- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Harvard, bốn rưỡi sáng: 'Có thể sinh viên thức để chơi'
Anh Trương Phạm Hoài Chung hài hước nói Đại học Harvard sáng đèn lúc nửa đêm có thể do sinh viên còn vui chơi, chưa chịu đi ngủ.
Anh Trương Phạm Hoài Chung hài hước nói Đại học Harvard sáng đèn lúc nửa đêm có thể do sinh viên còn vui chơi, chưa chịu đi ngủ.
Nói về bài viết Harvard 4 rưỡi sáng đang gây xôn xao mạng xã hội, chuyên gia giáo dục Trần Đức Cảnh - tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế và Hành chính công tại Đại học Harvard - thẳng thắn cho rằng tác giả đã tạo ra cái nhìn sai lệch về ngôi trường này.
Người có hơn 10 năm làm công tác tư vấn cho Đại học Harvard trong công tác tuyển sinh hệ cử nhân cho rằng áp lực học tập tại trường lớn, nhưng chắc chắn không phải sinh viên nào cũng học thâu đêm suốt sáng, vào nhà ăn mang theo pizza và nước ngọt, vừa ăn vừa đọc sách.
Anh Trương Phạm Hoài Chung - người đang học chương trình thạc sĩ Chính sách và Quản lý giáo dục tại Đại Học Harvard - hài hước nói sinh viên trong trường nổi tiếng về những bữa tiệc. "Harvard sáng đèn lúc nửa đêm" có thể do các bạn còn vui chơi, chưa chịu đi ngủ.
"Những lúc này mới là thời điểm sinh viên trường giao lưu, xây dựng mối quan hệ. Biết đâu trong cuộc tán gẫu lại nảy ra ý tưởng tạo ra một start-up, tiền thân của Facebook, Instagram, Uber", anh Chung nhận xét.
Anh Trương Phạm Hoài Chung đang theo học chương trình thạc sĩ Chính sách và Quản lý giáo dục tại Đại Học Harvard. Ảnh: NVCC.
Harvard 4 rưỡi sáng: Không phải trường chúng tôi học
Anh Huỳnh Thế Du, thạc sĩ Quản lý công tại Đại học Harvard và lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Kiến Trúc Harvard, có nhiều năm học tập tại ngôi trường nổi tiếng nước Mỹ.
Anh Du ngạc nhiên vì "đọc bài viết mà tưởng nói về nơi nào đó chứ không phải trường mình". Với anh, Harvard không giống như bài viết mô tả.
"Tôi đã ăn ở Sanders Theater, nhà ăn được mô phỏng trong phim Harry Potter được nhắc tới trong bài viết, lần nào cũng thấy ồn ào do mọi người ăn uống, trao đổi, chuyện trò. Tất cả các nhà ăn khác tôi biết cũng như vậy. Thư viện chỉ đông đúc vào mùa thi, còn những thời điểm khác cũng vắng lắm".
Anh Trương Phạm Hoài Chung xác nhận thông tin này và nói thêm trường anh có khoảng 70 thư viện, chỉ có Lamont mở cửa 24/24 (trừ thứ sáu và thứ bảy).
Sinh viên Harvard có thể mượn sách về nhà nên thường không ngồi ở thư viện. Ngoài ra, nhiều môn học yêu cầu làm việc theo nhóm, bạn trẻ không thể vào thư viện trao đổi gây ồn ào.
"Thư viện chỉ kín chỗ vào tuần cuối cùng của học kỳ khi sinh viên ôn tập cho bài thi cuối khóa. Ở nhà ăn, có bạn ngồi một mình đọc sách, nhưng hầu hết tận dụng giờ ăn chung để thảo luận về những dự án học thuật, hoặc chỉ đơn thuần là gặp bạn bè sau những giờ học căng thẳng", anh Chung nói.
Cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Harvard thường xuyên có những hoạt động ngoại khóa cùng nhau. Trước đây, các bạn từng đón ca sĩ Mỹ Tâm sang thăm trường. Ảnh: NVCC.
Cũng theo người này, tinh thần Harvard là giáo dục toàn diện và khai phóng. Trường đầu tư nhiều vào hoạt động học thuật, ngoại khóa như thể thao, văn hóa, nghệ thuật...
Với quan điểm "học để thay đổi thế giới", sinh viên được tạo điều kiện để áp dụng sách vở vào thực tiễn, bằng cách tổ chức nhiều sự kiện có khách mời là doanh nhân, nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội, chính khách... tọa đàm, cũng như các cuộc thi về sáng tạo khởi nghiệp để người học biến ý tưởng của mình thành hiện thực.
"Ví dụ năm vừa rồi, Jack Ma đã đến trò chuyện với cả nghìn sinh viên. Cuộc thi 'President's Innovation Challenge' diễn ra hàng năm cho sinh viên thi đua tìm ra ý tưởng để làm thế giới vận hành tốt hơn", Trương Phạm Hoài Chung cho biết.
Một điều quan trọng mà nhiều người Việt đã và đang học tại Harvard đều đồng ý là đầu vào của trường tốt. Sinh viên xuất sắc, có thói quen tự học và nghiên cứu.
"Áp lực ở Harvard ở mức chịu đựng được. Cuộc sống của mình ở đây rất cân bằng. Ngoài việc đi học, làm bài đầy đủ, mình vẫn còn thời gian gặp gỡ bạn bè, tham gia sự kiện, dự án, hoạt động liên tục", anh Chung nhận xét.
Bài viết sai thông tin cơ bản
Nghiên cứu sinh Dương Tú, người đang theo học tiến sĩ tại Đại học KU Leuven (Bỉ), đã chỉ ra những chi tiết bất hợp lý trong cuốn sách Harvard 4:30am - Harvard Universitys Gift to Young People của tác giả Wei Xiuying (Trung Quốc).
Đơn cử là thông tin về số người của Harvard đoạt giải Nobel không chính xác. Con số trong bài viết là 33 trong khi chính xác là 48, chưa kể một giải Nobel Hòa bình năm 1985 được trao cho Hiệp hội Y sĩ quốc tế phòng ngừa chiến tranh hạt nhân do 4 bác sĩ của Harvard sáng lập.
Việc các thư viện của Harvard mở cửa thâu đêm suốt sáng theo anh là không có cơ sở. Đa số chỉ mở đến 16h - 17h, một số mở đến 22h. Chỉ riêng Lamont mở cửa liên tục 24h, nhưng chỉ trong một số thời điểm nhất định như trước các kỳ thi, còn bình thường thư viện này cũng đóng cửa lúc 17h.
Anh Dương Tú trong thư viện xuất hiện trong bài viết Harvard 4 rưỡi sáng, nhưng đây là thư viện công New York chứ không phải thư viện Đại học Harvard. Ảnh: NVCC.
Chi tiết “sinh viên trong 2 năm đầu phải hoàn thành chương trình học trọng tâm, từ năm thứ ba trở đi học các môn chuyên ngành” không đúng. Chương trình học của Harvard gồm các khóa học đại cương, chuyên ngành và tự chọn theo tỷ lệ tương đối 30/40/30 chứ không chia theo thời gian 2 + 2.
Đặc biệt, số liệu mỗi năm có 20% sinh viên Harvard bị lưu ban hoặc buộc thôi học là hoàn toàn sai. Tỷ lệ tốt nghiệp của sinh viên Harvard 98%, thuộc hàng cao nhất trong số các trường đại học ở Mỹ.
Anh Trần Đức Cảnh cho rằng có thể tác giả cuốn sách không thực sự sống ở Harvard mà chỉ được nghe kể nên ấn tượng về trường có phần tiêu cực.
Với anh, Harvard không buồn và tối tăm như vậy. Sinh viên ở đây phải nỗ lực, cạnh tranh một cách văn minh, rèn luyện kỹ năng để đạt được điểm số, công việc, luôn năng động giải quyết vấn đề, thẳng thắn đề xuất ý tưởng, đối mặt sự thay đổi liên tục của cuộc sống.
"Những kỹ năng, ý chí hay nghị lực này không thể thực hành ở thư viện hay nhà ăn được", anh Trần Đức Cảnh kết luận.
Nói về bài viết Harvard 4 rưỡi sáng đang gây xôn xao mạng xã hội, chuyên gia giáo dục Trần Đức Cảnh - tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế và Hành chính công tại Đại học Harvard - thẳng thắn cho rằng tác giả đã tạo ra cái nhìn sai lệch về ngôi trường này.
Người có hơn 10 năm làm công tác tư vấn cho Đại học Harvard trong công tác tuyển sinh hệ cử nhân cho rằng áp lực học tập tại trường lớn, nhưng chắc chắn không phải sinh viên nào cũng học thâu đêm suốt sáng, vào nhà ăn mang theo pizza và nước ngọt, vừa ăn vừa đọc sách.
Anh Trương Phạm Hoài Chung - người đang học chương trình thạc sĩ Chính sách và Quản lý giáo dục tại Đại Học Harvard - hài hước nói sinh viên trong trường nổi tiếng về những bữa tiệc. "Harvard sáng đèn lúc nửa đêm" có thể do các bạn còn vui chơi, chưa chịu đi ngủ.
"Những lúc này mới là thời điểm sinh viên trường giao lưu, xây dựng mối quan hệ. Biết đâu trong cuộc tán gẫu lại nảy ra ý tưởng tạo ra một start-up, tiền thân của Facebook, Instagram, Uber", anh Chung nhận xét.
Anh Trương Phạm Hoài Chung đang theo học chương trình thạc sĩ Chính sách và Quản lý giáo dục tại Đại Học Harvard. Ảnh: NVCC.
Harvard 4 rưỡi sáng: Không phải trường chúng tôi học
Anh Huỳnh Thế Du, thạc sĩ Quản lý công tại Đại học Harvard và lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Kiến Trúc Harvard, có nhiều năm học tập tại ngôi trường nổi tiếng nước Mỹ.
Anh Du ngạc nhiên vì "đọc bài viết mà tưởng nói về nơi nào đó chứ không phải trường mình". Với anh, Harvard không giống như bài viết mô tả.
"Tôi đã ăn ở Sanders Theater, nhà ăn được mô phỏng trong phim Harry Potter được nhắc tới trong bài viết, lần nào cũng thấy ồn ào do mọi người ăn uống, trao đổi, chuyện trò. Tất cả các nhà ăn khác tôi biết cũng như vậy. Thư viện chỉ đông đúc vào mùa thi, còn những thời điểm khác cũng vắng lắm".
Anh Trương Phạm Hoài Chung xác nhận thông tin này và nói thêm trường anh có khoảng 70 thư viện, chỉ có Lamont mở cửa 24/24 (trừ thứ sáu và thứ bảy).
Sinh viên Harvard có thể mượn sách về nhà nên thường không ngồi ở thư viện. Ngoài ra, nhiều môn học yêu cầu làm việc theo nhóm, bạn trẻ không thể vào thư viện trao đổi gây ồn ào.
"Thư viện chỉ kín chỗ vào tuần cuối cùng của học kỳ khi sinh viên ôn tập cho bài thi cuối khóa. Ở nhà ăn, có bạn ngồi một mình đọc sách, nhưng hầu hết tận dụng giờ ăn chung để thảo luận về những dự án học thuật, hoặc chỉ đơn thuần là gặp bạn bè sau những giờ học căng thẳng", anh Chung nói.
Cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Harvard thường xuyên có những hoạt động ngoại khóa cùng nhau. Trước đây, các bạn từng đón ca sĩ Mỹ Tâm sang thăm trường. Ảnh: NVCC.
Cũng theo người này, tinh thần Harvard là giáo dục toàn diện và khai phóng. Trường đầu tư nhiều vào hoạt động học thuật, ngoại khóa như thể thao, văn hóa, nghệ thuật...
Với quan điểm "học để thay đổi thế giới", sinh viên được tạo điều kiện để áp dụng sách vở vào thực tiễn, bằng cách tổ chức nhiều sự kiện có khách mời là doanh nhân, nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội, chính khách... tọa đàm, cũng như các cuộc thi về sáng tạo khởi nghiệp để người học biến ý tưởng của mình thành hiện thực.
"Ví dụ năm vừa rồi, Jack Ma đã đến trò chuyện với cả nghìn sinh viên. Cuộc thi 'President's Innovation Challenge' diễn ra hàng năm cho sinh viên thi đua tìm ra ý tưởng để làm thế giới vận hành tốt hơn", Trương Phạm Hoài Chung cho biết.
Một điều quan trọng mà nhiều người Việt đã và đang học tại Harvard đều đồng ý là đầu vào của trường tốt. Sinh viên xuất sắc, có thói quen tự học và nghiên cứu.
"Áp lực ở Harvard ở mức chịu đựng được. Cuộc sống của mình ở đây rất cân bằng. Ngoài việc đi học, làm bài đầy đủ, mình vẫn còn thời gian gặp gỡ bạn bè, tham gia sự kiện, dự án, hoạt động liên tục", anh Chung nhận xét.
Bài viết sai thông tin cơ bản
Nghiên cứu sinh Dương Tú, người đang theo học tiến sĩ tại Đại học KU Leuven (Bỉ), đã chỉ ra những chi tiết bất hợp lý trong cuốn sách Harvard 4:30am - Harvard Universitys Gift to Young People của tác giả Wei Xiuying (Trung Quốc).
Đơn cử là thông tin về số người của Harvard đoạt giải Nobel không chính xác. Con số trong bài viết là 33 trong khi chính xác là 48, chưa kể một giải Nobel Hòa bình năm 1985 được trao cho Hiệp hội Y sĩ quốc tế phòng ngừa chiến tranh hạt nhân do 4 bác sĩ của Harvard sáng lập.
Việc các thư viện của Harvard mở cửa thâu đêm suốt sáng theo anh là không có cơ sở. Đa số chỉ mở đến 16h - 17h, một số mở đến 22h. Chỉ riêng Lamont mở cửa liên tục 24h, nhưng chỉ trong một số thời điểm nhất định như trước các kỳ thi, còn bình thường thư viện này cũng đóng cửa lúc 17h.
Anh Dương Tú trong thư viện xuất hiện trong bài viết Harvard 4 rưỡi sáng, nhưng đây là thư viện công New York chứ không phải thư viện Đại học Harvard. Ảnh: NVCC.
Chi tiết “sinh viên trong 2 năm đầu phải hoàn thành chương trình học trọng tâm, từ năm thứ ba trở đi học các môn chuyên ngành” không đúng. Chương trình học của Harvard gồm các khóa học đại cương, chuyên ngành và tự chọn theo tỷ lệ tương đối 30/40/30 chứ không chia theo thời gian 2 + 2.
Đặc biệt, số liệu mỗi năm có 20% sinh viên Harvard bị lưu ban hoặc buộc thôi học là hoàn toàn sai. Tỷ lệ tốt nghiệp của sinh viên Harvard 98%, thuộc hàng cao nhất trong số các trường đại học ở Mỹ.
Anh Trần Đức Cảnh cho rằng có thể tác giả cuốn sách không thực sự sống ở Harvard mà chỉ được nghe kể nên ấn tượng về trường có phần tiêu cực.
Với anh, Harvard không buồn và tối tăm như vậy. Sinh viên ở đây phải nỗ lực, cạnh tranh một cách văn minh, rèn luyện kỹ năng để đạt được điểm số, công việc, luôn năng động giải quyết vấn đề, thẳng thắn đề xuất ý tưởng, đối mặt sự thay đổi liên tục của cuộc sống.
"Những kỹ năng, ý chí hay nghị lực này không thể thực hành ở thư viện hay nhà ăn được", anh Trần Đức Cảnh kết luận.
Theo Zing
-
Du học04/02/2020Nữ sinh ở Quảng Nam du học từ Vũ Hán trở về có kết quả âm tính với virus Corona. Bệnh nhân này chỉ bị cảm cúm thông thường.
-
Du học18/01/2020Hình ảnh học sinh giỏi ở Trung Quốc được tặng thịt lợn, cá,… thay vì đồ dùng học tập và tiền mặt đang nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng.
-
Du học27/11/2019Hồ Ngọc Trang - "bông hồng lai" Việt Nam - Hà Lan luôn khiến người đối diện xao xuyến bởi vẻ đẹp trong trẻo và nụ cười đốn tim
-
Du học24/11/2019Lượng sinh viên quốc tế đến học tập tại Mỹ đang ngày càng giảm xuống. Điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến các trường đại học và nền kinh tế nước này.
-
Du học01/11/2019"Có ngày mệt quá, tôi ngủ gục trong nhà vệ sinh. Đừng nói tôi nghỉ đi, nghỉ thì học phí, tiền sinh hoạt lấy ở đâu ra."
-
Du học18/09/2019Không chỉ có môi trường rộng lớn cùng trang thiết bị hiện đại, sinh viên Đại học Bangkok còn được diện những bộ đồng phục đẹp mắt ứng với từng ngành nghề.
-
Du học06/09/2019"Nếu bạn xin bản thân thêm 5 phút ngủ nướng vào buổi sáng, đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị trễ tàu, chậm xe, cũng như trễ luôn buổi học và đánh rơi kha khá kiến thức"
-
Giáo dục30/08/2019Hoàng gia Anh xác nhận thông tin Công chúa Charlotte sẽ học chung cùng anh trai trong trường có chi phí hơn 576 triệu đồng/năm.