"Thuần phục" trẻ không vâng lời

Gần đây, chị Nhung, ở Thanh Xuân, Hà Nội thấy cậu con trai 13 tuổi vốn rất nghe lời tự dưng hay càu nhàu và hò hét inh ỏi cả nhà bất cứ khi nào bị bố mẹ nhắc việc gì. Cầm đồ gì lên, cháu cũng thả rầm một cái như để phản đối.

Gần đây, chị Nhung, ở ThanhXuân, Hà Nội thấy cậu con trai 13 tuổi vốn rất nghe lời tự dưng hay càu nhàuvà hò hét inh ỏi cả nhà bất cứ khi nào bị bố mẹ nhắc việc gì. Cầm đồ gì lên,cháu cũng thả rầm một cái như để phản đối.

>>
>>
>>

Hai vợ chồng chị bảo con lênphòng chuẩn bị quần áo đi thăm ông bà thì cháu nhất quyết không đi. Hỏi gìcũng không nói, cháu tỏ rõ sự chán chường và thất vọng với cha mẹ.

Theo lời kể của chị Nhung,mọi chuyện bắt đầu từ một lần bố Dũng có hứa nếu trong tuần cậu được hai lầnđiểm 10 thì cuối tuần sẽ cả nhà đi công viên và cho chơi trò đua xe bắnsúng. Từ sau hôm nghe bố nói điều đó, cậu đã được hai điểm 10 liền. Nghĩ thếnào cũng được đi chơi, cậu đã khoe với vài đứa bạn thân ở lớp và hàng xóm.Mỗi lần nhắc đến thì cháu đều thấy tự hào.

Thế nhưng bố cậu lại có việcđi công tác xa đột xuất, nên lời hứa đó không thành hiện thực. 

"Thuần phục" trẻ không vâng lời

Ảnh minh họa

Thạc sĩ Nguyễn Thị HằngPhương, chuyên viên tư vấn tâm lý, Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý trẻ em N-TNguyễn Khắc Viện cho biết, khi biết rằng lời hứa của bố, sự cố gắng, chờ đợicủa mình chẳng có nghĩa lý gì cả, Dũng đã có sự phản kháng dữ dội. Hơn nữa,cậu còn cảm thấy xấu hổ với bạn mình đã khoe khoang.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đếnchuyện con cái không vâng lời. Có khi việc không nghe lời xuất phát từ trẻ,muốn khẳng định cái tôi, muốn thể hiện bản thân… Nhưng ngược lại, thỉnhthoảng, chính cách cư xử chưa hợp lý của bố mẹ lại làm con thêm bướng bỉnh.

Có phụ huynh vừa đi làm vềđến nhà thấy con đang ngồi xem tivi đã quát lên “Con đứng dậy đi thayquần áo ngay. Sao đi học về chưa thay hả? Con cái gì, lớn rồi cứ để mẹ phảinhắc nhở, tắt tivi ngay, lúc nào cũng xem xem xem…”. Trong trường hợp này,nhiều trẻ sẽ cãi lại "Con vừa về đến nhà mà”, “Con xem tí chứ mấy”, “Quần áocon vẫn còn sạch mà”.

Theo các nhà tâm lý, sau mộtngày xa mẹ, trẻ vừa nhìn thấy mẹ về đến nhà đã nghe một loạt yêu cầu (tắttivi; thay quần áo, phải bớt xem tivi…) thì đứa trẻ nào cũng cảm thấy bịức chế, cho rằng “Chắc ba (mẹ) không thương yêu mình”. Trẻ sẽ thấy nhưmình làm việc gì cũng có lỗi, không làm cũng có lỗi. Trong khi rõ ràng vìquan tâm đến con cha mẹ mới nói như thế nhưng trẻ sẽ không nghĩ sự việc theohướng đó.

Việc giáo dục con cái là điềuquý giá nhất trong đời nhưng nuôi dưỡng, dạy dỗ như thế nào không hề đơngiản. Thạc sĩ tâm lý Hằng Phương chia sẻ một số “bí quyết” khi trò chuyệnvới con nói chung và trong những lúc con không vâng lời qua một số quy tắcsau:

1. Luôn khẳng định bố mẹ yêuthương con bằng mọi cách, thông qua mọi hành động.

Cách tốt nhất để con biếtchắc rằng bố mẹ yêu thương con đấy là thông qua lời nói. Mỗi ngày, bố mẹhãy nói với con thật nhiều lần với thông điệp “Bố, mẹ rất yêu con”, “Conrất đáng yêu”.... Với trẻ nhỏ, những câu nói đầy cảm xúc như thế này sẽgiúp con tự tin là dù thế nào thì bố mẹ cũng yêu thương mình. Nhờ đó,trẻ sẽ vững vàng, mạnh mẽ hơn trong những hoàn cảnh mà các con đối diệnhàng ngày.

Với trẻ lớn hơn, nhiều lúccha mẹ rất ngại ngùng khi bày tỏ tình yêu thương thông qua lời nói như vớitrẻ bé. Lúc đó, chúng ta có thể dùng những câu như: “Cả ngày hôm nay đi làm,mà bố (mẹ) cứ nhớ đến con và nghĩ xem giờ này ở lớp thì con đang làm gì.Không biết bố (mẹ) giúp gì được cho con nhỉ?…”

2. Cha mẹ hãy bình tĩnh khigặp tình huống con không nghe lời.

Nhiều phụ huynh khi thấy conkhông vâng lời thì quát: “Sao con hư thế nhỉ”, nặng nề hơn thì “Mẹ thấy khổsở vì có đứa con hư hỏng như con”. Thậm chí, có gia đình còn thường xuyêndùng câu “Cái đồ hư hỏng”. Sự thật thì có thể vấn đề mà con gây ra chưa đếnmức nghiêm trọng như lời bố mẹ nói. Nhưng ngay cả khi con có hư thật thìchưa phải đến mức lúc nào trẻ cũng cư xử không ra gì.

Lúc này, cha mẹ hãy chọn mộttừ cho hợp lý để nói với con. Thay vì nói con hư tất tật, thì có thể nói “Bố(mẹ) thấy con hư vì đã làm vỡ cái bình đá quý”, “Bố mẹ rất bực mình vì conđã không vâng lời bố mẹ trong chuyện đi thăm hỏi ông bác họ hoặc trongchuyện con cáu giận em”…

Điều này có nghĩa là, chúngta sẽ nói đúng chuyện mà trẻ vừa gây cho ta khó chịu, chứ không nói về cảcon người, nhân cách của trẻ. Tương tự như vậy, khi chúng ta có ý định khentrẻ điều gì đó, nếu chúng ta nói “Con thật tuyệt vời. Con thật giỏi” cũng sẽkhông đem lại tác dụng như khi chúng ta nói rõ cụ thể điều mà trẻ đã làmđược. Chẳng hạn: “Mẹ thấy con thật người lớn khi biết giúp em cất dọn đồchơi", "Bố thấy con đã rất thành công khi sửa được cái điều khiển tivi này”…

3. Để định hướng cho trẻ làmđúng với yêu cầu của mình, cha mẹ có thể sử dụng những mẫu câu:

- “Bố, mẹ muốn con + vấn đề”(Bố mẹ muốn con nhanh chóng dọn lại số đồ chơi này vào giỏ, Bố mẹ muốn conrửa tay nhanh hơn).

- “Con giúp mẹ + vấn đề” (Congiúp mẹ cất đôi tất của con vào máy giặt nhé).

- “Bố, mẹ biết con có thể +vấn đề” (Bố mẹ biết con có thể mặc áo nhanh hơn mà).

- “Bố, mẹ đã đồng ý cho con +vấn đề, nhưng không đồng ý + vấn đề” (Bố mẹ đồng ý cho con sang nhà anh hàngxóm chơi, nhưng bố mẹ không đồng ý chuyện con chưa làm xong bài tập này).

- Thể hiện tình cảm với conbằng mọi cách:

"Bố, mẹ rất buồn nếu + vấnđề” (Bố mẹ rất buồn phiền nếu cứ mỗi lần bố mẹ đề nghị con đi thay quần áonhưng con lại cứ mải xem tivi như vậy)…

Cha mẹ có thể ghi những câunày và dán lên tủ lạnh, phòng tắm, tủ quần áo… để nhắc nhở con một cách tếnhị và rất hiệu quả. Và dưới mỗi câu dành cho con, cha mẹ không quên vẽ hìnhtrái tim hoặc mặt cười để thêm một lần nữa khẳng định tình yêu thương màmình dành cho con.

Theo Hồng Thủy
VnExpress



Cách làm lạc kho tương ngon bùi cực kỳ đưa cơm
Thay cho món lạc rang muối hay lạc rang nước mắm truyền thống, bạn có thể biến tấu đôi chút với món lạc kho tương ăn "cuốn" đến mức bao nhiêu cơm cũng hết.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.