đều đứng ra đóng giúp chị. Với anh, chỉ cần chị luôn vui vẻ, thoái mái là anh hạnh phúc.

 - Ảnh 1

Đặc biệt, từ ngày chị bầu bí bà luôn chu đáo chuẩn bị đồ ăn thức uống mỗi khi con dâu nghén (Ảnh minh họa).

Anh ít hơn chị 2 tuổi. Anh sinh năm 1988, còn chị sinh năm 1986. Mới đầu yêu nhau, chị vẫn xưng chị với anh: "Vì quen miệng xưng chị nên rất khó khi để chuyển sang gọi anh em. Mãi tới sau này khi cưới nhau, chị mới gọi anh bằng anh. Giờ nhớ lại cảm giác ngày xưa “chị yêu em’ vẫn thấy bồi hồi. Vừa lạ lạ vừa thấy mình ngố".

Sau hơn 1 năm yêu nhau, anh mời chị về nhà chơi. Lần đầu tiên về nhà anh, chị cảm nhận được sự ấm áp của một gia đình thực sự. Chị thấy vùng quê anh yên ả, thanh bình. Mọi thứ ở đây rất đỗi gần gũi, thân thương. Cũng sau đó không lâu, gia đình anh mang trầu cau sang làm lễ ăn hỏi. Thế là hơn 6 ngày sau đám cưới diễn ra.

Bởi cưới chồng khi đang đi học nên mọi nghi thức chuẩn bị đám cưới rất nhanh và cập rập. Chị còn chẳng kịp học giáo lý hôn nhân, ảnh cưới cũng tới hôm rước dâu mới mang về. Khi nhìn thấy cô dâu chú rể xuống xe, ai cũng thở phào nhẹ nhõm, bởi nếu đám cưới mà vắng cô dâu chú rể nào còn ý nghĩa gì.

Chị chia sẻ: “Đến ngày cưới rồi mà 2 vợ chồng vẫn còn đang ở trên trường để trả nợ môn thi. Mãi tới chiều mới nhà ai người ấy về. Mình nhớ nhất hôm đó, 2 vợ chồng chụp ảnh cưới trên. Tới hôm cưới thì mỗi đứa cầm 1 cái ảnh cưới về. Về nhà thì đám cưới linh đình, khách khứa đến đông đủ. Khi đó, cô dâu chú rể mới lò dò đến ngoài cửa. Tới 11h đêm hôm đó gia đình anh lên đón dâu”.

Ngay khi nhìn thấy nhà trai, chị đã rớt nước mắt. Chẳng ngờ chị đã chính thức về chung một mái nhà với anh. Chị đã khóc ngon lành trong vòng tay anh khiến ai cũng mừng cho anh chị.

Chị có mẹ chồng khá tâm lý. Bởi khi biết con dâu từ nhỏ sống thiếu hơi ấm của cha mẹ, nên trong cuộc sống thường ngày, mẹ chồng chị luôn nhẹ nhàng, tâm lý. Bà không bao giờ quát mắng hay trách móc mỗi khi con dâu làm sai.

Đặc biệt, từ ngày chị bầu bí, bà luôn chu đáo chuẩn bị đồ ăn thức uống mỗi khi con dâu nghén. Có hôm nửa đêm, bà gõ cửa hỏi con dâu thèm gì.

Vốn thèm khoai nướng nhưng chị không dám nói. Chỉ tới khi chồng chị nói bà mới vội vàng soi đèn ra vườn tìm khoai. Cũng may luống khoai lang đến độ thu hoạch, nên bà lấy cho chị được mấy củ.

 - Ảnh 2

Mắt chị cũng nhòe đi vì chị biết sẽ nhớ bố mẹ chồng, sẽ nhớ ngôi nhà chị thực sự coi là gia đình thứ 2 của mình... (Ảnh minh họa).

Còn bố chồng cũng tuyệt vời tới mức khiến chị bao lần cảm động. Nhiều hôm chị ngồi rửa bát cạnh giếng, thấy chị ngồi không vững ông đi tìm mua gỗ đóng chiếc ghế nhỏ chắc chắn cho con dâu ngồi. Thậm chí, sáng nào ông cũng lên thực đơn để tẩm bổ cho con dâu. Sợ chị chán ăn ông còn hỏi "Hôm nay con thích ăn luộc hay xào để bố làm?".

Thấy tình cảm bố mẹ chồng sâu nặng, chị không ngừng cố gắng. Những khi ông bà vắng nhà chị tranh thủ giặt quần áo, rửa bát đỡ đần bố mẹ chồng một số việc nhỏ. Tuy thế, thấy chị làm, ông bà liền cản "Con đang bầu nghỉ ngơi cho khỏe, để bố mẹ tranh thủ làm cho".

Ngày qua ngày, cứ 5 giờ sáng, bố mẹ chồng chị đã dậy lo cơm nước, lợn gà. Khi chị tỉnh giấc mọi việc đã xong xuôi. Chị chỉ mong sao thời gian qua nhanh, chị sớm sinh cháu để ông bà khuây khỏa, cũng để chị đỡ đần ông bà chút ít.

Rồi chị cũng sinh con và có con nhỏ. Hiện con gái chị đã hơn 1 tuổi. Khi hay tin chị đưa cháu về thành phố học hành, chăm sóc ông bà không khỏi rơi nước mắt vì thương con thương cháu. Mắt chị cũng nhòe đi vì chị biết sẽ nhớ bố mẹ chồng, sẽ nhớ ngôi nhà chị thực sự coi là gia đình thứ 2 của mình...

 Theo NĐT


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.