Muôn vàn chuyện dở khóc dở cười khi đi học mùa dịch: Người muốn học thì nhà không có wifi, kẻ có mạng thì ngồi xem gì không biết!

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên năm nay, học sinh ở nhiều nơi có một mùa tựu trường vô cùng lạ lùng.

Theo thông lệ hàng năm, thời gian này là giai đoạn mà học sinh ở nhiều quốc gia đang nô nức tựu trường. Tuy nhiên năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà thời khóa biểu của học sinh bỗng chốc bị đảo lộn. Có em đã được đến trường nhưng có em phải học tập thông qua màn hình máy tính, điện thoại. 

Mỹ hiện tại là 1 trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất của dịch Covid-19. Trong mùa tựu trường, rất nhiều những câu chuyện cả hài hước, cả bực mình, khó chịu ở trường học đã được cộng đồng mạng chia sẻ lại.

Những "chiếc bàn cách ly" đáng yêu

Mới đây một tài khoản twitter đã chia sẻ đoạn clip quay toàn cảnh một lớp học được thiết kế đặc biệt trong mùa dịch. Người này viết: "Một số trường học đã cho học sinh đi học lại. Tuy nhiên giáo viên không muốn bầu không khí trong lớp quá căng thẳng và nghiêm trọng. Vậy nên cô ấy đã tự làm những thứ này...".

Theo đó, các bàn trong lớp được kê theo khoảng cách an toàn, gắn thêm vách kính trong suốt. Không chỉ vậy, mỗi chiếc bàn còn được trang trí bằng giấy màu theo hình thù vui nhộn. Nhìn từ xa, mỗi chiếc bàn trông giống hệt một chú rô bốt ngộ nghĩnh.

Lớp học được trang trí vừa đáng yêu vừa đảm bảo an toàn.

Khoanh tay học bài nhưng nội dung trên màn hình thì... quá sai

Không phải học sinh nào cũng đã tựu trường, một số em hiện vẫn đang học tập online để đảm bảo an toàn sức khỏe. Và có vẻ việc học tập này không được hiệu quả cho lắm. Một tài khoản Twitter đã chia sẻ hình ảnh cậu con trai ngồi khoanh tay chăm chỉ trước máy tính để học bài.

Tuy nhiên nhìn kỹ thì nội dung trên màn hình máy tính không phải bài giảng của giáo viên mà là một bộ phim hoạt hình. Quả là một vố lừa to tướng!

Muôn vàn chuyện dở khóc dở cười khi đi học mùa dịch: Người muốn học thì nhà không có wifi, kẻ có mạng thì ngồi xem gì không biết!-1

Một cậu bé ngồi khoanh tay rất nghiêm túc nhưng lại đang xem hoạt hình.

Có những học sinh "điếc không sợ súng"

Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên nhiều học sinh tại Mỹ dường như không biết sợ là gì và hết sức chủ quan khi đến trường. Một bức ảnh được chụp tại trường trung học North Paulding mới đây được chia sẻ trên mạng xã hội Twitter và khiến nhiều người bức xúc.

Người đăng tấm ảnh cho biết: "Ngày thứ hai tại trường trung học North Paulding. Không thể tệ hơn được nữa. Chúng tôi không thể di chuyển vì hành lang tắc kín. Mọi người đứng sát sạt nhau nhưng không ai chịu đeo khẩu trang. Tin được không? Tỉ lệ đeo khẩu trang chỉ khoảng 10%".

Muôn vàn chuyện dở khóc dở cười khi đi học mùa dịch: Người muốn học thì nhà không có wifi, kẻ có mạng thì ngồi xem gì không biết!-2

Hành lang trường ùn tắc và học sinh không đeo khẩu trang.

Muốn học nhưng điều kiện không cho phép

Hiện tại, nhiều trường học tại Mỹ đang tổ chức dạy online cho học sinh. Đây cũng là lúc nhiều bạn trẻ rơi vào cảnh "dở khóc dở cười", muốn học cũng không được bởi thiếu thốn trang thiết bị. Một tài khoản Twitter có tên Pera chia sẻ: "Tôi phải đến Starbuck để làm nốt khóa luận, nhưng không phải lúc nào nó cũng mở cửa. Đáng nhẽ trường học nên nghĩ tới những học sinh nhà không có điều kiện để lắp wifi chứ?".

Một tài khoản Twitter khác lên tiếng đồng tình: "Không phải ai cũng có thể học trực tuyến. Những học sinh ở những gia đình khó khăn vốn đã thiệt thòi thì nay lại càng thiệt thòi hơn". 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/tin-moi/muon-van-chuyen-do-khoc-do-cuoi-khi-di-hoc-mua-dich-nguoi-muon-hoc-thi-nha-khong-co-wifi-ke-co-mang-thi-ngoi-xem-gi-khong-biet-222054

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.