Nguồn gốc, ý nghĩa và phong tục của ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ là ngày lễ quan trọng trong năm, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Tết Đoan Ngọ không chỉ là ngày lễ truyền thống đơn thuần, mà còn mang trong mình nhiều câu chuyện và ý nghĩa rất hay về phong tục và truyền thống của người dân Việt Nam.

Nguồn gốc của ngày Tết Đoan Ngọ 

Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là tết Đoan Dương, được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. Đây là một ngày tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc. "Đoan" có nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều, ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ tức là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất. Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ Tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Nguồn gốc, ý nghĩa và phong tục của ngày Tết Đoan Ngọ-1

Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là tết Đoan Dương, được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. (ảnh internet)


Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam bắt nguồn từ sự tích về Đôi Truân. Tương truyền, vào một ngày sau vụ mùa, người nông dân tổ chức ăn mừng vì mùa màng bội thu. Tuy nhiên năm đó, vào đầu tháng 5 Âm lịch, sâu bọ lại kéo đến nhiều, ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch.

Người dân đau đầu không biết phải làm thế nào để giải quyết vấn nạn sâu bọ, bỗng có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng, mỗi nhà lập một đàn cúng gồm có trái cây, bánh tro, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Người dân làm theo và chỉ một lúc sau, lũ sâu bọ té ngã rũ rượi.

Ông lão còn dặn thêm, hằng năm vào đúng ngày này, cứ làm theo những gì mà ông nói sẽ trị được lũ sâu bọ. Dân chúng biết ơn, định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, người dân gọi ngày này là ngày "giết sâu bọ" hay có người gọi là "Tết Đoan Ngọ" vì giờ cúng thường là vào giờ Ngọ.

Nguồn gốc, ý nghĩa và phong tục của ngày Tết Đoan Ngọ-2

Ảnh Vĩnh Quyên 


Tết Đoan Ngọ 2022 (ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch) sẽ rơi vào thứ Sáu ngày 3/6/2022. 

Ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ

Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 Âm lịch rất được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Khá nhiều tục lệ cổ truyền trong dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 Âm lịch vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay. Tết Đoan Ngọ là cái Tết sum họp đầm ấm và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân... vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về đoàn tụ cùng gia đình.

Nguồn gốc, ý nghĩa và phong tục của ngày Tết Đoan Ngọ-3

Người ta tin rằng dùng một số loại thức ăn có thể giết chết được sâu bọ, trong đó, nhiều nhất là cơm rượu nếp để giết giun sán và một số loại trái cây như vải, mận Bắc, táo.... Vào ngày Tết Đoan Ngọ, mọi nhà chuẩn bị vật phẩm cúng tổ tiên. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu.

Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro... để diệt trừ sâu bọ, xua đuổi hết bệnh tật.

Ngoài ra, tuỳ từng địa phương lại có thêm những tục lệ khác nhau trong ngày Tết Đoan Ngọ như tắm nước thơm, tắm biển, hái lá, trong ngày này, mọi người thường mua lá mùi về tắm để phòng bệnh và tẩy trừ "sâu bọ". Các vùng ven biển thì thường đúng giờ Ngọ đi tắm biển. Ngoài ra, theo phong thủy, đây là ngày khí dương mạnh nhất trong năm, người ta thường cúng lễ để cầu an, các loại cây lá hái trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên các thầy thuốc thường lên núi hái thuốc trong dịp Đoan Ngọ. 

Một số kiêng kị không nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ

1.  Không soi gương sau nửa đêm

Dân gian quan niệm rằng sau 12h đêm mùng 5/5, âm khí hoạt động mạnh mẽ nên tuyệt đối không nên soi gương hay chụp ảnh trước gương tránh dẫn dụ tà khí ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và có thể xảy ra những hiện tượng khó lý giải.

2. Tránh dừng chân nơi âm u

Vào ngày này ông bà thường dặn các thành viên trong gia đình khi ra khỏi nhà thì không nên dừng chân ở những nơi âm u, thiếu sáng nhiều tà khí như nghĩa trang, bệnh viện, nhà tang lễ,... vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. 

3. Tránh làm rơi hay mất tiền

Theo quan niệm từ xưa, việc mất tiền vào ngày tết mùng 5/5 bị xem như tự đánh rơi tài lộc của mình, khiến t vận đi xuống. Vì vậy khi đi ra ngoài, bạn hãy chú ý tư trang cá nhân tránh làm rơi, mất nhé.

4. Kiêng để dép lộn xộn

Giày dép trong tiếng Hán đồng âm với từ "tà", nếu để lộn xộn sẽ dễ chiêu dụ tà khí. Vì vậy hãy chú ý sắp xếp giày dép gọn gàng tránh ảnh hưởng đến đường tài lộc và tình duyên.

Theo Mộc - VietNamNet (tổng hợp)


Tết Đoan Ngọ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.