- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
“Cười ra nước mắt” với sự sáng tạo ngôn ngữ của “cư dân mạng”
Xem ra, cư dân mạng cũng mắc phải không ít bệnh "nan y".
Xem ra, cư dân mạng cũng mắc phải không ít bệnh "nan y".
Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội ở Việt Nam góp phần hình thành một “tầng lớp” dân cư mới: cư dân mạng. Cách sử dụng ngôn ngữ của “cư dân mạng” đôi khi khiến chúng ta cười ra nước mắt.
Cũng từ cách sử dụng ngôn ngữ của cư dân mạng, chúng ta có thể thấy những “bệnh thường gặp” của cộng đồng mạng ở Việt Nam.
Đầu tiên, cư dân mạng là những người có “sức đề kháng” rất yếu. Điều đó được thể hiện ở chỗ: họ rất hay bị… sốt. Dù chỉ một tác động rất nhỏ bé cũng khiến họ sốt.
Chỉ cần nhìn một cô gái đẹp, họ cũng có thể bị… sốt. Chẳng thế mà, những cụm từ kiểu như: phát sốt với đường cong của Ngọc Trinh; phát sốt với vẻ đẹp của cô gái bán bánh tráng trộn, phát sốt với… xuất hiện tràn lan trên “nhà” của các cư dân mạng.
Ngoài ra, họ còn rất hay bị “đắng lòng”. Cái sự “đắng lòng” có thể xuất phát từ những chuyện rất… vu vơ.
Rõ ràng, với những biểu hiện “lâm sàng” ấy, chúng ta không thể không lo lắng cho sức khỏe của “cư dân mạng” được.
Không chỉ dễ ốm, cư dân mạng còn rất dễ bị “hoảng loạn”. Chỉ tác động nhỏ bé nhất cũng khiến họ “kinh hoàng”. Nếu thử, seach trên google, bạn sẽ thấy điều này hoàn toàn đúng. Chỉ cần chiếc mụn đen cũng khiến cộng đồng mạng… kinh hoàng.
Sự mong manh, dễ vỡ của cộng đồng mạng cũng khiến cho cả thời tiết nơi cư dân mạng “sinh sống” thường xuyên nổi dông bão. Chẳng thế mà, một câu nói của người nổi tiếng, một ánh mắt nhìn hút hồn của cô bán thịt lợn… cũng có thể “gây bão”.
Một đặc điểm rất dễ nhận thấy nữa là tính “cẩu thả” của cộng đồng mạng. Bất cứ cái gì họ cũng có thể làm rơi vãi. Vì vậy, những cụm từ kiểu có “vãi” xuất hiện với mật độ dày đặc trong cộng đồng mạng.
Tuy nhiên, ngoài sự mong manh, yếu đuối thì cư dân mạng toàn là những người tốt. Họ luôn mạnh mẽ đấu tranh với cái xấu để bảo vệ những điều tốt đẹp. Sẽ là không quá nếu cho rằng cộng đồng mạng là những vị quan tòa công tâm và mẫn cán nhất. Bất cứ câu chuyện nào trong đời sống cũng được họ đem ra phán xét và… đánh giá. Đôi khi, sự phán xét ấy có phần phiến diện nhưng nó vẫn thể hiện cái “tâm” trong sáng và thánh thiện của những “cư dân mạng”.
Có lẽ vì quá tốt nên họ cũng rất hay...ném đá. Họ "ném đá" bất cứ cái gì mà họ cho rằng "ngang tai trái mắt". Sự tích cực ném đá ấy đôi khi khiến nhiều người khốn đốn.
Trở thành cư dân mạng xã hội, chúng ta cũng dễ dàng trở thành người đẹp. Dân mạng rất hào phóng trong việc phong “danh hiệu” cho ai đó. Họ không ngần ngại đưa ai đó lên “hạng nhất” một cách dễ dàng và… thoải mái. Chẳng thế mà một giám thị, một cô gái mới lớn cũng có thể trở thành người “xinh nhất vịnh Bắc bộ”….; Một chiến sỹ cảnh sát giao thông đi làm nhiệm vụ cũng được cộng đồng mạng ưu ái phong người “có chất giọng hay nhất Việt Nam”; Một cô gái có nhan sắc một chút thì được phong ngay là “mỹ nữ vạn người mê”…
Ngoài ra, những hiện tượng như “ảo tưởng sức mạnh”, “vậy hoy đi nha”, “xin lỗi anh (em) chỉ là… đang dần trở thành những trào lưu sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng mạng.
Có thể nói, cộng đồng mạng là nơi sáng tạo ra những cụm từ đầy thú vị nhưng đôi khi không tuân theo một quy luật ngôn ngữ nào cả. Sự sáng tạo ấy làm nên sức hấp dẫn của cộng đồng mạng.
Tuy nhiên, chính sự sáng tạo ấy (đặc biệt là ngôn ngữ tuổi teen) đang làm mất dần sự trong sáng của tiếng Việt.
Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội ở Việt Nam góp phần hình thành một “tầng lớp” dân cư mới: cư dân mạng. Cách sử dụng ngôn ngữ của “cư dân mạng” đôi khi khiến chúng ta cười ra nước mắt.
Cũng từ cách sử dụng ngôn ngữ của cư dân mạng, chúng ta có thể thấy những “bệnh thường gặp” của cộng đồng mạng ở Việt Nam.
Đầu tiên, cư dân mạng là những người có “sức đề kháng” rất yếu. Điều đó được thể hiện ở chỗ: họ rất hay bị… sốt. Dù chỉ một tác động rất nhỏ bé cũng khiến họ sốt.
Chỉ cần nhìn một cô gái đẹp, họ cũng có thể bị… sốt. Chẳng thế mà, những cụm từ kiểu như: phát sốt với đường cong của Ngọc Trinh; phát sốt với vẻ đẹp của cô gái bán bánh tráng trộn, phát sốt với… xuất hiện tràn lan trên “nhà” của các cư dân mạng.
Ngoài ra, họ còn rất hay bị “đắng lòng”. Cái sự “đắng lòng” có thể xuất phát từ những chuyện rất… vu vơ.
Rõ ràng, với những biểu hiện “lâm sàng” ấy, chúng ta không thể không lo lắng cho sức khỏe của “cư dân mạng” được.
Không chỉ dễ ốm, cư dân mạng còn rất dễ bị “hoảng loạn”. Chỉ tác động nhỏ bé nhất cũng khiến họ “kinh hoàng”. Nếu thử, seach trên google, bạn sẽ thấy điều này hoàn toàn đúng. Chỉ cần chiếc mụn đen cũng khiến cộng đồng mạng… kinh hoàng.
Sự mong manh, dễ vỡ của cộng đồng mạng cũng khiến cho cả thời tiết nơi cư dân mạng “sinh sống” thường xuyên nổi dông bão. Chẳng thế mà, một câu nói của người nổi tiếng, một ánh mắt nhìn hút hồn của cô bán thịt lợn… cũng có thể “gây bão”.
Một đặc điểm rất dễ nhận thấy nữa là tính “cẩu thả” của cộng đồng mạng. Bất cứ cái gì họ cũng có thể làm rơi vãi. Vì vậy, những cụm từ kiểu có “vãi” xuất hiện với mật độ dày đặc trong cộng đồng mạng.
Tuy nhiên, ngoài sự mong manh, yếu đuối thì cư dân mạng toàn là những người tốt. Họ luôn mạnh mẽ đấu tranh với cái xấu để bảo vệ những điều tốt đẹp. Sẽ là không quá nếu cho rằng cộng đồng mạng là những vị quan tòa công tâm và mẫn cán nhất. Bất cứ câu chuyện nào trong đời sống cũng được họ đem ra phán xét và… đánh giá. Đôi khi, sự phán xét ấy có phần phiến diện nhưng nó vẫn thể hiện cái “tâm” trong sáng và thánh thiện của những “cư dân mạng”.
Có lẽ vì quá tốt nên họ cũng rất hay...ném đá. Họ "ném đá" bất cứ cái gì mà họ cho rằng "ngang tai trái mắt". Sự tích cực ném đá ấy đôi khi khiến nhiều người khốn đốn.
Trở thành cư dân mạng xã hội, chúng ta cũng dễ dàng trở thành người đẹp. Dân mạng rất hào phóng trong việc phong “danh hiệu” cho ai đó. Họ không ngần ngại đưa ai đó lên “hạng nhất” một cách dễ dàng và… thoải mái. Chẳng thế mà một giám thị, một cô gái mới lớn cũng có thể trở thành người “xinh nhất vịnh Bắc bộ”….; Một chiến sỹ cảnh sát giao thông đi làm nhiệm vụ cũng được cộng đồng mạng ưu ái phong người “có chất giọng hay nhất Việt Nam”; Một cô gái có nhan sắc một chút thì được phong ngay là “mỹ nữ vạn người mê”…
Ngoài ra, những hiện tượng như “ảo tưởng sức mạnh”, “vậy hoy đi nha”, “xin lỗi anh (em) chỉ là… đang dần trở thành những trào lưu sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng mạng.
Có thể nói, cộng đồng mạng là nơi sáng tạo ra những cụm từ đầy thú vị nhưng đôi khi không tuân theo một quy luật ngôn ngữ nào cả. Sự sáng tạo ấy làm nên sức hấp dẫn của cộng đồng mạng.
Tuy nhiên, chính sự sáng tạo ấy (đặc biệt là ngôn ngữ tuổi teen) đang làm mất dần sự trong sáng của tiếng Việt.
Bạn có cách nào để "chữa trị" những căn bệnh "nan y" về ngôn ngữ tự phong của cư dân mạng không? Hãy gửi cho Tintuconline những "phương pháp" chữa bệnh của bạn vào địa chỉ tintuconline@vietnamnet.vn hoặc phản hồi vào cuối bài viết. |
Quốc Khánh/VietNamNet
-
Giới trẻ1 ngày trướcVào dịp cuối tuần, hàng nghìn bạn trẻ đã tìm về vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội) để săn mây, check-in bên những vạt hoa vàng rực rỡ trên sườn núi.
-
Giới trẻ11/11/2024Từ nhỏ, Nghĩa đã thích làm con gái, quấn khăn thành váy. Tuy nhiên, cha Nghĩa buồn lòng, không thích con trai làm như vậy.
-
Giới trẻ23/10/2024Chỉ từ 5-10 nghìn đồng là có thể mua được một chiếc túi mù. Vì vậy người mua thường chọn cả combo hàng chục, thậm chí hàng trăm túi để xé túi mù cho “đã cái nư”.
-
Giới trẻ23/10/2024Thừa nhận bản thân không phải “mọt sách”, không quá đam mê đọc sách nhưng chàng trai Hưng Yên vẫn khát khao lan tỏa văn hóa đọc đến đông đảo mọi người.
-
Giới trẻ28/09/2024Nạn quay lén ở nhà nghỉ bị blogger nổi tiếng "bóc phốt" làm tăng nỗi ám ảnh của giới trẻ Trung Quốc, nhiều người thậm chí còn chọn cách cắm trại khi đi du lịch.
-
Giới trẻ18/09/2024Trong đêm chính hội Trung thu, khu phố lồng đèn lớn nhất TPHCM thu hút hàng nghìn bạn trẻ tìm đến vui chơi, chụp ảnh cùng những chiếc đèn lồng đẹp mắt.
-
Giới trẻ17/09/2024Yến Tatoo lên tiếng xin lỗi vì đã "fake màn hình" số tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt khiến mọi người hiểu nhầm con số lên tới hàng trăm triệu đồng.
-
Giới trẻ23/08/2024Gần 20 năm làm mẹ đơn thân, đối diện bệnh 'lạ' mãi không dứt, Thúy Hiền nói lúc này chỉ mong được sống bình yên bên 2 con, không còn khao khát tìm kiếm tình yêu.
-
Giới trẻ22/08/2024Quanh năm chân lấm tay bùn, chị Thanh và chị Thu bỗng nhiên trở thành nhân vật trải nghiệm chính trên kênh TikTok triệu view. Kênh TikTok của các chị vừa giúp lan tỏa văn hóa, ẩm thực miền Tây, vừa mang lại thu nhập chân chính.
-
Giới trẻ21/08/2024Sau khi biết điểm chuẩn trúng tuyển Đại học năm 2024, nhiều bạn tân sinh viên từ các tỉnh, thành khẩn trương đi tìm nhà trọ tại Hà Nội. Có bạn lựa chọn ở khu ký túc xá của trường, cũng có bạn được bố mẹ mua luôn một căn nhà để đỡ phải đi thuê trọ.
-
Giới trẻ21/08/2024Ánh Viên gây chú ý với nhan sắc thăng hạng, thử sức với vai trò mẫu ảnh sau khi giải nghệ.
-
Giới trẻ21/08/2024Mới đây, nữ diễn viên xinh đẹp chia sẻ hành trình nén đau, thực hiện một việc quan trọng ở tuổi 29.
-
Giới trẻ21/08/2024Pickleball là môn thể thao được nhiều bạn trẻ yêu thích thời gian gần đây. Tuy nhiên, liên quan đến chuyện trang phục chơi Pickleball, mạng xã hội có nhiều ý kiến trái chiều.
-
Giới trẻ21/08/2024Từ thanh niên đánh giày trở thành thợ sửa đồng hồ tiền tỷ, Trường Omega còn truyền nghề cho hàng trăm thanh niên có việc làm ổn định.