- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
'Con thi giữa kỳ chỉ được 6, 7 điểm, tôi xấu hổ không dám ra khỏi nhà'
Một cảm giác thất vọng bao trùm lấy tôi sau khi nhận kết quả thi giữa kỳ của con, bao nhiêu công sức, tiền bạc vậy mà hầu hết các môn đều chỉ được 6 -7 điểm.
Con tôi vốn là một đứa trẻ thông minh, thành tích học tập luôn nằm trong top đầu của lớp. Để phát huy được thế mạnh của bản thân, cũng như nhắc con không được ngủ quên trên chiến thắng nên tôi không tiếc tiền của, công sức thời gian cho con đi học phụ đạo, học thêm.
Tôi cứ tưởng với sự hy sinh của mình và nỗ lực của con thành tích sẽ được cải thiện. Thật chẳng ngờ kết quả điểm không những không tăng mà lại còn xuống thấp đến không ngờ.
Sự xấu hổ của tôi càng tăng lên khi đâu đâu cũng thấy người ta khoe con thi giữa kỳ được điểm 9, điểm 10. Từ bạn bè, đồng nghiệp cho đến hàng xóm, ngay khi trường công bố kết quả điểm, trên mạng xã hội của tôi tràn ngập những bài đăng khoe điểm của con trá hình dưới dạng động viên, ghi nhận thành tích của con. Tôi đã cố phớt lờ những bài như vậy thế nhưng không thể tránh được lúc gặp mặt ngoài đời.
Từ ngày biết điểm của con, tôi xấu hổ không dám ra khỏi nhà.
Thấy tôi không có động tĩnh gì trên mạng như những lần có kết quả thi trước, nhiều người hỏi điểm thi của con tôi. Chưa bao giờ tôi sợ những câu hỏi về điểm của con mình đến vậy. Những lúc bị hỏi điểm, tôi phải cố nở một nụ cười hết sức gượng gạo và khéo léo chuyển sang đề tài khác tránh để mọi người biết con tôi chỉ thi được có 6 điểm Toán và tiếng Anh, 7 điểm Văn.
Thế nhưng “giấy không gói được lửa” hàng xóm có con học cùng lớp với con tôi làm cái tin động trời đó lan khắp cả tầng chung cư. Mỗi lần đi ra ngoài đường tôi cứ có cảm giác mọi người đang chỉ xì xào về điểm số của con mình nên càng bực hơn với con. Trong nỗi thất vọng đó còn cả sự lo lắng và tiếc nuối.
Sinh ra trong gia đình không mấy khả giả, để có được cuộc sống đủ ăn đủ mặc như ngày hôm nay tôi đã phải học hành chăm chỉ không dám lơ là, chểnh mảng một phút giây nào. Tôi tin chỉ có học tập mới là con đường duy nhất để mở ra tương lai tươi sáng hơn, nên khi biết con thi các môn quan trọng giữa kỳ chỉ được 6 - 7 điểm làm tôi lo lắng.
Toán, Văn là một trong những môn quan trọng trong kỳ thi vào lớp 10 và tốt nghiệp THPT, nhưng mới chỉ đề thi giữa kỳ, một dạng đề mang tính chất kiểm tra kiến thức từng học từ đầu năm đã đủ sức “hạ gục” con tôi thế này thì những kỳ thi căng thẳng, cam go phía trước làm sao con tôi có thể vượt qua. Giấc mơ thi vào lớp 10 trường chuyên, vào Đại học Ngoại Thương, Bách Khoa làm sao mà con tôi có thể đạt được đây.
6 điểm kỳ thi giữa kỳ của con như đòn đánh tâm lý mạnh với tôi. Trước đó tôi vẫn luôn tự tin rằng chỉ cần chăm chỉ học thêm ở những trung tâm tốt, giáo viên có tiếng thì thành tích của con chắc chắn sẽ được nâng lên. Tôi đã phải căn ke lịch học ở trường để có thể đăng ký cho con học thêm nhiều môn nhất có thể. Tôi quan niệm rằng học càng nhiều càng tốt, “không bổ ngang thì cũng bổ dọc” bởi kiến thức có bao giờ là thừa.
Mỗi tháng vợ chồng tôi phải bỏ ra số tiền lên đến cả chục triệu đồng để đầu tư cho việc học hành của con. Ngoài vấn đề tiền nong còn cả công sức của hai mẹ con tôi đổ ra không biết kể sao cho hết. Tôi đưa đón, đồng hành với con không ngày nào ngơi nghỉ, kể cả khi ốm, mệt, chồng bận đi công tác tôi vẫn cố gắng để đưa con đến chỗ học thêm được đúng giờ không để con phải nghỉ học.
Tôi đưa đón, đồng hành với con không ngày nào ngơi nghỉ...
Có nhiều người bảo tôi o ép con học nhiều đánh mất tuổi thơ của con. Con tôi đẻ ra, tôi yêu, tôi xót chứ, những gì có thể làm được cho con tôi không hề tiếc bất cứ thứ gì. Các bạn đồng chăng lứa đứa nào cũng lăn ra để học, nếu chểnh mảng lơ là ra là tụt lại phía sau ngay. Thực tế chỉ ra con tôi chưa đủ chăm chỉ nên kỳ thi vừa rồi bạn bè được 9, 10 điểm trong khi con chỉ được 6, 7.
Con tôi mấy ngày nay thấy mẹ mắng nhiều nên cũng biết tự giác hơn, đèn phòng cũng tắt muộn hơn mọi ngày. Tôi biết thằng bé cũng buồn nhiều khi kết quả không như ý. Nhìn con gầy vì thức khuya tôi xót vô cùng nhưng quả thật tôi không thể kiềm chế được cảm xúc của mình khi nghĩ về điểm số của con.
Để kết quả của kỳ thi cuối kỳ không rơi vào vết xe đổ như lần này tôi đang nghiên cứu để đổi chỗ học thêm cho con. Dù có khó khăn thế nào tôi cũng quyết đồng hành cùng con trong hành trình đầy cam go, thử thách này.
Theo VTC News
-
Giáo dục2 giờ trướcQuy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo vừa được Bộ GD&ĐT đưa ra tại dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đang nhận được sự quan tâm của các trường và phụ huynh, học sinh.
-
Giáo dục4 giờ trướcKỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ áp dụng các dạng câu hỏi trắc nghiệm mới và cách tính điểm không còn cào bằng như đã áp dụng từ năm 2008 đến nay.
-
Giáo dục7 giờ trướcBảo lưu Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng để thi lại vào Trường ĐH Y Hà Nội, Ngọc Linh trở thành thủ khoa đầu vào ngành Răng - Hàm - Mặt. Ba năm sau, Linh thắng giải “Sinh viên của năm” tại ngôi trường này, nhờ sự năng động và tài năng.
-
Giáo dục22 giờ trướcSau vụ việc 132 học sinh Trường Mầm non Hoa Sen nghỉ học liên quan đến suất ăn bán trú, hiện tại, hầu hết các em đã đi học đầy đủ trở lại.
-
Giáo dục1 ngày trướcTừ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
-
Giáo dục1 ngày trướcNữ sinh lớp 8 tại Đắk Nông đã vỡ òa hạnh phúc khi nhận được quà kèm thư tay từ Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn sau chương trình phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em".
-
Giáo dục1 ngày trước24 tân sinh viên của Đại học Khoa học và Công nghệ Macau (Trung Quốc) bị phát hiện làm giả kết quả kỳ thi tốt nghiệp PTTH Hong Kong (HKDSE) để xét tuyển vào trường.
-
Giáo dục2 ngày trướcĐể tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo cấp chứng chỉ ngoại ngữ đảm bảo công bằng, chống thi thay, thi hộ, Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung quy định cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrong buổi học, 2 thầy cô ở Trường THCS Vạn Phong (Diễn Châu, Nghệ An) xảy ra xô xát. Trường THCS Vạn Phong vừa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các giáo viên.
-
Giáo dục2 ngày trướcHàng chục học viên lớp văn bằng 2 - VB2.13 của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 'chết đứng' khi nhận được thông tin lớp học này không tồn tại.
-
Giáo dục2 ngày trướcTổng cộng 35 trang trong luận án tiến sĩ lịch sử của một trưởng phòng ở Huế đều có đạo văn. Kết luận của Đại học Huế khẳng định tố cáo đúng.
-
Giáo dục2 ngày trướcQuy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm.
-
Giáo dục3 ngày trướcSố lượng thí sinh đăng ký thi sau đại học ở Trung Quốc giảm, cho thấy sự suy giảm niềm tin vào giá trị bằng cao học khi thị trường việc làm cho người trẻ khan hiếm.
-
Giáo dục3 ngày trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.