Hướng nghiệp cho con

Học sinh thường chọn nghề theo cảm tính, theo bạn bè, theo xu thế của xã hội. Nếu không được hướng nghiệp tốt, các em có thể sẽ rơi vào một trong những bi kịch lớn của đời người: Học và làm cái nghề mình không yêu. Vì thế, trong vấn đề này, cha mẹ đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Học sinh thường chọnnghề theo cảm tính, theo bạn bè, theo xu thế của xã hội. Nếu khôngđược hướng nghiệp tốt, các em có thể sẽ rơi vào một trong những bikịch lớn của đời người: Học và làm cái nghề mình không yêu. Vì thế,trong vấn đề này, cha mẹ đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Cha mẹ: Nhân tốtác động mạnh nhất

Theo thầy Nguyễn VănHiền, giáo viên dạy văn kiêm hướng nghiệp cho học sinh lớp 12tại trường THPT Đa Phước, Bình Chánh, TPHCM: “ Mình hướng nghiệpnhưng quyết định vẫn là các em. Vì vậy trách nhiệm từ thầy cô khôngnặng bằng từ cha mẹ. Cha mẹ là những nhân tố tác động mạnh nhất.” 

Cha mẹ đôi lúc quá ảotưởng về con mình, nhất là hiện nay, bệnh thành tích trong ngànhgiáo dục vẫn còn nặng nề, nhiều học sinh (HS) từ tiểu học đã quenvới danh hiệu "Học Sinh Giỏi", và ba mẹ cũng cứ tưởng con mình giỏithật. Lên cấp 3, bệnh thành tích ít hơn, HS trở lại đúng vị trí củamình, những yếu kém lộ ra. Thế là ba mẹ lại cho rằng con mình lườihọc, bắt đầu răn đe, áp đặt những kỳ vọng lên vai con với thời khóabiểu dày đặc để con có thể bước vào ngưỡng cửa của một trong nhữngtrường đại học danh giá. Thế là bi kịch xảy ra.

Hướng nghiệp cho con

Cha mẹ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng nghiệp cho con (ảnh internet)

Em Bích Chi, là HSgiỏi ở tiểu học, lên cấp 2 chỉ đạt HS khá và lên cấp 3 tụt hạngxuống HS trung bình.  Ba mẹ em cứ cho rằng con ham chơi, nên mời giasư kèm để em có thể vào Đại học Y.  Em tâm sự với cô giáo học để bamẹ vui chứ em tin chắc mình không thể vào trường Y.  Ngày thi đầutiên em về nhà và uống thuốc hạ huyết áp của bà nội.  Gia đình pháthiện đưa vào bệnh viện thì không còn kịp nữa.

Hoàng Lan, một HS củatôi, rất giỏi môn Anh văn. Em thích nghề hướng dẫn viên du lịch.  Bamẹ lại ép em thi vào ĐH Kinh Tế.  Tôi chỉ biết an ủi em: "Họckinh tế cũng cần đến ngoại ngữ, cũng có cơ hội sử dụng tiếng Anhvậy". Thế nhưng không phù hợp với những con số, những địnhnghĩa, những khái niệm khô khan của kinh tế và thị trường, đến nămthứ 3, em rơi vào trạng thái trầm cảm khi bị nợ quá nhiều môn vàphải bỏ dở việc học. Sự hối hận từ ba mẹ quá muộn khi giờ đây emluôn thẫn thờ, sợ tiếng ồn và xa lánh mọi người

Giúp con điềuchỉnh những mong muốn

Hạnh Vy, học sinhtrường Trần Đại Nghĩa , từng đoạt huy chương các kỳ thi Olympic TinHọc và ai cũng nghĩ em sẽ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin. Thếnhưng trong lần chứng kiến các y bác sĩ cấp cứu bệnh tim cho ông nộitrong bệnh viện, em thấy được sự cao quý của nghề y. Năm lớp 12,được học người thầy dạy môn sinh vật quá hay nên  em đã chuyển hướngthi vào trường Y.

Nghe ý định của con,anh Thanh Vân- ba em đã phân tích rất kỹ những khó nhọc khi theongành Y. Nào là phải trực bệnh viện, phải thường xuyên tiếp xúc vớimáu... Tất cả không là gì khi em đã thấy ý nghĩa của nghề mìnhchọn.  Đậu hai trường ĐH và em đã chọn học Y.  Sau bốn năm học tập,em vẫn yêu thích và say mê ngành học của mình

Ba mẹ có thể giúp conchọn nghề dễ dàng nếu theo sát và nắm được khả năng học tập của con.Quỳnh Như thích nghề y, ba em- một giáo viên, đã phân tích cho conthấy được khả năng của em không thể vào y khoa.  Quỳnh Như khônggiỏi toán và hóa.  Vì vậy ba em khuyên con nên thi vào trường TrungHọc Y Tế. Anh nói : “ Chiếc áo blouse rất đẹp và cao quý nhưng nếukhông là bác sĩ, học điều dưỡng cũng được, cũng khoác chiếc áoblouse, cũng giúp người và cứu người. Có sao đâu!”.  Quỳnh Như nghelời ba và hiện em đang là điều dưỡng tại một bệnh viện lớn của thànhphố.

Tôi hỏi những bậc chamẹ nghĩ sao nếu con cái họ thích học nghề uốn tóc, làm móng… CôDiệp- giáo viên toán tin học THPT Đa Phước, nói :“ Con thíchnhưng có năng khiếu hay không lại là việc khác.  Thí dụ ngày xưa emrất thích múa ba lê nhưng ba em phân tích cho em thấy tướng em cụcmịch, dáng vẻ lại cứng ngắc…làm sao học ba lê được. Vì vậy em đã bỏước mơ đó để học toán”.  Cô Kiều, giáo viên lý, có chồng là mộtdoanh nhân thành đạt lại nghĩ khác: “  Khi con thích nghề uốn tóchay làm móng hoặc bất cứ ngành nghề nào có liên quan đến nghệ thuật,mình sẽ hướng con mình học cao hơn để nâng cao sự cảm thụ về thẩmmỹ, nâng cao khả năng cảm nhận cái đẹp…Để nếu dù không có năng khiếuhay ngoại hình, nó vẫn có thể làm việc trong lãnh vực nó thích.  Thídụ làm việc trong công ty thời trang…”

Cũng chiều theo ýthích nghề uốn tóc, vẽ móng của con, chị Tư lên thành phố, thuê nhàtại chung cư Lạc Long Quân, bán bún riêu, giúp con học nghề. Giờ đây Thu Tâm đã ra nghề và có việc làm ổn định.  Còn Công Chánh(em Thu Tâm) hiện đang học khoa Điện- Điện Tử tại trường Kỹ ThuậtNghiệp Vụ Tôn Đức Thắng, Quận 10.  Ngoài giờ học Công Chánh giúp mẹbán bún riêu kiếm sống hằng ngày. Chị Thu Tâm của em cũng hàng thángphụ giúp mẹ tiền thuê nhà từ đồng tiền chân chính của mình…

Cha mẹ nào cũng mongmuốn những điều tốt nhất cho con. Vậy một trong những điều hết sứcquan trọng là hãy tìm hiểu khả năng và mơ ước của con để giúp con cóthể chọn cho mình một tương lai tốt đẹp: được làm công việc mình yêuthích và phù hợp với mình.

Theo NguyễnNgọc Hà
PNO



Không muốn làm mẹ vì nỗi đau quá khứ đeo bám
Anh đã đến phá "lớp băng giá" quanh cô. Và cô đã hoàn toàn đổ gục vì anh đồng ý chỉ cần hai vợ chồng là đủ. Nhưng mới cưới hơn 2 tháng thì cô đã dính bầu. Cô thực sự không muốn sinh con vì những ám ảnh trong quá khứ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.