"Nữ quái" tuổi teen cùng những lần đi dạt

Phá bĩnh để đổi đời

Không khóc lóc, không tỏ ra bi lụy và cũngkhông quá nặng nề về án cải tạo 10 năm tù giam của mình. Đó là những điềutôi nhận thấy ở Đinh Thị Quỳnh Dung đang cải tạo tại Trại giam Thanh Phong (NôngCống -Thanh Hóa). Cô còn rành rọt kể cho tôi nghe những chuyện trước đây,bằng một cái giọng rất cứng rắn.

Phá bĩnh để đổi đời

Dung năm nay ở tuổi 19, nhưng sắcsảo và với những câu nói hoạt ngôn, người đối diện sẽ nhận ra vẻ lọc lõi của cô.Sự lọc lõi đó là đời dạy cho cô. Khi mới 15 tuổi cô đã bỏ gia đình ấm cúng ở phốKhâm Thiên (Hà Nội), ra ở riêng với khát vọng sống tự lập, tự do. So với nhữngcô gái vị thành niên khác, cô bạo dạn hơn nhiều.

"Nữ quái" tuổi teen cùng những lần đi dạt

Hậu quả của việc dạt nhà sẽ là gì?

Ban đầu, cô xin làm những côngviệc đơn giản như gội đầu, xếp bóng bida... Như thế cũng đủ cho cô phần nàotrang trải cuộc sống tự do và va vấp vào nhiều mối quan hệ khác.

Đời nhiều cạm bẫy, ai cũng biếtthế, những người làm cha làm mẹ cũng dạy con cái mình thế. Nhưng cha mẹ Dungchẳng thể ngờ được rằng, từ những công việc đơn giản, cô con gái khá xinh xắncủa họ đã bắt quen với nhiều đàn anh đàn chị trong xã hội. Họ vốn lọc lõi tronggiang hồ và sẵn sàng "cưu mang" một cô em gái bé bỏng chân yếu tay mềm! Họ đãhuấn luyện cho Dung biết buôn bán ma túy để có thể kiếm được nhiều tiền hơn.

Buôn bán ma túy, la cà quán xá vàsàn nhảy, rồi trở thành những kẻ dạt nhà. Mối quan hệ xã hội của Dung ngày càngtrở nên phức tạp. Dung cũng như hàng nghìn những cô gái dạt nhà khác, trở thànhgái nhảy sàn, gái giang hồ, dân buôn hàng cấm và rơi vào vòng tù tội. Điều đókhông chỉ làm gia đình đau lòng mà còn khiến xã hội bất ổn. Nguyên nhân là dotính hiếu thắng của tuổi teen, sự buông lỏng quản lý, giáo dục của gia đìnhkhiến các em sa ngã.

Đinh Thị Quỳnh Dung chỉ là mộttrong số cả trăm phạm nhân tuổi teen đang thụ án tại các trại giam. Ngồi nóichuyện, tôi thấy Dung thực sự hoạt ngôn và có "lý luận" riêng của một cô gáituổi teen để bao biện cho những hành động ngỗ ngược, phạm tội của mình.

Cô vô tư nói về những gì mình đãlàm ở bên ngoài. Cô đổ hết lỗi cho xã hội, cô bảo chỉ vì cuộc sống thiếu thốn,không đủ trang trải cho cuộc sống (vốn cần nhiều tiền) của cô. Cô coi tất cảnhững điều đó làm nên tội chứ không phải những hành động phạm pháp của mình.

Dung cười nói: "Em bỏ học từ năm lớp 9, vìmuốn đi kiếm tiền, sau đó thấy đồng lương quá ít ỏi, không đủ trang trải chocuộc sống hằng ngày, cho việc thuê nhà. Em đã cố gắng và đã đi theo conđường khác, em đã phải chấp nhận xuống đường đi buôn ma túy".

Tôi hỏi lại em: "Nếu ai cũngnhư em, thì xã hội sẽ đi đến đâu? Cứ không đủ tiền tiêu thì làm việc phạm phápthì sẽ làm cho xã hội nhiễu loạn, phải không?". Dung lại đổ lỗi cho ngườilớn, rằng còn có quá nhiều người tham ô. Người lớn phạm tội được, tại sao ngườitrẻ không(?!) Câu nói của Dung làm tôi giật mình.

Dung tiếp: "Nếu được đối xửcông bằng, với việc trả đồng lương xứng đáng thì liệu em có phải vào tù, để anhđến và gọi em lên hỏi chuyện không? Cho nên, em cần phải làm gì đó. Cần phải cóchí hướng và hành động của mình. Giống như phá bĩnh những điều rất nhàm chán đểđổi thay".

Dung biến thành cô gái chơi bờisau khi trải qua khá nhiều nghề, cô gia nhập vào nhóm anh chị xã hội và giớithiệu cho nhau đi buôn bán ma túy. Cô và nhóm của cô đã có mặt ở hầu hết các sànnhảy tại Hà Nội để cung cấp thuốc cho dân lắc, dân nhảy. Nhóm của cô gồm 4 ngườiđều đã bị bắt, trong đó có gã đàn ông tên Quang sinh năm 1978, là người yêu củaDung.

Hiện Quang cũng đang cải tạo tạiTrại Thanh Phong. Trước khi bị bắt, Quang là người luôn đi mua ma túy từ một số"đầu mối" về để Dung đi bán, cũng là người giới thiệu cho Dung rất nhiều mốiquan hệ từ những kẻ đàn chị, đàn anh khác. Dung cảm thấy sung sướng với côngviệc mình làm, vì nó ra tiền và rất... bõ công. Niềm vui chẳng được bao lâu,nhóm của Dung có 4 người cùng hoạt động đã bị tóm gọn vào năm 2008. Dung bị kếtán 10 năm tù giam.

Thời oanh liệt đâu còn

"Nữ quái" tuổi teen cùng những lần đi dạt

Đời nhiều cạm bẫy, ai cũng biết thế

Những "teen-girl" có trào lưu dạtvòm là những cô cậu có bản lĩnh. Trước hết là phải để cho mình có một con timthép, không mủi lòng trước nước mắt của mẹ, ngồi sau xe một gã thanh niên rồ ga,không sợ chết. Rồi phải học cách hút thuốc, học cách chơi và phải liều khi đicướp, đi buôn ma túy. Tức là không sợ đi tù. Còn Dung, không hề giống những phạmnhân khác.

Thường thì trong lao tù, khi đượcngười khác hỏi, họ phải tỏ ra ân hận, hoặc buồn phiền. Đằng này, dường như Dungkhông biết đến nỗi buồn. Cô vẫn đeo đồng hồ và đồ trang sức. Cô vẫn rất tự tinnhư một nữ tuổi teen có số có má, dù rằng không còn được tung hoành ở bên ngoàinữa.

Nếu cho Dung trở lại "thiên đường"ở bên ngoài thì cô vẫn chưa biết sẽ làm gì. Cô thổ lộ vậy. Nhưng cô rất nhớ thếgiới bên ngoài. Ở đó có những vũ trường tự do đi kiếm tiền, là những nhà nghỉ,những cuộc tình chớp nhoáng và những cuộc hiến dâng hết mình và không có điểmdừng.

Còn cô gái tên Nguyễn Thị Nga,tôi cũng gặp khi hỏi chuyện Dung thổ lộ thế giới bên ngoài thật tuyệt diệu. Vớicô, đó là những cuộc chơi bời thâu đêm suốt sáng, những trận đua yêng hùng,những đêm bia rượu say xỉn và ngủ tập thể. Khi ở trong lao tù, các cô rất nhớ "thiênđường" của mình ở bên ngoài. Đó là cuộc sống tự do và dễ dàng có thể phá phách,làm theo ý mình, sống theo cách mà mình thích.

Cả Dung và Nga đều không rơi mộtgiọt nước mắt nào như những người phụ nữ khác tôi gặp trong lao tù. Vào trạiThanh Phong, Dung được tạo điều kiện học nghề thêu và cô được phân vào đội thêu.Cầm mũi kim, cô không thể quên được thế giới bên ngoài, cô ao ước mình sớm đượctrở về với thế giới đó. Cô mong mình có thể nhanh chóng được trở về. Tôi hỏiDung: "Ra ngoài em có định yêu lại, làm lại cuộc đời?" Cô lắc đầu: "Emcũng chẳng biết là có thể yêu được ai nữa không. Có khi không yêu được ai nữa.Giờ em chán ghét đàn ông".

Để trở thành một "teen-girl"giang hồ cũng phải học, làm sao cho tinh thần chai sạn, không sợ hãi trước bấtcứ điều gì. Một cô gái ở Trại Thanh Phong đã nói như thế. Khi tiếp xúc với nhữngngười như Dung, Liên, Hoa... tôi hiểu rằng điều đó là đúng. Điều đó thể hiện rõnhất ở Dung. Cô luôn là người biết đề phòng trước đàn ông vì kinh qua tìnhtrường. Cô cũng luôn khôn khéo trong giao tiếp vì dày dặn kinh nghiệm trong vavấp xã hội. Dung bị bắt vào tháng 1 năm 2008, khi chưa đầy 18 tuổi.

Dung tâm sự rằng, mình yêu từngày còn học lớp 9, nhưng chỉ là tình yêu bọ xít. Đến khi cô bỏ học, bỏ nhà đi ởriêng thì cô lao vào yêu đương quá nhiều, có tư tưởng "sưu tập" đàn ông. Côbuông tuồng, nghĩ thoáng cho và dễ dàng cho - nhận. Cô quan niệm mình nên họctheo phong cách Tây, và quan hệ tình dục vào lứa tuổi teen cũng không thuộc phạmtrù đạo đức.

Cô thản nhiên: "Thích thì yêu,thích thì cho, chứ không phải nghĩ rằng sau này làm vợ chồng thì mới cho. Emnghĩ, yêu đương thì chỉ là chuyện nhỏ. Không phải cứ yêu là nghĩ rằng phải lấynhau". Điều gì đã cho một cô gái chưa đầy 19 tuổi ăn nói hoạt ngôn và sắcsảo như vậy. Đem thắc mắc này ra thổ lộ, Dung vô tư nói đó là do những ngàytháng giang hồ dạy cho.

Khi tiếp xúc với những đàn anhđàn chị, Dung được dạy dỗ, chỉ bảo cách cư xử khi va vấp. Nhưng cô là nữ, luônthể hiện mình có các đàn chị đàn anh đứng sau. Vì thế, khi va vấp với ai, cô sẵnsàng xông vào đấm đá, và nếu chưa giải quyết xong thì sẽ gọi anh chị đến xử theoluật.

Đồng chí Trương Văn Khải - Phógiám thị Trại giam Thanh Phong nói: "Vào trại này, Dung thể hiện cá tính mạnhmẽ, định ra điều làm đàn chị trong phòng chung với những phạm nhân khác, tôiphải làm cho cái ý nghĩ đấy của cô ta xẹp xuống đó".

Tôi từng biết, có một ngôi làngcó nhiều thanh thiếu niên hư hỏng, phạm tội. Những ông bố bà mẹ đã nhờ Công anbắt con bỏ tù, để nhà giam quản và rèn con cái họ. Tại sao họ không quản con cáimình cho tốt, giáo dục con cái bằng trách nhiệm, tình thương của người cha ngườimẹ đối với con cái? Tôi cũng biết, cha mẹ sinh con, trời sinh tính.

"Nữ quái" tuổi teen cùng những lần đi dạt

Lứa tuổi thanh thiếu niên vốn tò mò, ưa phá bĩnh,lại thích sống tự do, để quản được chúng, ngănđược chúng khỏi hư hỏng là điều thật không dễdàng. Chính sự buông lỏng quản lý của gia đìnhđã làm tăng thêm những cô chiêu cậu ấm bỏ nhà đibụi và sa ngã, dấn thân vào con đường tội lỗi.

Một cô gái trẻ như Dung, như Ngamà ma túy, thuốc lắc, quán bar, sàn nhảy... thứ gì cũng biết báo hiệu một điềurằng lớp trẻ ngày nay rất dễ sa vào cám dỗ. Những bậc phụ huynh không thể mải mêkiếm tiền, để mặc con cái hư hỏng, rồi giao hết trách nhiệm cho xã hội. Nhà giamlà nơi chỉ phần nào rèn giũa, giáo hóa các em, để các em có thể ăn năn hối cải,làm lại cuộc đời mình. Quan trọng nhất là mỗi gia đình hãy có trách nhiệm hơntrong việc dạy dỗ con cái.

Với Dung, một cô gái xinh xắn và thực sự có gan,tôi mong em sẽ hối cải. Em sẽ biết thương cha mẹ, vì em tâm sự cha mẹ em rấtbình thường. Dung cũng có một cậu em trai rất kháu khỉnh. Tôi mong em saunày có thể làm lại cuộc đời. Bởi vì nếu em biết ăn năn thì chưa có gì làmuộn.

Theo Cảnh Sát Toàn Cầu




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.