Giật mình trẻ con cũng sành điệu "nghiện" hàng hiệu

Một cậu bé khoảng 12 tuổi, đeo trên tay một cái đồng hồ hiệu Citizen sáng choang. Cậu bé khoe chiếc đồng hồ ba mới mua ở cửa hàng chính hãng, giá trên 2 triệu đồng...

Một cậu bé khoảng12 tuổi, đeo trên tay một cái đồng hồ hiệu Citizen sáng choang. Cậu bé khoechiếc đồng hồ ba mới mua ở cửa hàng chính hãng, giá trên 2 triệu đồng...

Một lần vềthăm gia đình người bạn ở huyện ngoại thành vào trước tết 2012, tôi có dịp làmquen với mấy đứa cháu của bạn. Một cậu bé khoảng 12 tuổi, đeo trên tay một cáiđồng hồ hiệu Citizen sáng choang. Cậu bé khoe chiếc đồng hồ ba mới mua ởcửa hàng chính hãng, giá trên 2 triệu đồng. Tôi xã giao bằng cách sờ xemchiếc đồng hồ nhưng cậu bé vội rụt phắt tay lại không cho sờ. Khi ngủ trưa, cậubé cũng không dám tháo đồng hồ ra.

Giật mình trẻ con cũng sành điệu "nghiện" hàng hiệu

Ảnh minh họa

Trong bữacơm gia đình, cô cháu gái duy nhất của nhà bạn khoảng tám tuổi được mọi ngườikhen ngợi vì mặc chiếc đầm đỏ thật xinh, đeo một dây chuỗi hạt đá màu trắng ngàvới chiếc vòng tay cùng kiểu. Khi mọi người trầm trồ khen dây chuyền và vòng taycủa bé gái thì cậu bé 12 tuổi (là anh họ cô bé) buông lời: “Ai mà thèm đeothứ rẻ tiền đó!”.

Tôi giậtmình vì nhận xét của cậu bé (vốn gia đình giàu có, có xe hơi đưa đón mỗi ngàyđến một trường quốc tế) và ái ngại cho gia đình cô bé đang ngồi cùng bàn (vốnnghèo hơn nhà cậu bé kia). Tôi tự nghĩ, nếu cô bé nhận thức được lời nhận xét đócó thể sẽ cảm thấy bị tổn thương.

Đây là hậuquả của bậc làm cha làm mẹ sống theo phong cách “Cha mẹ sành điệu thì con cáixài hàng hiệu”, luôn nhấn mạnh với con về trị giá cao của món hàng, đánh đồnghàng hiệu với giá trị con người.

Một cô bạnkhác của tôi là trưởng văn phòng đại diện một công ty truyền thông của Đức vàchồng cô là giám đốc một công ty hoá mỹ phẩm. Gia đình cô thật hạnh phúc khi cóba đứa con xinh đẹp và khoẻ mạnh, đứa lớn nhất lên tám tuổi. Kinh tế gia đìnhcho phép cô chọn lựa hàng hiệu cho con cái nhưng cô không bao giờ để con biết vềtrị giá của chúng.

Khi mua hànghiệu về, cô thường cắt bỏ nhãn mác và không cho con biết món hàng cô mua có giábao nhiêu tiền. Cô quan niệm cho con xài hàng hiệu chỉ vì chất lượng của nó tốtchứ không phải vì việc xài hàng hiệu cho con chứng tỏ đẳng cấp của gia đình.Chính vì thế, các con của cô rất hoà đồng với những trẻ em thuộc các gia đìnhkhác, chúng không thấy mình “hơn” những đứa trẻ khác nhờ có đôi giày, sợi dâychuyền hay đồng hồ hàng hiệu.

Khi các bậclàm cha làm mẹ chỉ quan tâm đánh giá trị giá của mọi người qua những món đồ.

Theo Sài Gòn tiếp thị



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.