- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những thói quen “phá hoại” hàm răng của trẻ
Một số thói quen chỉ gây ra những xáo trộn rất nhỏ (như răng sắp xếp không hợp lý) nhưng cũng có thói quen ảnh hưởng tới thẩm mỹ gương mặt trẻ cũng như sự phát triển bình thường của răng.
Một số thói quen chỉ gây
ra những xáo trộn rất nhỏ (như răng sắp xếp không hợp lý) nhưng cũng có
thói quen ảnh hưởng tới thẩm mỹ gương mặt trẻ cũng như sự phát triển
bình thường của răng.
Vì thế, cha mẹ cần biết cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con mình. Muốn giúp trẻ có một hàm răng khỏe mạnh, ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc chăm sóc răng miệng nhất định, cha mẹ cần lưu ý những thói quen xấu sau đây để kịp thời điều chỉnh khi trẻ mới mắc phải.
1. Ăn quà vặt và những thức ăn nhiều đường
Cha mẹ không nên khuyến khích bé ăn những thức ăn có quá nhiều đường như kẹo mút, kẹo cứng… và tránh xa các loại thức ăn mềm có tính dính cao như kẹo dẻo, chocolate… Vì những loại thức ăn này làm cho vi khuẩn hoạt động mạnh, tiết ra nhiều axit có hại cho răng, khiến trẻ dễ bị sâu răng nếu như không súc miệng hoặc chải răng sạch sẽ.
Ăn quà vặt cũng là một nguy cơ sâu răng vì nó khiến độ axit trong miệng lên cao nhiều lần trong ngày. Do đó, cha mẹ nên hạn chế số lần trẻ ăn vặt để giảm lượng axit có hại cho răng.
2. Tránh những thói quen ăn uống xấu
Một số trẻ có thói quen ăn ngậm, bất kể bữa chính hay bữa phụ. Đây là một thói quen rất xấu vì khi ngậm thức ăn lâu trong miệng, men tiêu hoá thức ăn ở tuyến nước bọt đã chuyển hoá thức ăn thành đường tạo nên vị ngọt nên trẻ càng thích ngậm lâu hơn, nhất là ở những trẻ mải chơi, vừa chơi vừa ăn. Lượng đường có trong các loại thức ăn sẽ bám vào răng trong một khoảng thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và gây sâu răng.
Khi trẻ không chịu nhai, men tiêu hoá không được kích thích bài tiết đủ cũng là lý do khiến trẻ chán ăn, hay ngậm.
Cha mẹ cần lưu ý phải luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ sau mỗi lần ăn, để phòng nguy cơ sâu răng bằng cách cho bé uống nước để tráng miệng và có thể dùng gạc thấm nước để lau sạch răng cho trẻ sau khi ăn.
3. Đi ngủ với một loại đồ uống
Không nên để cho trẻ có thói quen bú bình, ngậm bình sữa hoặc nước hoa quả… trong miệng những lúc trẻ đi ngủ, nhất là ban đêm. Việc làm này gây hậu quả là trẻ dễ bị sâu răng do bú bình.
Do đó trước khi ngủ, không nên cho trẻ ngậm bình sữa, vì có thể bé không nuốt hết, sữa đọng trong miệng suốt đêm sẽ bị các vi khuẩn làm lên men biến đổi thành axit lactic, làm tăng nguy cơ sâu răng rất nhiều lần, gây hại hàm răng của trẻ.
4. Mút ngón tay
Mút ngón tay là thói quen xấu nhưng lại rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Nó có ảnh hưởng đến quá trình mọc răng, thẩm mỹ của răng và cung hàm.
Mặc dù hầu hết các trẻ đều mút tay nhưng nếu thói quen này kéo dài thì có thể dẫn đến lệch lạc răng. Mút tay trong thời kỳ răng sữa ít gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu thói quen mút tay kéo dài sau khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ dễ dẫn đến lệch lạc răng, sai khớp cắn và làm hẹp cung hàm.
Những trẻ mút tay nhiều trong khoảng thời gian dài có thể sẽ tạo ra những vết chai tay rất xấu. Không chỉ vậy, nó còn gây mất vệ sinh và tăng nguy cơ nhiễm giun sán.
5. Ngậm núm vú giả
Cha mẹ thường cho trẻ ngậm núm vú giả vì nghĩ đơn giản rằng, trẻ sẽ đỡ quấy khóc, không mút tay, đỡ mất vệ sinh. Nhưng ít người biết rằng, nếu trẻ ngậm núm vú giả trong thời gian dài sẽ gây nên các vấn đề về răng miệng, làm hàm răng của trẻ bị biến dạng, rất dễ bị những phát triển bất thường về hàm, cơ mặt, cung răng và lưỡi.
Hiệp hội Sức khỏe bà mẹ trẻ em Hoa Kỳ khuyên các bà mẹ chỉ nên cho con mình dùng núm vú giả khi trẻ được trên 1 tháng tuổi, tức là sau khi việc bú mẹ đã trở nên ổn định.
6. Đẩy lưỡi
Đẩy lưỡi là một trong những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến tình trạng răng miệng của trẻ.
Tật đẩy lưỡi ra trước sẽ làm các răng bị xô lệch ra phía trước và thưa nhau. Hậu quả có thể làm trẻ bị hô răng trên.
Khi phát hiện con mình có thói quen đẩy lưỡi về phía trước, cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ đặt lưỡi đúng vị trí, hoặc đưa đến bác sỹ nha khoa để được hướng dẫn cách khắc phục.
7. Thở bằng miệng
Trẻ thở bằng đường miệng có thể do đường mũi bị cản trở. Thường gặp ở những trẻ có vấn đề về đường hô hấp trên, gây khó thở, như viêm mũi, sưng amiđan, polip, vẹo vách mũi.
Thở bằng miệng sẽ làm khô niêm mạc miệng dễ gây sâu răng, làm lệch lạc răng và hàm trẻ sẽ bị hô. Ngoài ra, tật thở bằng miệng làm hệ thống xương mặt phát triển không cân đối và cũng dễ dẫn đến những rối loạn về khớp cắn.
Nếu trẻ thở bằng miệng mà nguyên nhân do các bệnh về mũi thì phải cho trẻ đi khám ngay để điều trị. Nếu nguyên nhân về mũi không còn mà trẻ vẫn có thói quen thở bằng miệng thì cần đưa trẻ đến bác sỹ răng hàm mặt để được hướng dẫn điều trị.
8. Nghiến răng
Tình trạng nghiến răng kéo dài có thể đưa đến những hậu quả xấu ảnh hưởng tới các hệ thống nhai như răng, cơ, hàm và khớp thái dương hàm. Một số trẻ nghiến siết các răng mạnh đến nỗi làm vỡ men bờ cắn của các răng sữa hoặc gây mòn nhiều răng.
Nghiến răng nhiều có thể làm nướu và hàm răng thay đổi, gây đau và rối loạn khớp thái dương hàm, nhiều khi làm nhai khó và há miệng khó. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến biến đổi hình dạng khuôn mặt tạo ra vẻ mặt mất cân xứng.
Nếu con bạn có tật nghiến răng thì bạn nên đưa con tới bác sỹ chuyên khoa răng hàm mặt để kiểm tra tình trạng về các khớp cắn, tình trạng viêm nhiễm vùng răng , nướu... Bác sĩ chỉnh hình răng hàm mặt đôi khi phải làm khí cụ cho trẻ đeo mới có thể bỏ được các tật xấu này.
9. Tật chống cằm và mút môi trên
Tật chống cằm, cắn môi... thường xảy ra khi trẻ đã lớn hơn. Thói quen này không gây xô lệch răng một cách đáng kể và nếu kéo dài có thể gây hô hàm dưới (tức là hàm dưới đưa ra hàm trên thụt vào) khiến trẻ bị móm.
Cha mẹ có thể đặt ra một mức phạt thích hợp hay áp dụng những biện pháp nghiêm khắc nếu trẻ còn tái diễn.
10. Dùng tăm xỉa răng sau bữa ăn
Tránh dùng tăm xỉa răng với động tác xỉa quá mạnh, đặc biệt là chọc xuyên tăm qua kẽ răng vì nếu dùng các vật nhọn xỉa răng thường xuyên, có thể làm trẻ bị mòn răng, nhiễm trùng nướu.
Để loại sạch mảng bám, mẹ nên khuyến khích trẻ chải răng bằng bàn chải, làm sạch kẽ răng bằng chỉ tơ nha khoa. Chỉ cho trẻ xỉa răng khi thật cần thiết như khi bị thịt, thức ăn mắc vào răng. Khi đó, nên cho trẻ dùng tăm xỉa răng đầu nhỏ vừa với kẽ răng và tương đối mềm để không gây tổn thương nướu.
Vì thế, cha mẹ cần biết cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con mình. Muốn giúp trẻ có một hàm răng khỏe mạnh, ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc chăm sóc răng miệng nhất định, cha mẹ cần lưu ý những thói quen xấu sau đây để kịp thời điều chỉnh khi trẻ mới mắc phải.
1. Ăn quà vặt và những thức ăn nhiều đường
Cha mẹ không nên khuyến khích bé ăn những thức ăn có quá nhiều đường như kẹo mút, kẹo cứng… và tránh xa các loại thức ăn mềm có tính dính cao như kẹo dẻo, chocolate… Vì những loại thức ăn này làm cho vi khuẩn hoạt động mạnh, tiết ra nhiều axit có hại cho răng, khiến trẻ dễ bị sâu răng nếu như không súc miệng hoặc chải răng sạch sẽ.
Ăn quà vặt cũng là một nguy cơ sâu răng vì nó khiến độ axit trong miệng lên cao nhiều lần trong ngày. Do đó, cha mẹ nên hạn chế số lần trẻ ăn vặt để giảm lượng axit có hại cho răng.
2. Tránh những thói quen ăn uống xấu
Một số trẻ có thói quen ăn ngậm, bất kể bữa chính hay bữa phụ. Đây là một thói quen rất xấu vì khi ngậm thức ăn lâu trong miệng, men tiêu hoá thức ăn ở tuyến nước bọt đã chuyển hoá thức ăn thành đường tạo nên vị ngọt nên trẻ càng thích ngậm lâu hơn, nhất là ở những trẻ mải chơi, vừa chơi vừa ăn. Lượng đường có trong các loại thức ăn sẽ bám vào răng trong một khoảng thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và gây sâu răng.
Khi trẻ không chịu nhai, men tiêu hoá không được kích thích bài tiết đủ cũng là lý do khiến trẻ chán ăn, hay ngậm.
Cha mẹ cần lưu ý phải luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ sau mỗi lần ăn, để phòng nguy cơ sâu răng bằng cách cho bé uống nước để tráng miệng và có thể dùng gạc thấm nước để lau sạch răng cho trẻ sau khi ăn.
3. Đi ngủ với một loại đồ uống
Không nên để cho trẻ có thói quen bú bình, ngậm bình sữa hoặc nước hoa quả… trong miệng những lúc trẻ đi ngủ, nhất là ban đêm. Việc làm này gây hậu quả là trẻ dễ bị sâu răng do bú bình.
Do đó trước khi ngủ, không nên cho trẻ ngậm bình sữa, vì có thể bé không nuốt hết, sữa đọng trong miệng suốt đêm sẽ bị các vi khuẩn làm lên men biến đổi thành axit lactic, làm tăng nguy cơ sâu răng rất nhiều lần, gây hại hàm răng của trẻ.
4. Mút ngón tay
Mút ngón tay là thói quen xấu nhưng lại rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Nó có ảnh hưởng đến quá trình mọc răng, thẩm mỹ của răng và cung hàm.
Mặc dù hầu hết các trẻ đều mút tay nhưng nếu thói quen này kéo dài thì có thể dẫn đến lệch lạc răng. Mút tay trong thời kỳ răng sữa ít gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu thói quen mút tay kéo dài sau khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ dễ dẫn đến lệch lạc răng, sai khớp cắn và làm hẹp cung hàm.
Những trẻ mút tay nhiều trong khoảng thời gian dài có thể sẽ tạo ra những vết chai tay rất xấu. Không chỉ vậy, nó còn gây mất vệ sinh và tăng nguy cơ nhiễm giun sán.
Ảnh minh họa.
5. Ngậm núm vú giả
Cha mẹ thường cho trẻ ngậm núm vú giả vì nghĩ đơn giản rằng, trẻ sẽ đỡ quấy khóc, không mút tay, đỡ mất vệ sinh. Nhưng ít người biết rằng, nếu trẻ ngậm núm vú giả trong thời gian dài sẽ gây nên các vấn đề về răng miệng, làm hàm răng của trẻ bị biến dạng, rất dễ bị những phát triển bất thường về hàm, cơ mặt, cung răng và lưỡi.
Hiệp hội Sức khỏe bà mẹ trẻ em Hoa Kỳ khuyên các bà mẹ chỉ nên cho con mình dùng núm vú giả khi trẻ được trên 1 tháng tuổi, tức là sau khi việc bú mẹ đã trở nên ổn định.
6. Đẩy lưỡi
Đẩy lưỡi là một trong những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến tình trạng răng miệng của trẻ.
Tật đẩy lưỡi ra trước sẽ làm các răng bị xô lệch ra phía trước và thưa nhau. Hậu quả có thể làm trẻ bị hô răng trên.
Khi phát hiện con mình có thói quen đẩy lưỡi về phía trước, cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ đặt lưỡi đúng vị trí, hoặc đưa đến bác sỹ nha khoa để được hướng dẫn cách khắc phục.
7. Thở bằng miệng
Trẻ thở bằng đường miệng có thể do đường mũi bị cản trở. Thường gặp ở những trẻ có vấn đề về đường hô hấp trên, gây khó thở, như viêm mũi, sưng amiđan, polip, vẹo vách mũi.
Thở bằng miệng sẽ làm khô niêm mạc miệng dễ gây sâu răng, làm lệch lạc răng và hàm trẻ sẽ bị hô. Ngoài ra, tật thở bằng miệng làm hệ thống xương mặt phát triển không cân đối và cũng dễ dẫn đến những rối loạn về khớp cắn.
Nếu trẻ thở bằng miệng mà nguyên nhân do các bệnh về mũi thì phải cho trẻ đi khám ngay để điều trị. Nếu nguyên nhân về mũi không còn mà trẻ vẫn có thói quen thở bằng miệng thì cần đưa trẻ đến bác sỹ răng hàm mặt để được hướng dẫn điều trị.
8. Nghiến răng
Tình trạng nghiến răng kéo dài có thể đưa đến những hậu quả xấu ảnh hưởng tới các hệ thống nhai như răng, cơ, hàm và khớp thái dương hàm. Một số trẻ nghiến siết các răng mạnh đến nỗi làm vỡ men bờ cắn của các răng sữa hoặc gây mòn nhiều răng.
Nghiến răng nhiều có thể làm nướu và hàm răng thay đổi, gây đau và rối loạn khớp thái dương hàm, nhiều khi làm nhai khó và há miệng khó. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến biến đổi hình dạng khuôn mặt tạo ra vẻ mặt mất cân xứng.
Nếu con bạn có tật nghiến răng thì bạn nên đưa con tới bác sỹ chuyên khoa răng hàm mặt để kiểm tra tình trạng về các khớp cắn, tình trạng viêm nhiễm vùng răng , nướu... Bác sĩ chỉnh hình răng hàm mặt đôi khi phải làm khí cụ cho trẻ đeo mới có thể bỏ được các tật xấu này.
9. Tật chống cằm và mút môi trên
Tật chống cằm, cắn môi... thường xảy ra khi trẻ đã lớn hơn. Thói quen này không gây xô lệch răng một cách đáng kể và nếu kéo dài có thể gây hô hàm dưới (tức là hàm dưới đưa ra hàm trên thụt vào) khiến trẻ bị móm.
Cha mẹ có thể đặt ra một mức phạt thích hợp hay áp dụng những biện pháp nghiêm khắc nếu trẻ còn tái diễn.
10. Dùng tăm xỉa răng sau bữa ăn
Tránh dùng tăm xỉa răng với động tác xỉa quá mạnh, đặc biệt là chọc xuyên tăm qua kẽ răng vì nếu dùng các vật nhọn xỉa răng thường xuyên, có thể làm trẻ bị mòn răng, nhiễm trùng nướu.
Để loại sạch mảng bám, mẹ nên khuyến khích trẻ chải răng bằng bàn chải, làm sạch kẽ răng bằng chỉ tơ nha khoa. Chỉ cho trẻ xỉa răng khi thật cần thiết như khi bị thịt, thức ăn mắc vào răng. Khi đó, nên cho trẻ dùng tăm xỉa răng đầu nhỏ vừa với kẽ răng và tương đối mềm để không gây tổn thương nướu.
Theo TTVN
-
Yêu32 phút trướcKhoảnh khắc đứng trước di ảnh của người cha trong lễ vu quy, cô dâu Trà Vinh khóc đến mức đôi mắt và hai gò má ửng đỏ.
-
Tâm sự10 giờ trướcNgười chồng mà tôi hết mực yêu thương, chiều chuộng lại có ngày khiến cho tôi khổ sở như thế này.
-
Mẹo vặt12 giờ trướcViệc quay đầu xe ra ngoài khi đỗ xe giúp tài xế dễ dàng lái xe khi ra khỏi bãi đỗ, nhất là tình huống gấp và quan sát các phương tiện khác an toàn hơn.
-
Tâm sự16 giờ trướcEm vô cùng áy náy, mỗi lần gặp cháu lại thấy ngại ngùng. Em không biết nên chọn quà gì tặng cháu cho tương xứng...
-
Nhà đẹp16 giờ trướcVới nhiều ý nghĩa về phong thủy, thẩm mỹ và sức khỏe, trồng cây vạn tuế trước nhà là một lựa chọn đáng cân nhắc đối với nhiều gia đình.
-
Làm mẹ17 giờ trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Yêu17 giờ trướcThất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…
-
Mẹo vặt17 giờ trướcCác mẹo bảo quản hành lá, ớt, tỏi được hướng dẫn bên dưới sẽ giúp bạn kéo dài đáng kể thời gian sử dụng các loại gia vị này với chất lượng cao nhất.
-
Vào bếp17 giờ trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Chứng kiến cảnh con gái bị bố chồng chèn ép, bố đẻ tôi đã làm một việc khiến cả nhà thông gia bẽ mặtTâm sự20 giờ trướcThấy con gái bị bố chồng chèn ép, bố đẻ tôi làm ngay một việc khiến nhà thông gia bẽ mặt phải rối rít xin lỗi.
-
Mẹo vặt20 giờ trướcKhông phải mua rau xà lách ngoài chợ với những nỗi lo về an toàn thực phẩm, bạn hoàn toàn có thể trồng xà lách trong chậu hoặc thùng xốp với ba bước đơn giản.
-
Làm mẹ20 giờ trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Nhà đẹp22 giờ trướcTừ xa xưa, gương đã gắn liền tới nhiều yếu tố tâm linh, phong thủy. Gương có khả năng phản chiếu. Nếu chọn cách để gương trong nhà đúng sẽ giúp tài vận nhân đôi, còn ngược lại sẽ hình thành những ám khí không tốt.