Bi kịch của những thiếu nữ làm mẹ đơn thân

Trót ăn "trái cấm", rồi người chồng hờ cao chạy xa bay, nhiều chị em đành ngậm ngùi nuôi con một mình. Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân không chỉ gặp những khó khăn về kinh tế mà còn phải đối diện với dư luận dè bỉu khinh chê.

Trót ăn "trái cấm", rồingười chồng hờ cao chạy xa bay, nhiều chị em đành ngậm ngùi nuôi con mộtmình. Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân không chỉ gặp những khó khăn vềkinh tế mà còn phải đối diện với dư luận dè bỉu khinh chê.

 

Sống cảnh "góp gạo thổi cơmchung" với bạn trai được nửa năm, Châu có thai khi đang là sinh viên năm thứ3. Ban đầu thấy cô quyết tâm không phá bỏ cái thai kia, người yêu hết lờihứa hẹn sẽ làm đám cưới và chăm sóc hai mẹ con, nhưng sau đó anh ta lặn mấttăm.

Biết tin, bố Châu cấm khôngcho cô đặt chân về nhà. Mẹ thì thương con gái, chỉ lén lên chăm con, giấmgiúi cho tiền trong thời gian Châu sinh nở. Hiện tại, con gái Châu đã được 6tháng mà người tình chưa một lần quay lại hỏi thăm. Hai mẹ con đang tá túctrong một gian phòng trọ rộng hơn chục mét vuông, thỉnh thoảng vài cô bạnqua thăm, lâu lâu mẹ cô cũng lên chăm cháu giúp.

Bi kịch của những thiếu nữ làm mẹ đơn thân

Ảnh minh họa

Cuộc sống đã khó khăn naycàng khốn đốn, chuyện học hành đành gác lại, Châu thở dài: "Em không biếtphải xoay sở thế nào, tiền phòng trọ, tiền sữa cho con cũng hết. Em đang cốnhờ bạn tìm việc làm thêm tại nhà nhưng khó quá. Những hôm mẹ ốm, con khócrồi nôn, tè, mẹ con cùng khóc. Sao đời mình cay đắng thế!".

Nhiều cô gái trẻ khi yêukhông cân nhắc thiệt hơn, sẵn sàng "trao thân" cho người tình rồi mang thai.Đa phần các bà mẹ trẻ này chọn phương án phá thai, số khác sinh con rồi chođi hoặc một mình vượt cạn trong cảnh khổ cực trăm bề.

Như tình cảnh của Hòa (thànhphố Hải Phòng), có thai khi vừa ra trường và đi làm được một năm. Sống nhưvợ chồng với người tình đã có gia đình, Hòa đã từng phá thai hai lần vì anhta không muốn ảnh hưởng tới gia đình riêng. Lần "dính" bầu thứ 3, Hòa khôngdám bỏ nữa vì sợ sau này sẽ không còn khả năng làm mẹ. Cũng từ đó gã đàn ôngkia lơ là và dần biến mất. Bất chấp sự phản đối của gia đình, Hòa quyết địnhkhông bỏ cái thai.

May mắn hơn Châu, gia đìnhkhông chấp nhận nhưng vì thương con, bố mẹ Hòa vẫn chu cấp kinh tế để cô lochuyện sinh nở. Tuy nhiên sau khi sinh, Hòa phải bỏ việc để ở nhà chăm sócbé, rồi đối mặt với những lời dị nghị từ mọi người xung quanh...

Con càng lớn, Hòa càng hốihận về quyết định của mình. Cậu con trai thiếu cha lại hay tủi thân so sánhkhi nhìn bạn có đủ bố và mẹ. Cũng vì thiếu tình thương của cha nên cậu bésuốt ngày đeo bám mẹ không cho Hòa làm việc gì, "con sợ mẹ biến mất, mẹ bỏđi xa". 

Bi kịch của những thiếu nữ làm mẹ đơn thân

Ảnh minh họa

Khao khát một người đàn ôngđể nương tựa, nhưng vì có con nên tình duyên như một thứ xa xỉ với Hòa. Cũngcó nhiều người đàn ông đến với cô, nhưng chủ yếu vì chuyện thể xác chứ ít aicó ý định nghiêm túc, hoặc nếu có thì họ cũng gặp phải sự phản đối quyếtliệt từ gia đình.

Chứng kiến nhiều trường hợpcác bà mẹ đơn thân khốn khổ một mình nuôi con, chuyên viên Minh Hoa, đườngdây tư vấn tâm lý 1088 TP HCM cho biết, người mẹ bình thường đã vất vả; làmmẹ đơn thân, nhất là trong tình huống bị động thì càng cực gấp nhiều lần.

Theo nhà tâm lý, trên thực tếhiện nay không ít phụ nữ lựa chọn có con mà không chồng. Họ cũng phải đươngđầu với dư luận xã hội, giải quyết khó khăn về kinh tế, chăm sóc con cái,nhưng dẫu sao người mẹ đã cân nhắc, suy nghĩ thấu đáo và có sự chuẩn bịtrước. Còn những cô gái lỡ có thai ngoài ý muốn, bị ruồng bỏ và buộc phải tựsinh, nuôi con thì mọi chuyện lại khó khăn hơn.

Trong số những bà mẹ đơn thânbất đắc dĩ, khi chồng “cao chạy xa bay” đành phải chật vật một mình, thì cónhững chị em không chỉ trót dại một lần vì phút yếu lòng sau đó.

Điển hình như tình cảnh củaThu (quê Tiền Hải, Thái Bình). Chân ướt chân ráo vào TP HCM lập nghiệp, cuộcsống xa nhà khó khăn, đồng lương lại ít ỏi, Thu như người chết đuối vớ đượcphao khi nhận được sự giúp đỡ cả về về vật chất và tinh thần của một chàngtrai tốt bụng. Sau gần một năm yêu nhau, cả hai quyết định thuê nhà trọ ởriêng vừa để tiết kiệm chi phí sinh hoạt, vừa ngày nào cũng được gặp mặtnhau.

“Anh ấy bảo sớm muộn gì haiđứa cũng cưới nhau nên dọn về sống chung cho tiện. Em cũng nghĩ đơn giản thếnên không phản đối gì”, Thu nhớ lại. Sống cảnh "lửa gần rơm", chỉ mấy thángsau Thu có thai. Biết chuyện, ngay trong đêm, anh ta dọn đồ đạc đi biệttích.

Mỗi lần nhớ đến mối tình tộilỗi, Thu lại tức tưởi: “Lúc đó em như rớt xuống vực thẳm, vừa hoang mang lolắng, vừa không thể tin rằng anh ấy hèn nhát như vậy. Nhưng rồi chờ mãikhông thấy anh ta về, em đã phải cắn răng đối diện với sự thật”.

Cũng nhiều lần nghĩ đếnchuyện bỏ thai nhưng lại không đành, cuối cùng Thu quay về nhà nhận lỗi vớicha mẹ và xin tá túc ở nhà chờ đến khi sinh con xong. Ở miền quê Thái Bình,nơi mà sự trinh trắng của người phụ nữ vẫn được đề cao, thì những cô gái“không chồng mà chửa” như Thu đi đến đâu cũng bị dẻ bỉu ra mặt. Vừa đau khổvừa nhục nhã ê chề, cô vẫn cắn răng chịu đựng.

Nhưng trớ trêu thay khi đứacon đầu lòng được gần 4 tuổi, nỗi khát khao được sống trong vòng tay yêuthương của một người đàn ông lại cháy lên trong lòng, đẩy Thu sa vào cơn cámdỗ lần nữa. Thế là cô lại tiếp tục mang thai đứa con thứ hai với người đànông khác. Lần này gia đình đã hắt hủi và đuổi cô ra khỏi nhà trong cảnh bụngmang dạ chửa.

Nhìn nhận tình trạng này,chuyên viên Văn Thanh Sĩ, văn phòng tư vấn tâm lý TT&T cho rằng, gia đình vàxã hội cần có cái nhìn bao dung hơn đối với những người phụ nữ đã trót lầmlỡ. "Bởi ai trong cuộc đời mà không tránh khỏi những lúc mắc sai lầm nên hãycho họ một cơ hội được làm lại. Trên thực tế cuộc sống của những phụ nữ mộtmình nuôi con vốn đã khó khăn hơn người khác rất nhiều vì bản thân họ phảithay chồng gánh vác vai trò cột trong gia đình", ông nói.

Cũng theo ông Sĩ, được giađình quan tâm an ủi động viên, không nhắc lại chuyện cũ sẽ giúp "bà mẹ đơnthân" lấy lại cân bằng mà sống, đồng thời tránh mắc phải những sai lầm tươngtự.

Theo Vương Linh - ThiTrân
VnExpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.