Trải nghiệm nhập học 3 cấp tại trường Mỹ

Có 3 con gái nhập học vào 3 cấp khác nhau ở Mỹ nên chị Nguyễn Thúy Ngân (công tác tại Ngân hàng Thế giới) được trải nghiệm nhiều điều đặc biệt.

Có 3 con gái nhập học vào 3 cấp khác nhau ở Mỹ nên chị Nguyễn Thúy Ngân (công tác tại Ngân hàng Thế giới) được trải nghiệm nhiều điều đặc biệt.

Dưới đây là chia sẻ của chị Nguyễn Thúy Ngân:

thuy-ngan-1.jpg
Chị Ngân làm việc tại Ngân hàng Thế giới 

Nhập học ở tiểu học rất đơn giản. Sau khi đã có đủ hồ sơ tiêm chủng và làm xong bài kiểm tra tiếng Anh ở quận thì chúng tôi được đặt lịch hẹn đến trường xin nhập học. Việc quan trọng nhất mà cô giáo trao đổi với phụ huynh là chọn tuyến xe và các bữa ăn trưa ở trường. Chương trình học tiểu học nhẹ nhàng vui vẻ nên con gái đi học hôm đầu tiên về đã rất thích.

Nhập học ở trường cấp 2: Nơi đầu tiên cần đến là phòng Counselor (tư vấn). Cô thư ký của phòng sẽ hướng dẫn mẹ và bé điền vào các phiếu thông tin và hướng dẫn con chọn môn học. Có 5 môn học bắt buộc là Tiếng Anh, Toán, Khoa học Xã hội, Khoa học, Giáo dục thể chất.

Ngoài ra, có 3 môn tự chọn từ danh sách các môn học ngoại ngữ, nghệ thuật và kỹ năng sống của trường. Con gái rất thích học tiếng Tây Ban Nha nên chọn luôn môn này, cùng hai lớp khác nữa là lớp học làm gốm và dàn hợp xướng. Sau đó, cô thư ký giới thiệu con với cô Counselor (tư vấn) phụ trách khối 8. Cô nói chuyện với con một lúc, hỏi con có muốn tham gia một nhóm bạn nữ thỉnh thoảng hay ăn trưa và trò chuyện với cô không và dặn con trong quá trình học có bất kỳ vấn đề gì thì đều có thể đến gặp cô. Cô cũng bảo sẽ bố trí một bạn đi cùng hướng dẫn con trong những ngày học đầu tiên.

Nhập học ở trường trung học tốn nhiều thời gian nhất. Ngay ở phòng giáo dục quận, hai mẹ con đã phải đến gặp và trao đổi với chuyên gia đánh giá mất cả tiếng đồng hồ. Cô xem kết quả học tập của con ở Việt Nam để đánh giá xem con đã hoàn thành bao nhiêu phần học của chương trình phổ thông Mỹ rồi gửi bản đánh giá về trường. Ở trường, hai mẹ con phải đến làm việc với phòng Counselor đầu tiên. Ban counselor ở trường PTTH lớn hơn rất nhiều so với trường cấp 2.

truong-hoc-my.jpg
 Văn phòng rộng thênh thang 

Văn phòng của ban là cả một khu rộng thênh thang có văn phòng riêng của hơn một chục counselor. Ở trường PTTH, counselor cũng là người làm việc trực tiếp với học sinh về chương trình học. Cũng như ở trường cấp hai, học sinh trung học học các môn theo học phần, học hết từng môn một chứ không học rải suốt cấp như chương trình Việt Nam. Cũng chính vì vậy mà học sinh có thể nhập học vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Có 4 môn bắt buộc tương tự là Tiếng Anh, Toán, KHXH, KHTN. Học sinh cũng được chọn các môn học của từng đầu mục này. Ví dụ môn KHTN, con gái chọn học sinh học. Môn KHXH được chọn giữa môn Lịch sử Mỹ và môn Chính phủ Mỹ.

Ngoài ra, cũng có 3 lớp học tự chọn. Danh sách các môn tự chọn rất dài và nhiều môn rất hay nên mất một lúc, con gái mới chọn ra học trước các môn Computer Design, Studio Art và Guitar. Ngày nào cũng học 7 môn đó. Cứ sau mỗi tiết lại đi đến một lớp khác để học nên mỗi ngày phải di chuyển trong trường rất nhiều.

Một số hình ảnh ngày đầu đến Mỹ nhập học của 3 cô con gái nhà chị Nguyễn Thúy Ngân:

15107468_1414304495246583_1400406200794152464_n.jpg
 Ngày đầu đến trường
15078903_1414304545246578_2135497400209652326_n.jpg
Học sinh tiểu học có xe đưa đón 
den-truong.jpg
Được trang bị tiếng Anh, nền tảng kiển thức cơ bản, các bạn hòa nhập rất nhanh ở môi trường mới 
anh-duong-den-truong.jpg
Mùa thu vàng đẹp rực rỡ trên con đường đến trường 
doc-sach.jpg
 Không gian yên bình là điều kiện lý tưởng để đọc sách

Theo Phụ nữ Việt Nam


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.