- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hàng loạt sinh viên rơi vào "báo động đỏ"!
Các trường ĐH thực hiện xử lý với những sinh viên có kết quả học tập yếu kém, hàng ngàn sinh viên có nguy cơ thôi học ngay từ học kỳ đầu tiên
Mới đây, nhiều trường ĐH ở TP HCM đã công bố danh sách sinh viên (SV) bị buộc thôi học. Đáng nói, có trường ĐH công bố danh sách gần 2.000 sinh viên rơi vào dạng "báo động đỏ".
Trăm lý do sinh viên bỏ học giữa chừng
Cuối tháng 9, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM thông báo danh sách SV bị thử thách, cảnh báo kết quả học tập học kỳ 2 năm học 2023 - 2024 và bị buộc thôi học học kỳ 1 năm học 2024 - 2025. Trường đã "điểm mặt" gần 2.000 SV do thành tích học tập yếu kém. Đặc biệt, có 88 SV dự kiến bị buộc thôi học học kỳ 1 năm học 2024 - 2025, những SV này từng có 2 học kỳ liên tiếp điểm trung bình học kỳ dưới 1 hoặc có số tín chỉ không đạt theo quy định.
Tương tự, vào tháng 10-2024, Trường ĐH Luật TP HCM công bố danh sách 41 SV đại học chính quy dự kiến bị buộc thôi học và 75 SV đại học chính quy dự kiến bị cảnh báo học tập vì có kết quả học tập yếu kém ở học kỳ 2 năm 2023-2024.
Học viện Ngân hàng cũng thông báo danh sách hơn 450 SV sẽ bị xử lý học vụ học kỳ 2 năm học 2023 - 2024. Trong đó, 241 SV bị buộc thôi học do vượt quá thời hạn đào tạo tối đa 6 năm, bị cảnh báo học vụ 3 lần liên tiếp.
Chia sẻ về tình trạng này, đại diện Trường ĐH Luật TP HCM cho biết điểm trúng tuyển ĐH vào trường khá cao, chính vì vậy hầu hết SV đều có học lực tốt. Việc thôi học giữa chừng chủ yếu ở việc SV không chọn đúng ngành học yêu thích, SV có kế hoạch đi du học...
Không ít sinh viên sau một thời gian nhập học đã nghỉ học giữa chừng vì nhiều lý do
TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng Phòng Đào tạo - Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, cho biết với mỗi SV thôi học giữa chừng, nhà trường đều tìm hiểu lý do cụ thể. "Đối với SV năm nhất, chủ yếu do chọn học sai ngành. Đối với những SV năm cuối, các em bị phân tâm do đi làm thêm nhiều, dẫn đến kết quả học tập không đạt yêu cầu" - ông Nhân cho biết.
ThS Bùi Quang Trung, Trưởng Phòng Truyền thông Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho biết SV bị buộc thôi học, bị cảnh báo học vụ vì lý do kết quả học tập chiếm khoảng 7%/ năm. Đợt này, trường có 3.875 SV bị cảnh báo học vụ lần 1 và 1.490 SV có quyết định buộc thôi học...
Theo ông Trung, SV bị buộc thôi học và cảnh báo học vụ tại các trường ĐH hiện nay khá phổ biến với rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, một số SV tâm sự "bị đuối" vì phương pháp học tập ở bậc ĐH có sự khác biệt so với bậc phổ thông.
Trường ĐH "đau đầu" vì tỉ lệ sinh viên thôi học
Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý dự thảo thông tư quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh giáo dục ĐH và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non.
Trong đó, dự thảo có 2 điểm mới khiến các trường ĐH quan tâm. Cụ thể: hạn chế việc tăng chỉ tiêu ĐH đối với những trường có tỉ lệ SV thôi học năm đầu cao hơn 15%, tỉ lệ người tốt nghiệp có việc làm thấp hơn 70%.
Trước đó, Thông tư năm 2022 không quy định về tỉ lệ thôi học, chỉ quy định không tăng chỉ tiêu nếu tỉ lệ SV tốt nghiệp có việc làm trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ khi được công nhận tốt nghiệp của lĩnh vực đó thấp hơn 80%, hoặc tỉ lệ thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh của lĩnh vực đó ở năm tuyển sinh liền kề trước năm tuyển sinh đạt dưới 80%.
Chia sẻ về vấn đề này, ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và truyền thông - Trường ĐH Công Thương TP HCM, cho rằng SV bỏ học giữa chừng khiến nhà trường rất đau đầu, thậm chí ảnh hưởng đến uy tín nhà trường. Nhiều người sẽ đặt câu hỏi nhà trường dạy như thế nào mà SV mới học được 1-2 năm là nghỉ học.
Theo ThS Trung, số lượng SV nghỉ học hằng năm là một sự lãng phí lớn đối với xã hội. Chính vì vậy, nhà trường đặc biệt quan tâm đến SV năm nhất.
"Để việc hướng nghiệp hiệu quả, nhà trường xây dựng và kết nối mạng lưới với các trường THPT trên cả nước để định hướng tư vấn, tâm lý trong việc lựa chọn ngành nghề từ ban đầu cho HS; thường xuyên tổ chức các chuyên đề về mục tiêu học tập, sức khỏe tinh thần, xác định sở thích nghề nghiệp và các bước để có công việc phù hợp sau khi tốt nghiệp cho SV năm nhất" - ông Trung cho biết thêm.
Đồng quan điểm, TS Nguyễn Trung Nhân cho biết rất nhiều SV "vỡ mộng" vì trót tin vào bức tranh màu hồng của giảng đường ĐH. Mặc dù số lượng SV nghỉ học chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng nếu nhìn rộng hơn, xét trên địa bàn TP HCM và cả nước thì con số này vô cùng lớn, đồng nghĩa với sự lãng phí rất lớn cho cả người học lẫn đơn vị đào tạo.
Theo Người lao động
-
Giáo dục6 giờ trướcHiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT kiến nghị giải pháp đảm bảo tính đồng bộ giữa nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018, triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học từ năm 2025.
-
Giáo dục9 giờ trướcMới đây, đại diện Trường THCS&THPT M.V.Lômônôxốp cho biết trường này đã quyết định mức thưởng Tết cho giáo viên năm nay với mức cao nhất 35 triệu.
-
Giáo dục11 giờ trướcTrường Đại học Quản lý và Công nghệ TPHCM lên tiếng việc hai tiến sĩ là giảng viên của trường này giành nhau bản quyền một cuốn sách ra mắt cách đây hơn 1 tuần.
-
Giáo dục14 giờ trướcLương giảng viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2023 là 245,3 triệu đồng/năm, tương đương 20,4 triệu đồng/tháng.
-
Giáo dục14 giờ trướcĐây là một trong những quy định trong bộ quy tắc ứng xử Trường THCS Trực Thuận (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) áp dụng cho học sinh toàn trường.
-
Giáo dục15 giờ trướcVới mức thu học phí mới được phê duyệt, Hà Nội yêu cầu các trường công lập chất lượng cao và công lập tự chủ cam kết đảm bảo chất lượng tương xứng.
-
Giáo dục15 giờ trướcKỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT hằng năm “nóng rẫy”, học sinh áp lực, căng thẳng vì cạnh tranh khốc liệt để giành suất vào trường công lập. Nhưng đến thời điểm này các địa phương vẫn phải thấp thỏm chờ quy chế của Bộ GD&ĐT sau đó mới có thể xây dựng phương án tuyển sinh cho năm 2025.
-
Giáo dục19 giờ trướcNhững ngày qua, phụ huynh của "Trường Mầm non quốc tế Mỹ Rosemont" cơ sở Long Biên (Hà Nội) bất ngờ khi nhận tin nhắn từ giáo viên thông báo tạm nghỉ việc vì trường nợ lương.
-
Giáo dục19 giờ trướcSau ba buổi học tập và thực hành sôi nổi, workshop Lập trình - Trí tuệ nhân tạo do Trường Trung cấp Công nghệ Kỹ thuật Tổng hợp (GETI) kết hợp với Trung tâm GDNN - GDTX Quận Tây Hồ tổ chức cuối tháng 11 vừa qua đã chính thức khép lại, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng các bạn học sinh tham gia.
-
Giáo dục1 ngày trướcThanh tra Bộ GD-ĐT vừa công bố kết luận thanh tra về hoạt động tuyển sinh và đào tạo tại Học viện Phụ nữ Việt Nam trong 2 năm 2022, 2023
-
Giáo dục1 ngày trướcSau khi có thông tin về việc suất ăn học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học (PTDTBT TH) Nậm Tỵ (Sơn La) bị bớt xén khẩu phần ăn, UBND huyện Sông Mã đã có quyết định thôi giữ chức vụ Hiệu trưởng trường học đối với bà Nguyễn Thị Hà.
-
Giáo dục1 ngày trướcGS.TS Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An cho rằng, nên có cơ chế cộng điểm ưu tiên, khuyến khích cho học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 từ năm 2025 nhằm thúc đẩy việc học ngoại ngữ ở các địa phương.
-
Giáo dục1 ngày trướcKết luận thanh tra chỉ ra Học viện Phụ nữ Việt Nam tuyển sinh vượt chỉ tiêu trình độ đại học, thạc sĩ trong 2 năm 2022, 2023.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhững ngày qua, mạng xã hội lan truyền hình ảnh một câu hỏi tính nhanh với 2 cách tính và 2 đáp án khác nhau, khiến nhiều người tranh cãi, đâu mới là đáp án đúng.