- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đứng trong chậu nước nấu ăn, tự chế quạt phun nước... là cách SV ở trọ đối phó với cái nóng như "lò thiêu"
Để sống được trong "lò thiêu" của mình, nhiều sinh viên đã nghĩ ra các "chiêu" độc đáo để đi qua mùa nóng phát hờn này.
Với nhiệt độ trung bình trong ngày luôn ở mức 36 -
37 độ C, có lúc vượt lên đến 39 độ C, thời tiết ở Sài Gòn đang bước vào
giai đoạn nóng nhất trong năm.
Dù đã trùm kín mít mỗi lần ra đường nhưng cái nắng gay gắt vẫn khiến mọi người cảm thấy choáng váng.
Nóng không chỉ ở ngoài đường, mà còn lan đến cả những khu nhà trọ của sinh viên và công nhân.
Ở đây, các dãy nhà thường được xây san sát nhau để tiết kiệm diện tích, đồng thời lượng người ở lúc nào cũng đông đúc, khiến cái nóng đôi khi còn bí bách, khó chịu hơn ngoài trời.
Nóng bao trùm, dãy trọ của sinh viên như "lò vi sóng"
Bước vào các dãy trọ của sinh viên ở khu vực làng ĐH Quốc gia TP. HCM vào khoảng thời gian từ 10h – 14h trong những ngày gần đây thực sự như cực hình. Đi bên ngoài hành lang của dãy phòng đã cảm nhận được cái nóng hầm hập như "lò thiêu".
Những dãy nhà trọ san sát phải đóng kín cửa, tránh hơi nóng hắt vào, âm thanh vọng ra bên ngoài chỉ có tiếng rù rì của máy quạt điện.
Những dãy nhà trọ san sát nhau khiến cái nóng càng thêm oi bức. Ảnh: Toàn Nguyễn
Nhiều sinh viên phải ra ngoài hành lang dãy trọ tìm chút gió trời. Ảnh: Tứ Quý
Hầu hết các dãy nhà trọ dành cho sinh viên được xây dựng với cấu trúc mái lợp tôn, tường mỏng, mỗi phòng rộng chưa đầy 10m2 và có duy nhất cái cửa sổ bé tí nên nếu mở cửa sổ hết cỡ cũng không thể cảm nhận được chút gió thoáng nào.
Một căn phòng trọ nhỏ ở con hẻm gần trường ĐH Nông Lâm (TP. HCM) nhưng có từ 3-4 sinh viên cùng ở. Bước vào phòng trọ, có thể ngay lập tức cảm nhận được cái nóng ngột ngạt, bí bách.
Bạn Hiếu (sinh viên trường Khoa học Xã Hội và Nhân Văn TP.HCM) nói vui: "Bình thường gội đầu ngồi trước quạt 20 phút mới khô, còn bây giờ chỉ cần 5 phút là muốn héo tóc.
Nắng nóng thôi còn chịu được đằng này nó cứ bí bí, rít rít khó chịu cực kỳ".
Căn phòng trọ diện tích nhỏ, bày biện khá nhiều đồ đạc, cũng chỉ có mỗi cửa sổ bên hông nhà để đón gió. Ảnh: Toàn Nguyễn
Căn phòng trọ dành cho sinh viên hầu hết đều lợp tôn nên trần nhà luôn luôn nóng hầm hập. Ảnh: Tứ Quý
Bạn Lê Vĩnh Mạnh Cường (SV trường ĐH Nông Lâm) cho biết: "Chừng ấy diện tích nhỏ nhoi nhưng phòng mình hiện có 3 người ở.
Ban ngày, đặc biệt là buổi trưa thì thường chỉ có 2 người ở nhà, bạn còn lại thì ra quán cafe cho đỡ nóng. Gần tới ngày thi nhưng thời tiết nóng như thế này khiến chúng mình càng chật vật, khổ sở hơn".
Theo bạn Cường, hầu hết các bạn nam nếu ở cùng phòng thì ai cũng trần trùng trục, độc một chiếc quần đùi.
Với sinh viên nam thì biện pháp giảm nhiệt đơn giản nhất có thể làm trước mắt trong những ngày phòng trọ như "lò thiêu" là mặc càng ít quần áo càng tốt.
Còn đối với các nữ sinh viên thì cũng chọn cách mặc quần ngắn, áo phông để cơ thể được mát mẻ hơn.
Căn phòng trọ chật hẹp nhưng có từ 3-4 sinh viên ở. Ảnh: Tứ Quý
Mỗi lần về nhà, những nam sinh viên chỉ mặc quần đùi, để mình trần cho mát mẻ. Ảnh: Tứ Quý
Nữ sinh viên cũng thế, ngồi học giữa căn phòng oi bức là một điều không hề dễ chịu chút nào. Ảnh: Tứ Quý
Bạn Trần Quốc Quân (cùng phòng với Cường) chia sẻ: "Với thời tiết nắng nóng này, việc sinh hoạt ăn uống cũng như học tập cũng bị đảo lộn nhiều lắm.
Ăn ngủ cũng không ngon giấc, thường xuyên mệt mỏi vì nắng nóng. Mình đang trong quá trình thi nên cũng khá lo lắng vì phòng trọ nóng như thế này sẽ ảnh hưởng đến việc ôn bài".
Bạn Phương (sinh viên trường đại học Luật TP.HCM) thì chia sẻ: "Phòng trọ của mình ở trên lầu 4, mấy nhà xung quanh thấp hơn nên nắng bao nhiêu phòng mình hưởng hết.
Đã vậy còn là mái tôn nên khoảng 10h trưa là cái phòng thành cái... lò vi sóng, nóng không chịu nổi.
Có lần mình đổ nước ra sàn nằm luôn mà xíu là nó khô. Cuối cùng mình quyết tâm đem sách vở đi trú nắng, chiều về. Ít nhất thì trên trường còn thoáng hơn".
Vào mùa nắng nóng cực độ ở Sài Gòn, dường như chỉ 1 cái quạt nhỏ như thế này không đủ để "đánh bay" hơi nóng. Ảnh: Toàn Nguyễn
Chế quạt phun nước bằng đá lạnh để giảm nhiệt cho phòng trọ
Trong khi một số sinh viên khá giả tìm một quán cafe võng gần hồ nước hoặc cafe máy lạnh để học bài và nghỉ ngơi, thì nhiều sinh viên khác lại nhanh chân "chiếm" chỗ trong thư viện trường làm nơi ôn bài và tránh nóng khá ổn.
Tuy nhiên cách "trốn chạy" nắng nóng trên về lâu dài có vẻ không thực sự là ý tưởng hay cho lắm.
Nhiều sinh viên chỉ còn cách đứng vào chậu nước như thế này để mong "hạ hỏa" đôi chút. Ảnh: Toàn Nguyễn
Qua nhiều lần vật vã trong "lò luyện đơn" là cái phòng trọ của mình, nhiều sinh viên đã nghĩ ra cách chế quạt tạo ra hơi nước khá độc đáo.
Chiếc quạt điện thông thường nếu bật số nhẹ thì không đủ mát, điều chỉnh số mạnh quá thì phả hơi nóng nên 2 bạn sinh viên Cường và Quân đã nghĩ ra cách gắn đá lạnh vào sau cánh quạt để tạo hơi nước bốc ra.
Theo hai bạn sinh viên này, cách chế quạt hơi nước cực kì đơn giản, chỉ cần cắt vỏ chai nhựa, mua khoảng 1.000 đồng đá lạnh bỏ vào rồi gắn lên lồng quạt. Khi quạt chạy với tốc độ cao, nước sẽ bắn ra như phun sương.
2 nam sinh viên tìm cách chế quạt hơi nước để tạo hơi mát cho cả phòng trọ. Ảnh: Tứ Quý
Chàng trai đang thêm nước vào chai để đá tan chảy nhỏ vào cánh quạt tạo sương. Ảnh: Tứ Quý
Hai ống chai nhựa được cắt ra rồi bỏ đá gắn vào lồng quạt để tạo hơi nước, giải nhiệt căn phòng. Ảnh: Tứ Quý
Giữa mùa hè oi bức, sự sáng tạo của sinh viên luôn có ích. Ảnh: Tứ Quý
"Đây là cách chúng mình tự nghĩ ra và rất hiệu quả để chống chọi với hơi nóng hầm hập trong phòng trọ. Ngày nào mình cũng làm cách này mới có thể trụ nổi trong phòng trọ", bạn Cường chia sẻ.
Tuy nhiên với cách chống nóng như thế này phải là người siêng năng thường xuyên để ý đến quạt điện vì việc đá chảy nước có thể rơi vào động cơ, dẫn đến cháy quạt. Vì thế cách làm này chỉ 1 – 2 phòng trọ sinh viên áp dụng.
Sau khi tự chế máy quạt bằng hơi nước, những cô cậu sinh viên khá thoải mái dùng cơm trưa. Ảnh: Tứ Quý
Một dạng đối phó khác: "Máy điều hòa hand made" - cách hữu hiệu để sinh viên sống sót qua mùa nắng cực độ ở Sài Gòn. Ảnh: Toàn Nguyễn
"Giờ thì có thể yên tâm ngồi học bài mát mẻ hơn tí rồi". Ảnh: Toàn Nguyễn
Theo các sinh viên, buổi tối các phòng trọ gần như không có ai hoặc chỉ có một người vì hầu hết sinh viên chạy ra ngoài để tránh sự oi bức và ngột ngạt của căn phòng. Khoảng tầm khuya, những sinh viên này mới trở về phòng ngủ.
Bạn Phượng Vỹ (SV năm nhất trường ĐH KHXH & NV) cho hay, những buổi trưa trong thời gian này nếu lỡ cúp điện thì không tài nào học bài được. Để ngồi một chỗ học bài được lâu, Vỹ phải dành riêng một chiếc quạt xoáy trực tiếp vào người.
Được biết, nếu ban ngày nắng thì nóng, còn buổi chiều tối, thì dường như cái nóng bức oi nồng trong bốn bức tường phòng trọ cũng không hề thuyên giảm. Thời tiết khiến các bạn sinh viên ở trọ chỉ biết kêu trời mong có cơn mưa để giải nhiệt.
Nhiều sinh viên chọn cách ra quán cafe có không khí thoáng mát hơn để ngồi học bài vào buổi trưa. Ảnh: Tứ Quý
Theo Trí thức trẻ
-
Giới trẻ11/11/2024Từ nhỏ, Nghĩa đã thích làm con gái, quấn khăn thành váy. Tuy nhiên, cha Nghĩa buồn lòng, không thích con trai làm như vậy.
-
Giới trẻ23/10/2024Chỉ từ 5-10 nghìn đồng là có thể mua được một chiếc túi mù. Vì vậy người mua thường chọn cả combo hàng chục, thậm chí hàng trăm túi để xé túi mù cho “đã cái nư”.
-
Giới trẻ23/10/2024Thừa nhận bản thân không phải “mọt sách”, không quá đam mê đọc sách nhưng chàng trai Hưng Yên vẫn khát khao lan tỏa văn hóa đọc đến đông đảo mọi người.
-
Giới trẻ28/09/2024Nạn quay lén ở nhà nghỉ bị blogger nổi tiếng "bóc phốt" làm tăng nỗi ám ảnh của giới trẻ Trung Quốc, nhiều người thậm chí còn chọn cách cắm trại khi đi du lịch.
-
Giới trẻ18/09/2024Trong đêm chính hội Trung thu, khu phố lồng đèn lớn nhất TPHCM thu hút hàng nghìn bạn trẻ tìm đến vui chơi, chụp ảnh cùng những chiếc đèn lồng đẹp mắt.
-
Giới trẻ17/09/2024Yến Tatoo lên tiếng xin lỗi vì đã "fake màn hình" số tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt khiến mọi người hiểu nhầm con số lên tới hàng trăm triệu đồng.
-
Giới trẻ23/08/2024Gần 20 năm làm mẹ đơn thân, đối diện bệnh 'lạ' mãi không dứt, Thúy Hiền nói lúc này chỉ mong được sống bình yên bên 2 con, không còn khao khát tìm kiếm tình yêu.
-
Giới trẻ22/08/2024Quanh năm chân lấm tay bùn, chị Thanh và chị Thu bỗng nhiên trở thành nhân vật trải nghiệm chính trên kênh TikTok triệu view. Kênh TikTok của các chị vừa giúp lan tỏa văn hóa, ẩm thực miền Tây, vừa mang lại thu nhập chân chính.
-
Giới trẻ21/08/2024Sau khi biết điểm chuẩn trúng tuyển Đại học năm 2024, nhiều bạn tân sinh viên từ các tỉnh, thành khẩn trương đi tìm nhà trọ tại Hà Nội. Có bạn lựa chọn ở khu ký túc xá của trường, cũng có bạn được bố mẹ mua luôn một căn nhà để đỡ phải đi thuê trọ.
-
Giới trẻ21/08/2024Ánh Viên gây chú ý với nhan sắc thăng hạng, thử sức với vai trò mẫu ảnh sau khi giải nghệ.
-
Giới trẻ21/08/2024Mới đây, nữ diễn viên xinh đẹp chia sẻ hành trình nén đau, thực hiện một việc quan trọng ở tuổi 29.
-
Giới trẻ21/08/2024Pickleball là môn thể thao được nhiều bạn trẻ yêu thích thời gian gần đây. Tuy nhiên, liên quan đến chuyện trang phục chơi Pickleball, mạng xã hội có nhiều ý kiến trái chiều.
-
Giới trẻ21/08/2024Từ thanh niên đánh giày trở thành thợ sửa đồng hồ tiền tỷ, Trường Omega còn truyền nghề cho hàng trăm thanh niên có việc làm ổn định.
-
Giới trẻ20/08/2024Pickleball được ra đời trong một ngày cuối tuần khi nghị sĩ Joel Pritchard trở về nhà và thấy cả gia đình không có việc gì để làm.