Cha mẹ đẩy con đến “thế giới ảo”

Từ đó, mẹ dụ bé bằng cách để bé vừa xem vừa ăn, thế là thành thành thông lệ mỗi lần bé ăn là bé được tha hồ vọc phá máy tính.

Bé Bi Bo lúc 2 tuổi rất khóăn, mỗi lần cho con ăn là một “trận chiến” giữa mẹ và bé. Tình cờ một hôm đangngồi trước máy tính đút cơm cho bé, mẹ mở các hình ảnh trò chơi trên mạng làm béhá hốc miệng, mẹ tha hồ đút mà không phải năn nỉ ỉ ôi, không phải đôi co tranhchấp…
 

Từ đó, mẹ dụ bé bằng cách để bévừa xem vừa ăn, thế là thành thành thông lệ mỗi lần bé ăn là bé được tha hồ vọcphá máy tính.

Ba tháng hè dài đăng đẳng ba mẹphải vất vả với công việc và các quan hệ xã giao, Bi Bo được giao hẳn cho vúnuôi chăm sóc và dặn đừng cho cậu bé ra ngoài theo đám con nít trong xóm văngtục chửi thề vì sợ hư hỏng. Bi Bo chỉ có cách hết xem ti vi thì lại lên mạngchơi game, lâu dần chơi game thú vị hơn nên gần như suốt cả ngày cậu bé đều dánmắt vào màn hình.

Cha mẹ đẩy con đến “thế giới ảo”
Trẻ em khi không được quan tâm, chăm sóc, thiếu đi định hướng của cha mẹ thì rất dễ rơi vào trạng thái cô đơn. Và chuyện chơi game là một cách để trốn tránh thực tại, trốn tránh trạng thái cảm xúc mình đang gánh chịu

Tuy chỉ là một cậu bé lớp 4 nhưngBi Bo đã là một game thủ có tiếng, kết quả là sau đó em bỏ bê việc học hành, vôlớp thì ngủ gục, học hành không theo kịp bạn bè. Đồng thời em có những thànhtích quậy phá ở trường như ức hiếp bạn, ăn cắp, vòi vĩnh tiền các em học sinhlớp nhỏ… Đến lúc ba mẹ nhận ra tác hại của game đã biến một cậu bé ngoan hiềnhọc giỏi thành một đứa trẻ ranh ma, hư hỏng và có nguy cơ bỏ học thì họ đã khôngcòn đủ sức để khuyên ngăn con...

Kể câu chuyện này ra để thấy rằng, thiếu đi định hướng của cha mẹ thì rấtdễ rơi vào trạng thái cô đơn. Và chuyện chơi game là một cách để trốn tránh thựctại, trốn tránh trạng thái cảm xúc mình đang gánh chịu. Lúc này, cái máy tính vànhững trò chơi bạo lực trên đó có lỗi, nhưng nếu cha mẹ không tạo điều kiện đểcon trẻ tiếp cận công cụ ấy; hay sáng suốt định hướng, chỉ dẫn cho con những tròchơi lành mạnh thì liệu trẻ có hư hỏng?

Khi chứng kiến cái ác hay nhữnghệ luỵ xấu xảy ra, hẳn ai cũng căm phẫn, lên án, chỉ trích. Tuy nhiên, nếu tìmkiểu kỹ hoàn cảnh, nguyên nhân gây nên những hệ luỵ đó, chắc hẳn sẽ có cái nhìncông bằng hơn, vị tha hơn. Câu chuyện về cậu học trò lớp 10 giết ông ngoại vì mêchơi game cũng vậy. Đó không còn là câu chuyện của một gia đình mà là lời cảnhbáo cho xã hội.

Cha mẹ đẩy con đến “thế giới ảo”

Thái là thủ phạm của tội ác nhưngcũng là nạn nhân của sự thiếu định hướng từ gia đình. Rằng nếu khi bị vào tìnhthế cô đơn, thiếu đi tình thương yêu và quan tâm chia sẻ của người thân thì họdễ lầm đường lạc lối. Bởi khi đó một đứa trẻ đang hiền lành trong gia đình,nhưng khi bị tiêm nhiễm thói hư, tật xấu hay bị kích thích bởi bạo lực, cái ácđầy rẫy ngoài xã hội… thì sự bồng bột sẽ bộc phát và có thể gây ra những hệ luỵkhông ngờ…

Cơ thể của con người cần có nhữngvận động phù hợp để đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống. Học và chơi là những nhucầu thiết yếu của trẻ. Từng tham gia nhiều cuộc tham vấn cho cả phụ huynh và họcsinh, chúng tôi nhận thấy các loại hình chơi bằng vận động tay chân gần nhưngười lớn chưa định hướng tốt cho con trẻ.

Mặt khác, để an toàn cho trẻ, đôikhi phụ huynh cứ giam trẻ trong bốn bức tường và để trẻ chọn giải pháp giải tríbằng việc dán mắt vào các trò chơi điện tử. Chơi điện tử thời gian lâu, thầnkinh bị kích thích, sự căng thẳng và tập trung liên tục nhưng chân tay thì khôngđược vận động làm cho đầu óc bị mụ mẫm, từ đó trẻ thiếu linh hoạt trong hành viphản ứng.

Cha mẹ đẩy con đến “thế giới ảo”
Cha mẹ cần quan tâm đến việc đầu tư thời gian, công sức, trong việc giúp các em chọn lựa những hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với từng độ tuổi

Trẻ bị lôi cuốn và chìm ngập vàotrong các trò chơi game, phim ảnh bạo lực lâu dài, tính cách và hành vi của trẻsẽ phát triển trên cơ sở thoát ly cuộc sống, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triểntoàn diện về tính cách của trẻ. Sống trong thế giới ảo sẽ làm cho trẻ khó hòanhập vào cuộc sống thực. Vì vậy trong quan hệ ứng xử giao tiếp, trẻ thiếu kỹnăng để giải quyết các tình huống cụ thể, thích ứng xã hội kém, thiếu sự kiềmchế bản thân… Trong giáo dục, cha mẹ cần chú ý đến tâm lý và thể chất của trẻ đểgiúp trẻ phát triển lành mạnh.

Với sự định hướng đúng đắn từ cha mẹ, việc đadạng hóa các hình thức giải trí ở trẻ sẽ giúp trẻ có được một đời sống tinh thầnphong phú, sự phát triển hài hòa tinh thần và thể chất, mở rộng những cơ hộitiếp xúc với thiên nhiên, xã hội giúp trẻ phát triển trí lực, thư giãn và lànhững điều kiện thuận lợi để bồi dưỡng những tính cách tốt đẹp ở bản thân củatrẻ… Trong việc đáp ứng các nhu cầu vui chơi của trẻ, tránh buông xuôi cho trẻđược tự do và chiều chuộng một cách vô hạn chế những ý thích ham muốn của chúng.

Tuy nhiên cũng không cưỡng ép, ápđặt đưa đẩy trẻ vào tình thế kháng cự và chống đối. Có những gia đình khi pháthiện con mê game đã áp dụng phương thức cấm đoán mạnh mẽ như bán/đem cho máytính, cắt nguồn điện, làm mọi cách để cách ly trẻ và máy tính nhằm triệt tiêuthú chơi game của con.

Phương pháp này không thu được kết quả như mong muốn, trẻkhông chơi được ở nhà sẽ làm mọi cách để chơi bên ngoài, trốn học, ăn cắp tiền,bỏ học… để được thỏa mãn thú say mê của bản thân.

Máy vi tính là công cụ không thểthiếu được của xã hội hiện đại. Sử dụng nó như là một phương tiện học tập và vuichơi giải trí có ích là một sự chọn lựa thông minh, trong đó sự định hướng giáodục của cha mẹ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Còn nếu đẩy trẻ vào“thế giới ảo” một cách vô tâm, thiếu định hướng thì người lớn đang tiếp tay chotrẻ đến với những thói hư tật xấu; và khi phát hiện ra điều đó thì đã quá muộnmàng.

Theo Thạc sĩ tâm lýNguyễn Thị Mỹ Linh
SGTT



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.