Xương đau khớp mỏi do giày dép

Giày dép cần phù hợp với cấu trúctừng cơ thể. Nếu chỉ chạy theo thời trang mà chọn giày dép không thích hợp, cóthể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bàn chân, thậm chí cả cột sống và cáckhớp khác ở chân như gối và háng.

Giày dép cần phù hợp với cấu trúctừng cơ thể. Nếu chỉ chạy theo thời trang mà chọn giày dép không thích hợp, cóthể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bàn chân, thậm chí cả cột sống và cáckhớp khác ở chân như gối và háng.

Một số chứng đau nhức do giàydép

Từ lâu trong y học người ta đãbiết đến nhiều chứng đau nhức liên quan tới giày dép.

Đau ngón chân: một số giày mũinhọn và chật có thể tạo ra biến dạng ngón quặp. Từ đó tạo ra các cục chai trênngón chân làm khó chịu và đau nhức. Nó còn gây biến dạng ngón cái vẹo ngoài hayngón út vẹo trong, chồng ngón.

Đau chỏm xương bàn: bề ngang mũigiày hẹp không vừa bàn chân có thể gây ra hội chứng Morton gây tê và đau chỏmxương bàn 3, 4. Thông thường hơn là tạo ra cục chai nằm hai bên chỏm xương bàn 5(ngón út) hay ngón 1 (ngón cái). Các cục chai này rất đau và có thể bị loét docọ xát với thành giày.

Xương đau khớp mỏi do giày dép

Ảnh SGTT

Đau gót và gan bàn chân do tìnhtrạng viêm cân gan chân (gai xương gót), thường gặp ở người có bệnh thấp khớp,hoặc hoạt động mạnh như vận động viên, công nhân khuân vác, làm việc đòi hỏiđứng lâu, đi nhiều. Giày không có đế êm ở gót chân, gót quá cao hay quá thấp đềukhông phù hợp. Biết chọn giày đúng cách sẽ giúp bàn chân bớt áp lực do công việcđòi hỏi.

Đau cổ chân: thường gặp nhất làchấn thương lật cổ chân hay trẹo bàn chân. Đa số là bong gân, nghĩa là bị tổnthương dây chằng và bao khớp cổ chân. Nó có thể ở phía bên mắt cá ngoài hay mắtcá trong. Tuỳ theo mức độ tổn thương mà gây đau nhiều hay ít. Thường triệu chứnglàm bệnh nhân lo lắng không phải là đau, mà là thấy sưng quanh mắt cá kéo dàisau chấn thương trên một tháng vẫn chưa xẹp.

Đau lan từ bàn chân lên vùng gốihay đùi: thường là những cơn đau do hệ thống tĩnh mạch bị suy yếu (giãn tĩnhmạch) hay gân cơ bị căng kéo lâu ngày, xảy ra ở những người mang giày dép quácao hay quá chật kéo dài. Một số người do nghề nghiệp phải ép mình sửa dáng đi,dáng đứng, trang phục không phù hợp với cơ thể cũng có thể gây ra những cơn đaunhư vậy (lắm khi được chẩn đoán là viêm thần kinh toạ bởi tạo ra bệnh cảnh giốnghệt).

Hội chứng ống cổ chân: xuất hiệnkhi có sự chèn ép thần kinh trong ống cổ chân. Tình trạng này biểu hiện bằng sựđau nhức và tê, dị cảm dưới gan chân. Đau thường lan từ cổ chân đến chỏm xươngbàn hay ngón chân. Đau tăng lên khi mang giày, đứng lâu, đi nhiều.

Hội chứng Morton: tình trạng đaunhức ngón chân, thường là ngón 2, 3, 4 do các nhánh thần kinh đi giữa hai xươngbàn bị chèn ép, đôi khi có thể hình thành một khối u sợi thần kinh (neuroma).Người bệnh đau nhiều hơn khi mang giày và chỉ rõ được vị trí đau.

Chọn giày thế nào cho phù hợp?

Các tiêu chuẩn chung: giày vừaphải đủ cứng để bảo vệ lòng bàn chân, vừa có độ dẻo để bàn chân có thể cử độnglinh hoạt. Vật liệu tự nhiên ít gây dị ứng hơn vật liệu tổng hợp. Gót giày càngrộng bước đi càng vững chắc. Trọng lượng cơ thể càng lớn, chân đế gót giày phảicàng rộng. Đi giày gót nhọn dễ té nên tuyệt đối không dùng cho trẻ em. Đế giàycần có đặc tính: cứng (để bảo vệ gan chân), dẻo (để chuyển động nhịp nhàng vớibàn chân), mềm (để không tạo sừng hoá da gan chân), không thấm nước… Mũi giàykhông nên quá bằng phẳng mà thường chếch nhẹ lên để giảm áp lực lên đầu các ngónchân…

Tuỳ công việc và địa hình dichuyển mà lựa chọn loại giày có chức năng phù hợp:

Công việc văn phòng: ngồi lâu nênmang giày nhẹ, dễ mang dễ tháo. Nếu phải đi lại, lên xuống thang lầu nhiều thìkhông nên mang giày chật, giày gót cao và nhọn. Đế dẻo tốt hơn đế cứng, cao 3 –7cm. Mặt trong giày có lớp lót êm.

Lao động ngoài trời hay dã ngoại:để leo trèo nên mang giày vải, gót bằng, đế dẻo, nhám để bàn chân linh hoạt cửđộng và tăng độ bám. Địa hình đường dài, gồ ghề nên mang giày đế cứng có độ vòmcạnh trong tốt, gót bản rộng. Miệng giày cao trên mắt cá giúp bảo vệ cổ chân. Đếcó gai hay giác hút giúp tăng độ bám dính.

Chơi thể thao: mỗi môn cần mộtloại giày riêng, ví dụ giày đá banh, giày điền kinh, giày bóng rổ, giàytennis... Những loại giày này đã được nghiên cứu để cấu trúc phù hợp với vậnđộng của môn thể thao đó. Người chơi thể thao nghiệp dư thường xem đây là thúvui giải trí, ít ai chú ý mua đôi giày phù hợp vì ngại đắt tiền, chính vì thế màdễ bị chấn thương và đau nhức hơn vận động viên chuyên nghiệp.

Khiêu vũ dạ hội: vũ công, ngườimẫu thời trang, diễn viên sân khấu vì nghề nghiệp cần mang giày cao gót để tạodáng đi uyển chuyển và gợi cảm. Để làm giảm đi bất lợi, tốt nhất không đi nhanh,đứng lâu. Khi chấm dứt công việc phải chăm sóc bàn chân như xoa bóp, ngâm chânnước nóng, vận động liệu pháp.

Theo BS Huỳnh Bá Lĩnh
SGTT



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.