"Đòn bẩy" cho những đứa trẻ lười vận động

Trong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.

1. Hiểu lý do khiến các con lười vận động

Trẻ em ngày nay phải đối mặt với lịch học dày đặc và sự hấp dẫn của điện thoại, máy tính bảng. Bên cạnh đó, cha mẹ đi làm suốt ngày, việc kết nối bạn bè ngoài giờ học rất khó khăn.

Nhiều gia đình ở thành phố có diện tích nhà nhỏ, không có địa điểm cho vui chơi. Những điều đó khiến trẻ dễ có thói quen lười hoạt động.

2. Lên lịch hoạt động

Ngay từ khi con còn bé, cha mẹ cần khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất nhẹ nhàng và đặt con vào lịch trình hàng ngày như một thói quen. Ví dụ, cha mẹ và con cái sẽ cùng chơi trò gì đó sau khi đi làm, đi học về khoảng 30 phút. 

Ở nhà có thể tạo góc phi tiêu, ném bóng hay xà đơn để luyện cơ, sự chính xác, sự kiên trì. Hay trước khi đi ngủ, cha mẹ và con cùng tập các động tác thư giãn trên giường 20 phút. 

Cuối tuần là thời gian phù hợp cho những hoạt động như đi xe đạp, đi bộ hoặc tổ chức trò chơi thể thao tại công viên… Cách này giúp trẻ nhận ra vận động không phải là điều ép buộc mà là một phần thiết yếu trong cuộc sống.

3. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khoá

Các câu lạc bộ thể thao hoặc lớp học nghệ thuật là môi trường lành mạnh giúp trẻ có thêm bạn bè, học hỏi kỹ năng mới và vận động. 

Đòn bẩy cho những đứa trẻ lười vận động-1Khi vận động trong một tập thể, trẻ thường cảm thấy vui hơn và dễ duy trì thói quen vì cần luyện tập tại nhà.

Cha mẹ có thể tìm hiểu xem con thích loại hình vận động nào và đăng ký cho con tham gia một lớp phù hợp như bơi, học võ, trượt patin, chơi nhạc cụ, leo núi trong nhà, nhảy, múa... 

Khi vận động trong một tập thể, trẻ thường cảm thấy vui hơn và dễ duy trì thói quen vì cần luyện tập tại nhà.

4. Nói với con về lợi ích của vận động

Trẻ thường thích biết lý do cho mọi thứ. Cha mẹ có thể giải thích cho con về lợi ích của vận động đối với sức khỏe, như tăng cường thể lực, giúp ngủ ngon, tập trung hơn, được chơi với cha mẹ, có thể tham gia các cuộc thi để tăng cường thành tích... 

Đôi khi, việc biết rõ về lợi ích sẽ giúp trẻ có động lực hơn trong việc tham gia các hoạt động thể chất.

5. Không gây áp lực cho trẻ

Đôi khi, áp lực quá lớn từ cha mẹ có thể khiến trẻ chống lại việc vận động. Hãy bắt đầu bằng những mục tiêu nhỏ và động viên con khi đạt được từng bước. Lời khen ngợi và sự khích lệ sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin và hứng thú hơn trong quá trình thay đổi thói quen. 

Việc giúp trẻ hình thành thói quen vận động không chỉ có ý nghĩa về thể chất mà còn giúp trẻ có tinh thần thoải mái và khả năng tập trung tốt hơn. Cha mẹ cần kiên nhẫn và linh hoạt trong cách hướng dẫn con, tạo ra môi trường khuyến khích vận động thay vì ép buộc. 

Chính sự đồng hành và thấu hiểu của cha mẹ là động lực để con có thể thích và hứng thú với việc vận động hằng ngày như cơm ăn, nước uống, giúp trẻ phát triển toàn diện và hạnh phúc.
 

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/don-bay-cho-nhung-dua-tre-luoi-van-dong-20241119145818518.htm

Nuôi Dạy Con


'Đòn bẩy' cho những đứa trẻ lười vận động
Trong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
Gặp 7 ngày đã cưới rồi ly dị sau 3 tháng, chàng trai đến show hẹn hò tìm bạn đời
Tổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.