Tôi đã tìm thấy CHÌA KHÓA để sống không mệt mỏi, trưởng thành rồi mới hiểu vì sao bố mẹ năm xưa lại hay than vãn như vậy!

Con người vì sao lại mệt mỏi thế nhỉ? Cuối tuần nọ, tôi âm thầm quan sát một ngày của mẹ và đã hiểu ra nguyên nhân do đâu.

Vì sao con người lại mệt mỏi nhỉ?

1. Trẻ vô tư, lớn rồi mới biết: Mệt mỏi là chuyện thường tình!

Thuở nhỏ, mỗi lần đến giờ cơm tối, bố luôn châm một điếu thuốc, cầm tờ báo, ngước đầu nhắc nhở mẹ: "Đừng lải nhải, để tôi nghỉ một chút".

Mà những lần như vậy, lửa giận trong mẹ càng bùng cháy, tô bát dọn lên bàn va chạm nghe chói tai hơn: "Mệt mệt mệt, ai lại không mệt? Ngày nào tôi cũng làm này làm kia không ngơi tay...".

Kế tiếp là một màn quen thuộc, mẹ bắt đầu kể những việc đã làm trong ngày, nào là chăm sóc con cái và cha mẹ già, nấu cơm giặt đồ... Nói chung chuyện gì trong nhà này đều tới tay bà.

Còn bố tôi thì sao? Ông im lặng, rồi chuyện gì đến cũng đến. Một trận cãi vã không hồi kết, thậm chí còn "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay".

Dần dà, chị em chúng tôi đã quen với nỗi sợ này. Chúng tôi chỉ biết co ro cúm rúm, trốn vào phòng, bò lên giường, phủ chăn kín mít, người run lên từng hồi cho đến lúc ngủ thiếp đi.

Tôi đã tìm thấy CHÌA KHÓA để sống không mệt mỏi, trưởng thành rồi mới hiểu vì sao bố mẹ năm xưa lại hay than vãn như vậy!-1

Có một lần, em gái hỏi tôi: "Sao con người lại mệt mỏi thế chị nhỉ?".

Câu hỏi của em trùng hợp với những gì mà tôi đang đau đáu, suy nghĩ rất nhiều nhưng không có đáp án.

Thật vậy! Con người vì sao lại mệt mỏi thế nhỉ?

Mang theo câu hỏi này, cuối tuần nọ, tôi âm thầm quan sát một ngày của mẹ.

Sáng sớm, bà thức dậy nấu ăn, vừa dọn dẹp vừa càm ràm số thức ăn hôm qua đã bị thiu.

Sau giờ cơm, rửa bát, giặt đồ, một bên quét sân một bên chỉ trích cách đối xử của bố với mẹ.

10h30 sáng, mẹ bắt đầu đi chợ nấu cơm, sẵn tiện ghé qua nói chuyện phím với cô hàng xóm, than vãn rằng số bà khổ, lấy phải người chồng không tốt.

Ngủ trưa nửa tiếng, ra vườn trồng rau, tưới nước, giặt chăn gối...

Tối đến, kiểm tra bài tập của tôi, sai một lỗi lại mắng một câu, hỏi về bài kiểm tra được bao nhiêu điểm. Mỗi lần điểm thấp thì đương nhiên chuẩn bị tinh thần nghe bà nổi trận lôi đình.

Lúc ấy, tôi vẫn không hiểu vì sao mẹ lại mỏi mệt. Một ngày mẹ chẳng làm chuyện gì nặng nhọc cả, thế thì có gì phải mệt?

Giống như vậy, tôi cũng không hiểu vì sao bố lại mệt? Ngồi văn phòng, cả ngày uống trà nhìn tài liệu, có gì phải mệt?

Đến khi tốt nghiệp, đi làm, có gia đình, tôi mới hiểu: Thì ra tất cả sự mỏi mệt của người trưởng thành đều do mình tạo nên!

2. Căn nguyên của mỏi mệt: Không biết chuyên tâm vào hiện tại!

Tôi đã tìm thấy CHÌA KHÓA để sống không mệt mỏi, trưởng thành rồi mới hiểu vì sao bố mẹ năm xưa lại hay than vãn như vậy!-2

Ngồi trên văn phòng, điều tôi nghĩ đến không phải công việc, mà là hôm nay con đã uống loại sữa gì? Mấy ngày rồi không đi ngoài? 

Ngồi trên văn phòng, tôi bồn chồn vì chồng không trả lời tin nhắn. Rốt cuộc anh đang bận cái gì? 

Có thể nói, khi làm việc, trái tim của tôi phân thành nhiều mảnh. Chồng, con, bố mẹ ruột, bố mẹ chồng, vệ sinh trong nhà, lại còn thêm công việc... Mệt đến mức chẳng muốn động đậy.

Nói tóm lại, tôi làm chuyện gì cũng không thể chuyên tâm cho hiện tại, luôn bị phân tâm, đầu óc rối loạn, đến mức nhiều lúc còn khó thở, chỉ muốn buông xuôi tất cả.

Đến đây tôi mới hiểu, vì sao khi xưa bố mẹ lại mệt đến thế: Nghĩ quá nhiều là nguyên nhân chính của trạng thái tiêu cực này.

Kẻ tàn nhẫn với bản thân không phải là người khác mà là chính mình. Mỗi ngày chúng ta đều tự trói buộc bản thân vào vòng xoáy tiêu cực và bí bách, đã vậy còn oán than số phận hẩm hiu, ông trời bất công.

3. Buông bỏ tất cả mới có thể tự tại!

Tôi đã tìm thấy CHÌA KHÓA để sống không mệt mỏi, trưởng thành rồi mới hiểu vì sao bố mẹ năm xưa lại hay than vãn như vậy!-3

 

Ban đầu, tôi thật sự nghi ngờ với cách nói này: Buông bỏ hết, vậy thì con cái ai chăm, công việc ai làm, gia đình ai lo? 

Song, tôi cũng thử "buông bỏ" một chút.

Con khóc, tôi không dỗ, thế là phát hiện chồng chủ động đến dỗ thay tôi.

Nhà cửa bừa bộn, tôi không màng quan tâm, chồng cũng chủ động quét dọn.

Nhưng công việc thì tôi lại không dám buông hết, vì sẽ mất đi thu nhập.

Đến khi nghĩ mọi chuyện theo hướng tích cực, tôi cảm thấy bản thân lại mệt mỏi hơn trước. Vì sao vậy nhỉ?

Và rồi tôi mới hiểu: Buông bỏ, không phải là buông hết, rũ bỏ trách nhiệm, mà là buông bỏ trong tâm.

Chìa khóa của chân lý này chính là: Tập trung vào hiện tại, sống cho hiện tại, sống trọn từng phút giây.

Đến công ty, chỉ chuyên tâm làm việc, không nghĩ đến chuyện khác. Bên cạnh gia đình, không bàn tán chuyện công việc, chăm chú lắng nghe và chia sẻ.

Thử tưởng tượng xem, đang bận rộn với khách hàng và giấy tờ mà lại nghĩ đến chuyện gia đình, hiệu suất có chất lượng không? Hay đang ngồi cùng gia đình, đang chơi đùa với con, bạn đột nhiên mở máy tính ra làm việc, người nhà, con cái có cảm thấy thất vọng không?

Hãy tập trung vào chuyện đang làm, không phân tâm cũng không chểnh mảng. Rèn luyện được khả năng này, mệt mỏi dần tan biến, ánh sáng lộ dần sau áng mây trôi. Hạnh phúc không còn là chuyện xa xỉ.

 

 

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/toi-da-tim-thay-chia-khoa-de-song-khong-met-moi-truong-thanh-roi-moi-hieu-vi-sao-bo-me-nam-xua-lai-hay-than-van-nhu-vay-22202298235952821.htm

bố mẹ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.