Nuông chiều con hiếm muộn

Kết hôn gần chục năm trời mới có “tin vui”, cả nhà Thủy (Cầu Diễn, Hà Nội) yêu chiều bé Cò hết mực. Bé đòi bóng bay hình con hổ như của bạn nhà bên cạnh, 8h tối, vợ chồng Thủy phải cuốc bộ ra ngoài phố, tìm hàng bóng cho con. Đi siêu thị, thấy cái gì con cũng khuôn vào xe đẩy, Thủy nhặt ra thì bé la hét, giãy đạp. Cô phải canh lúc con lơ đãng là xếp lại hàng vào chỗ cũ.

‘Mẹ, ăn bim bim’ – thấy cậu con trai 3 tuổi hét lên,Thủy liền nhắc: ‘Mẹ đang nghe điện thoại, lát ăn’. Ngay lập tức, cô bị mẹ chồngcau có: ‘Mãi mới có được một mụn con. Đừng để thẳng bé còi cọc’…

Kết hôn gần chục năm trời mới có “tin vui”, cả nhàThủy (Cầu Diễn, Hà Nội) yêu chiều bé Cò hết mực. Bé đòi bóng bay hình con hổ nhưcủa bạn nhà bên cạnh, 8h tối, vợ chồng Thủy phải cuốc bộ ra ngoài phố, tìm hàngbóng cho con. Đi siêu thị, thấy cái gì con cũng khuôn vào xe đẩy, Thủy nhặt rathì bé la hét, giãy đạp. Cô phải canh lúc con lơ đãng là xếp lại hàng vào chỗcũ.

Ông bà nội chiều bé Cò vô điềukiện. Bà nội bị đau lưng vẫn sẵn sàng làm ngựa cho cháu cưỡi. Có lần, bé Cò bẻgãy kính lão của ông mà cả ông bà đều cười vui vẻ, còn khen bé “linh lợi”…

Nuông chiều con hiếm muộn
Không nên nuông chiều con thái quá trẻ sẽ dễ sinh hư

Cũng muộn con nên Lan (Hà Đông,Hà Nội) rất thương con. Lúc tập cho bé ngủ riêng, thấy con khóc, vợ chồng Lanxót ruột đành bế con ngủ cùng. Giờ, bé Bin đã 4 tuổi nhưng luôn nhõng nhẽo, đòihỏi. 4h sáng, cả nhà đang ngủ, bé thức giấc, đòi ăn mỳ tôm. Ăn xong, bé “lèonhèo” muốn uống nước ngọt, rồi hết bắt mẹ hát ru, lại chuyển sang đọc truyện cổtích…

Biết không nên chiều nhưng domong mãi mới có được một “mụn con” nên Lan không thể quát, chứ đừng nói đến đánhcon.

Đừng biến con thành ‘ôngtướng’

Tâm lý muộn con càng khiến cha mẹcoi con như “cục vàng” trong nhà. Vì muốn bù đắp cho con nên tự nguyện chiềutheo mọi sở thích lớn – nhỏ của bé. Chưa kể, được nuôi dưỡng trong những giađình có điều kiện kinh tế thì bé càng dễ sinh hư. Không ít người mẹ có thói quengặp ai cũng kể: “Mong mãi mới được thằng bé này” nên vô hình đã làm hư bé.

Việc thương con quá đà sẽ biếncon thành “bạo chúa”. Tâm lý của các bé là vòi được thứ này sẽ vòi sang thứkhác, đòi được lần này sẽ đòi tiếp lần khác… Nếu bố mẹ không nghiêm khắc, bécàng được đà lấn tới, đòi hỏi nhiều hơn. Cứ như thế, cha mẹ có thể rơi vào vòngxoáy bị con đòi hỏi mà không dám chối từ.

Khi đã quen đáp ứng con thì việctừ chối càng trở nên gian nan hơn. Nhiều phụ huynh không khỏi xót xa khi làm conbuồn hay thất vọng. Vì thế, dù muộn con hay không, vẫn cần tuân thủ cách dạy contheo quy tắc. Để bé không hư khi là con một hoặc khi muộn con, phụ huynh nên chúý đến những điểm sau:

- Vợ chồng cần thống nhất cáchnuôi dạy con. Nếu vợ (chồng) luôn bênh vực con thì việc dạy con chỉ thành côngnửa vời. Bé sẽ biết đang được bố (hay mẹ) nuông chiều và tiếp tục vòi vĩnh.

- Phải giới hạn với việc chiềucon. Cái gì hợp lý mới đáp ứng. Cái gì không đúng thì cương quyết không làm. Nếubé quấy khóc, mè nheo thì cha mẹ không cần quá hoảng hốt. Có thể giải thích rồiphớt lờ bé. Nghiêm khắc một vài lần để tạo nếp sống tốt cho con.

- Tránh để bé biết, bé đang là“cục cưng”, cha mẹ mong mãi mới được. Làm vậy, vô tình sẽ tạo cho bé tâm lý“Mình là nhất” và buộc cha mẹ phải nuông chiều.

- Đừng nghĩ rằng, sau này lớnlên, con sẽ hiểu tình yêu thương của cha mẹ và trở thành người tốt. “Tre già,khó uốn”, dạy dỗ bé từ nhỏ thì bao giờ cũng dễ hơn khi đã lớn. Nếu buông lỏng,bé sẽ quen đặt cái tôi lên hàng đầu, sai khiến người khác làm theo ý mình, sốngích kỷ và dễ bị tập thể cô lập. Các nghiên cứu cho thấy, những bé “đành hành”như thế thường ít thành công trong cuộc sống về sau.

Tóm lại, việc dạy con không phảidễ. Giáo dục con khi muộn con càng khó hơn. Đòi hỏi cha mẹ thực sự tỉnh táo,biết kiềm chế tình yêu thái quá với con. Nếu sống cùng ông bà thì càng khó hơn.Khi đó, tâm lý xót cháu của ông bà có thể làm gián đoạn quá trình dạy dỗ từ chamẹ.

Theo Ngọc Bình
Nuông chiều con hiếm muộn



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.