Cậu IT Nhâm Hoàng Khang vừa nhận cú chốt “khét lẹt” từ nữ chủ tịch nếu "đụng đến sao kê quỹ Hằng Hữu"

Cậu IT mà "đụng chạm" đến sao kê quỹ Hằng Hữu thì sẽ nhận được kết quả như thế nào?

Mới đây, khi cậu IT Nhâm Hoàng Khang vừa cập nhật tình hình sao kê quỹ từ thiện Hằng Hữu trên trang cá nhân thì liền nhận được một cú chốt hạ kết quả.

Cụ thể, chủ tịch quỹ từ thiện Hằng Hữu tiết lộ cái kết cho việc cậu IT nếu "đụng chạm" đến tài khoản quỹ từ thiện Hằng Hữu và công ty cổ phần Đại Nam thì sẽ lặp tức "có người đưa đến công an".

Cậu IT Nhâm Hoàng Khang vừa nhận cú chốt khét lẹt” từ nữ chủ tịch nếu đụng đến sao kê quỹ Hằng Hữu-1

Trước đó, Nhâm Hoàng Khang tiết lộ sẽ công khai đầy đủ 2248 trang giấy sao kê của quỹ từ thiện Hằng Hữu từ ngân hàng và có đóng dấu đầy đủ, không thiếu một trang nào. Cậu IT cũng tuyên bố thời gian cụ thể vào ngày 15/9/2021. Đồng thời, cậu IT ngầm khẳng định về tính chính xác và sẽ chịu trách nhiệm pháp luật nếu như công khai những tờ sao kê giả.

Theo tìm hiểu, vấn đề tiết lộ sao kê hoặc thông tin tài khoản của người khác có thể truy cứu là hành vi vi phạm pháp luật.

Trao đổi với Thanh Niên về vấn đề này, luật sư (LS) Trương Văn Tuấn (Đoàn LS TP.HCM) cho biết, việc tiết lộ thông tin tài khoản khách hàng nếu không được khách hàng đồng ý hoặc không thuộc các trường hợp pháp luật cho phép là hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại Điều 14 luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.

Căn cứ theo bộ luật Dân sự 2015 (BLDS), hành vi phát tán thông tin giao dịch ngân hàng nếu gây thiệt hại phải bồi thường. Theo khoản 2, Điều 387 BLDS 2015, trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo khoản 3, Điều 387 BLDS 2015.

Đồng tình với quan điểm trên, LS Lê Trung Phát (đoàn LS TP.HCM) cho biết thêm, theo quy định về "bảo mật thông tin" tại Điều 14 của luật Các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi 2017, các tổ chức tín dụng phải đảm bảo bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi và các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng.

Do đó, hành vi để lộ sao kê tài khoản ngân hàng của khách hàng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 30 - 40 triệu đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 47 Nghị định 88/2019/NĐ-CP. Riêng nếu tổ chức tín dụng vi phạm, thì mức phạt là gấp hai lần mức phạt này.

 

 THEO PHÁP LUẬT VÀ BẠN ĐỌC 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/cau-it-nham-hoang-khang-vua-nhan-cu-chot-khet-let-tu-nu-chu-tich-neu-dung-den-sao-ke-quy-hang-huu-162211209181411510.htm

Nhâm Hoàng Khang


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.