Nhạc sĩ Trần Tiến và những âm bản của đời sống

Trần Tiến ngồi trong quán cà phê tĩnh lặng, tóc lấm chấm sợi bạc, gương mặt với những đường vẽ xô lệch của thời gian. Qua điện thoại ông nói, chả thích bị nhà báo làm phiền.

Trần Tiến ngồitrong quán cà phê tĩnh lặng, tóc lấm chấm sợi bạc, gương mặt với những đường vẽxô lệch của thời gian. Qua điện thoại ông nói, chả thích bị nhà báo làm phiền.Nhưng rồi vẫn có một ngoại lệ. Và khi cảm giác phiền phức đã mất đi thì ông lạirất nhiệt tình với câu chuyện.


Cái giọng ồ ồ, khànvà lạ của ông, sao tôi lại thấy nó phù hợp với mùa thu Hà Nội đến thế. Từ ký ứccủa ông, một Hà Nội xưa cũ đang hiển hiện, như âm bản của một cuốn phim đã mất….

Kỳ thực thì có gìkhông phù hợp lắm, khi giữa quán cà phê sang trọng, Trần Tiến nhè nhẹ hát "Phốnghèo". Những câu thơ như cứa vào lòng người: "Hà Nội buồn thương nhớ ơi/Nơi tôi qua ngày thơ ấu/ Một lần về thăm phố xưa/ Ngỡ như Hà Nội của ai/ Sao tôicứ yêu Hà Nội xưa cũ/ Nghèo mà sang/ Sao tôi cứ yêu người yêu xưa cũ/ Buồn màthương".

Trần Tiến viếtkhông nhiều ca khúc về Hà Nội, nhưng Hà Nội trong âm nhạc của ông bao giờ cũngbuồn. Nó là những giai điệu được cất lên dưới ánh sáng của kỷ niệm, của quá khứ,với những mẹ, những chị, những con phố ẩm mốc, trầm cảm, những mối tình đã mất.

Nhạc sĩ Trần Tiến và những âm bản của đời sống
Nhạc sĩ Trần Tiến.

Hỏi, ông có cựcđoan quá không khi viết về thành phố quê nhà như vậy, Trần Tiến nói: "Khitôi viết một bài hát là viết về những kỷ niệm. Giống như người ta luôn nhung nhớnhững mối tình cũ. Cái mùi của kỷ niệm, của người tình xưa ám ảnh vô cùng. Đốivới tôi, đó là cái mùi nguyên chất Hà Nội, không pha tạp".

Trần Tiến đã có cảtuổi thơ và tuổi trẻ gắn bó với Hà Nội. Trong ký ức của ông và những bạn bè cùngthế hệ ông, Hà Nội là những viên gạch vỡ, những mảng tường rêu, những gốc câyquen thuộc mà "nếu ai đẵn nó đi mình đau như thể họ đang đẵn vào lòng mình vậy".

Hà Nội còn là nhữngphận người bé nhỏ, vất vả mà bình thản trong mưu sinh. Lớn lên trong chiến tranhnên với Trần Tiến, Hà Nội cũng là những mất mát. "Nhà tôi xưa ở phố ga HàngCỏ, một con phố ngoài kinh, rất nghèo. Người ngoài kinh thường mặc áo chàm xanh.Ngày chiến tranh, hai trái bom đã ném vào phố ngay sau lưng nhà tôi".

Trần Tiến xa Hà Nộiđã nửa đời người. Nhưng thường xuyên là những cuộc trở về, không chỉ trong đờithường mà cả trong âm nhạc. Những "Ngẫu hứng sông Hồng", "Ngẫu hứng phố", "Mùathu trắng", "Hà Nội những năm 2000"... đều mang tới cho khán giả cảm xúc về mộtHà Nội xa vắng, có chút lấm bụi, có chút thân phận.

Đã có hàng ngàn cakhúc viết về Hà Nội, phần nhiều là vết dấu của sự hào hoa, sang trọng và thanhlịch. Nhưng Hà Nội trong âm nhạc của Trần Tiến là thật nhất. Thật như là ta đangđi trên mảnh đất này, ngồi quán nước nhỏ của bà cụ già mặc áo bông, ăn một bắpngô nướng buổi tối mùa đông, trò chuyện với một chú bé đánh giày…Trên nhữngkhuôn mặt người bình dị ấy, trong những khung cảnh bình dị ấy tỏa một mùi hươngHà Nội mà Trần Tiến gọi là vùng "âm bản". Hà Nội trong ông đẹp vì vẻ lấp lánhcủa những vùng âm bản còn sót lại ấy, dù nó đang mất dần đi.

Trần Tiến đã vàotuổi 64, đúng là chẳng còn trẻ khi ta làm một phép tính thời gian. Nhưng ông sẽcãi ngay nếu ta nói ông đã già. "Tôi bao giờ cũng khác với mọi người đấy. Ngườita nhiều tiền, tôi ít tiền. Người ta đang thích ly dị thì tôi quyết chí chỉ sốngvới vợ già, người ta về hưu thì tôi lại viết sung sức…". Để chứng minh, ông hátngay một "tỉnh ca" vừa hoàn thành vì được đặt hàng. Tôi ít nhiều có tâm lý dịứng với những bài hát "tỉnh ca", "ngành ca", nhưng với Trần Tiến thì không.

Nhạc sĩ Trần Tiến và những âm bản của đời sống
 

Với Trần Tiến, đơnđặt hàng hay một vùng đất cụ thể nào đấy chỉ là cái cớ cho một ca khúc được sinhthành. Ông tự do hoàn toàn trước một đề tài. "Viết một bài hát mà mọi người phảinghĩ đến một cái gì cụ thể, bài hát đó là bài hát tồi. Viết một bài hát để chongười ta khóc, bài hát đó là bài hát tồi. Viết một bài hát người ta cười sằngsặc bài hát cũng tồi luôn. Viết bài hát để cho người ta bay, bài hát đó mới thựclà bài hát".

Vâng, chính xác thìTrần Tiến có thể làm khán giả bay trên đôi cánh âm nhạc mà ông sáng tạo. Nếukhông phải như vậy, khán giả đã không yêu quý, mến mộ ông nhiều đến vậy. Viết,bao giờ cũng là một công việc nhọc nhằn, và chẳng dễ chịu gì, ngay cả khi anh đãquẫy ra khỏi mọi sự lệ thuộc.

Tôi nhớ một lần nàođó ông đã nói đại ý, rằng làm người nhạc sĩ phải biết vượt qua thần lực đámđông, vượt qua nỗi khiếp sợ bản thân vốn như những bức tường dựng lên ngay tronglòng mình, và quan trọng là phải biết đạp đổ những thần tượng, tự tin với conđường mình đang đi…Thật chẳng dễ chút nào để có được phong độ ấy, nếu không phảilà một người cầm bút bản lĩnh với một nội lực đủ mạnh và một văn hóa đủ rộng, đủsâu để nhìn ra sự khác biệt của chính mình.

Khởi đầu là một casĩ, rất nổi tiếng, nhưng rồi cảm giác về một chú hề xuất hiện trong Trần Tiếnngày một rõ rệt. Muốn chối bỏ cảm giác ấy, ông phá hủy giọng hát bằng cách ăn ớtthật nhiều. Rồi ông cầm bút, làm người sáng tác. Sáng tác là công việc khó khănhơn, nhưng nó thỏa mãn ý muốn đi tìm kiếm cái lõi, cái tận cùng của đời sống.

Trong những vật vãcủa nghề viết, nơi chỉ có bóng tối và hun hút ảo ảnh làm chứng, người sáng tạophải cô đơn đối diện với chính mình, chối bỏ mọi phô diễn. Người ta thường nói,khi bạn là chính mình, bạn thật khác biệt. Trần Tiến có lẽ ngộ hơn ai hết điềunày. Âm nhạc chính là gương mặt đời sống của ông, không màu mè, son phấn. Chỉ cóông mới làm cho những đề tài chả có chút gì liên quan đến âm nhạc vào âm nhạcrất nhuần nhị và hiệu ứng một cách ngạc nhiên.

Tôi trộm nghĩ, nếungười ta đã mất rất nhiều giấy bút để bàn về ca từ trong âm nhạc của Trịnh CôngSơn thì cũng sẽ là tương tự như vậy khi viết về Trần Tiến. Trịnh Công Sơn sươngkhói bao nhiêu thì Trần Tiến hiện thực bấy nhiêu. Trịnh Công Sơn cô đơn, thânphận bao nhiêu thì Trần Tiến đám đông bấy nhiêu. Nhưng điểm chung là họ đều cónhiều công chúng. Và công chúng của họ đều là những con người bình dân, đằng saunhững ồn ào lo toan là cảm giác cần được bình yên, an ủi.

Cái chất bình dântrong nhạc của Trần Tiến được ông lý giải: "Người dân nghĩ gì thì tôi cố nóigiùm họ. Tôi cố gắng làm điều gì mà mọi người nghĩ cùng với tôi. Tôi viết vềnhững điều họ trải qua, nhưng tôi mong muốn họ bay lên khỏi cái vui buồn củathực tế để làm cái gì hay hơn, nhân văn hơn…".

Trần Tiến viếtnhiều và viết nhanh. Ông thường đùa, đời ông nếu rời việc viết ra, sẽ chẳng thểlàm gì nên cơm nên cháo cả. Viết rồi cất đi. Những ca khúc đã công bố chỉ là mộtphần rất nhỏ trong gia tài tác phẩm của ông. Sự nổi tiếng của nhiều ca khúc cũngnằm ngoài suy nghĩ của nhạc sĩ. "Rất nhiều ca khúc đến với công chúng là docông của một số người bạn tôi. Có bài tôi cho là không hay, nhưng khi đến vớicông chúng rồi, nó lại được yêu thích".

Rồi ông ví dụ: "Bài"Quê nhà" tôi viết xong thì để đấy bao năm, chả ngó ngàng tới. Một hôm một cậubạn tôi đem nó cho ca sĩ trẻ Tùng Dương để Dương hát trong cuộc thi Sao Mai-Điểm hẹn. Tôi bảo Dương, con hát làm gì bài này, vì chú thấy bài này khôngép-phê sân khấu đâu. Nhưng Tùng Dương vẫn hát và cậu ta giành chiến thắng cuộcthi đó". Vậy đấy, số phận một bài hát có khi nằm ngoài dự tính của người sinh ranó.

Trần Tiến thườngkhông hào hứng khi bàn về thị trường âm nhạc. Thế hệ của ông gắn liền với chiếntranh, bom đạn, cái chết, những ưu tư thời cuộc nên âm nhạc không đơn thuần chỉlà giải trí. "Thị trường chẳng có ý nghĩa gì với tôi từ khi tôi bắt đầu cầmbút"- nhạc sĩ nói. Ông không bao giờ mất thời gian vào công việc giới thiệutác phẩm của mình ở nơi này, nơi kia. Nếu thực sự mỗi bài hát có số phận củamình thì ông Trời luôn dành sẵn cho nó một cơ duyên để nó có thể đến với khángiả.

Ông kể: "Có mộtcô người mẫu kiêm ca sĩ đến tìm tôi và nói em thích nhạc của anh, em muốn đượchát nhạc của anh. Tôi trả lời ngay, anh không có loại nhạc để em thích đâu. Khicô ấy đi rồi, mọi người mới bảo tôi rằng cô ấy là một người đẹp, đang "hot" trênthị trường giải trí đấy, sao lại từ chối. Tôi không cần biết thị trường, khôngcần biết cô ấy là ai. Cô ấy nổi tiếng, tốt thôi. Nhưng cô ấy sẽ không hát nhạccủa tôi".

Về thị hiếu âm nhạccủa giới trẻ hiện nay, Trần Tiến có ưu tư rằng: "Nó quá hời hợt, a dua, thiếuhẳn chất đắng của trí tuệ, sức nặng của những cảm xúc tâm hồn". Trước câu hỏikhi đối diện trang giấy, người nhạc sĩ viết cho mình hay là viết cho công chúng,Trần Tiến trả lời: "Tôi yêu công chúng nhưng quan điểm của tôi là không làmnhững điều công chúng thích. Tôi sáng tác về những điều mình quan tâm chứ khôngphải sáng tác những gì mà công chúng muốn".

Nhưng Trần Tiến vốnkhông thích những câu hỏi quá nghiêm trọng. Ông luôn hướng đến một sự tự nhiên,hóm hỉnh hơn là sự cầu kỳ, khuôn thước. Trò chuyện với ông, loanh quanh thế nàorồi cũng quay về chủ đề âm nhạc và đàn bà. Đàn bà với ông là ký ức, là quá khứ,nó giống như một thứ hương vị của đời sống, vừa cụ thể vừa mơ hồ. Ông kể trongđời mình đã có một vài lần "hèn".

Lần hèn thứ nhất làkhi ở chiến trường Quảng Trị, Trần Tiến bị sốt rét, đồng đội tưởng chết, vùi đi.Rồi ông tỉnh dậy và đuổi theo đơn vị. Một mình trong đêm tối không súng, khôngđèn pin, đói, khát, rét và đơn độc, ông cứ gào lên kêu cứu. Cho đến khi nhìnthấy le lói một ánh đèn, ông lết tới và thì thào: "Tôi là Trần Tiến, tác giả bài"Thanh niên ra tiền tuyến đây", xin hãy cứu tôi".

Lần hèn thứ hailiên quan đến đàn bà, nhạc sĩ thật thà: "Tôi mê một cô, bị vợ và các con bắtđược". Tình yêu, sự xao động là mê cung của người làm nghệ thuật. Không cónó thật khó để sáng tạo. Trần Tiến cũng không là ngoại lệ. Ông nói, ông cũng làngười bình thường như bao đàn ông khác trên đời, cũng mê muội vì phụ nữ đẹp vàcó những phút giây chao đảo.

Nhưng ông cũng tựhào rằng ông có một người vợ và những đứa con hiểu cho mình ở những phút giâychao đảo ấy, để ông vẫn được là người đàn ông của một gia đình êm ấm và làm nghệthuật. Tôi nhớ có lần ở đâu đó, Trần Tiến đã nói rằng, bỏ qua chuyện đạo đức, vợcon, ông thực sự không có một mối tình lớn trong đời, cho dù có những bóng hồngđã lướt qua cuộc sống của ông.

Phạm trù tình yêudường như là câu chuyện của số phận, thật khó để bình luận ở đây. Nhưng dù cho ởmột ý nghĩa mơ hồ nhất, tượng trưng nhất, thì tình yêu vẫn là một điểm tựa khôngthể chối bỏ với người cầm bút. Nó có thể làm mất mát, nhưng nó cũng khiến chongười nghệ sĩ thăng hoa. Nó mang đến niềm vui, nhưng rất nhiều khi lại là buồntràn ngập. Mà nỗi buồn chính là nguyên cớ cho âm nhạc cất cánh…

Tôi thích một câuhát của Trần Tiến trong nhạc phẩm "Con chim sẻ tóc xù" và mượn làm lời kếtcho bài viết này, kèm với đó là nụ cười vừa trẻ thơ lại vừa như chưng cất từ mộtvết thương nào đó trong lòng ông. "Đừng tin những người không còn tình yêu/ Cuộcđời mà lại xấu xa/ Thì sao cây táo nở hoa/ Sao rãnh nước trong veo đến thế/ Thìsao ông lão nhà bên/ Còn làm thơ và ngắm hoa quỳnh lên/ Sao anh thợ giày mê côhàng xóm/ Sao thiếu phụ buồn yêu hoa trinh nữ…

TheoBình Nguyên Trang
An ninh Thế giới



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.