- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đề xuất cho học sinh nghỉ nếu ô nhiễm không khí ở mức nguy hại liên tiếp 3 ngày
"Nếu chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại trong 3 ngày liên tục, có thể xem xét cho học sinh mẫu giáo, tiểu học nghỉ học".
Nội dung trên được nêu trong văn bản khuyến cáo phòng, chống ảnh hưởng ô nhiễm không khí tới sức khỏe của Cục Quản lý Môi trường y tế, ngày 7/1.
Theo đó, Bộ Y tế khuyến cáo, khi chất lượng không khí ở ngưỡng nguy hại (301–500) trong thời gian 3 ngày liên tiếp, các lớp mẫu giáo, nhà trẻ, trường tiểu học có thể xem xét cho học sinh nghỉ học. "Nếu bắt buộc đi học cần tránh các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà hoặc điều chỉnh thời gian học cho phù hợp", Bộ Y tế lưu ý.
Bộ Y tế cũng khuyên những người nhạy cảm cần tránh tất cả các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà. Đồng thời đóng cửa sổ, cửa ra vào nhà để hạn chế, tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm, đồng thời theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.
Ở các mức độ còn lại, nhóm người nhạy cảm cần giảm hoặc hạn chế các hoạt động ngoài trời để tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí.
Ô nhiễm không khí, xem xét cho học sinh được nghỉ học. (Ảnh minh hoạ)
Khuyến cáo này được đưa ra trong bối cảnh, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh lân cận những ngày qua có chiều hướng gia tăng. Có những thời điểm, chỉ số chất lượng môi trường không khí lên đến mức xấu, rất xấu và điển hình Hà Nội trở thành thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Theo dữ liệu từ IQAir, chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại Hà Nội hôm nay là 264, thuộc mức "Rất không tốt". Nồng độ bụi mịn PM2.5 đạt 184.5 µg/m³. Tiếp đến là Thái Nguyên với chỉ số AQI ở mức 249, TP.HCM xếp thứ 3 với chỉ số AQI ở mức 193, mức đỏ "không lành mạnh".
Chất lượng không khí khu vực Hà Nội đo lúc 9h36 sáng nay (7/1).
Để chủ động bảo vệ sức khỏe người dân, Bộ Y tế cũng đưa ra nhiều biện pháp phòng, chống ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe. Qua đó giúp người dân, nhất là những người nhạy cảm với các chất ô nhiễm trong không khí như trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, người cao tuổi có những kiến thức cơ bản trong việc thực hiện các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe.
Thông tin từ Tổ chức y tế thế giới, tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, các bệnh tim mạch và đột quỵ. Ngoài ra có thể gây tổn thương da, các bệnh về mắt, tác động đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.
Theo VTC News
-
Giáo dục7 giờ trướcBộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư về quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó nêu rõ về các trường hợp được tuyển thẳng, ưu tiên trong kỳ thi vào lớp 10.
-
Giáo dục12 giờ trướcĐại diện Bộ GD-ĐT thông tin, với các trường chất lượng cao có tỷ lệ "chọi" hàng năm lớn tại Hà Nội như THCS Cầu Giấy, THCS Thanh Xuân... phương thức tuyển sinh sẽ do Sở GD-ĐT quyết định.
-
Giáo dục12 giờ trướcKỳ tuyển sinh vào lớp 10 năm 2025 tại TP.HCM dự kiến diễn ra vào đầu tháng 6/2025, với 3 môn: Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ.
-
Giáo dục13 giờ trướcTừ học kỳ 2, năm học 2024 - 2025, tỉnh Yên Bái bắt đầu thí điểm cho học sinh bậc THCS học 5 ngày/tuần từ thứ 2 đến thứ 6, nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật.
-
Giáo dục16 giờ trướcTừ năm học 2025 - 2026, tuyển sinh lớp 6 thực hiện theo phương thức xét tuyển, tiêu chí do Sở GD&ĐT hướng dẫn, bảo đảm công bằng, phù hợp với tình hình địa phương.
-
Giáo dục16 giờ trướcTừ năm học 2025 - 2026 trở đi, các địa phương sẽ tổ chức thi tuyển vào lớp 10 công lập bằng 3 môn: Toán, Ngữ văn và môn thi thứ 3 do địa phương tự chọn.
-
Giáo dục17 giờ trướcNăm 2025, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên không xét tuyển sớm theo phương thức xét học bạ và không tổ chức thi năng khiếu ngành Giáo dục mầm non.
-
Giáo dục19 giờ trướcLiên quan đến vụ việc nữ sinh ở Thanh Hóa bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ, sau gần 1 tháng bị khởi tố bị can, 6 nữ sinh vẫn đi học bình thường.
-
Giáo dục19 giờ trướcTừ 14/2, thông tư mới về dạy thêm của Bộ GD-ĐT có hiệu lực, có thể tác động đáng kể tới thực trạng dạy thêm hiện nay. Khảo sát trong năm 2024 cho thấy, cứ 10 giáo viên thì có 4 người dạy thêm, với số thời gian cao nhất là gần 15 giờ/tuần ở bậc THPT.
-
Giáo dục1 ngày trướcTheo Thông tư 29 vừa được Bộ GD&ĐT ban hành, từ năm 2025, học sinh sẽ không phải nộp tiền học thêm trong trường, số tiền này được trích từ ngân sách.
-
Giáo dục1 ngày trướcTheo thông báo của Hội đồng Anh và IDP, tất cả các kỳ thi IELTS tại Việt Nam sẽ được chuyển đổi sang hình thức thi trên máy tính, kể từ ngày 30/3.
-
Giáo dục1 ngày trướcViệc các trường giảm phương thức xét tuyển cùng với đó là sự hạn chế về môn tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp khiến nhiều thí sinh lo lắng về cơ hội vào đại học.
-
Giáo dục1 ngày trướcHiện, các trường đại học đang đào tạo nhiều ngành học khác nhau mang lại cho thí sinh nhiều lựa chọn trong tương lai.
-
Giáo dục1 ngày trướcThông tư 29/2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định rõ những trường hợp giáo viên được phép dạy thêm trong nhà trường.