- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sinh viên bán gạo, bán diêm... kiếm tiền tiêu Tết
“Bán gạo cũng là việc làm thêm chân chính thì sá gì nam nữ. Em nghĩ đi làm để tích lũy thêm kinh nghiệm, biết đâu sau này có thể giúp em phát triển tốt về kinh doanh, tiếp thị... cũng rất tốt” - tâm sự của một nam sinh học ngành Thú y đi làm thêm dịp Tết.
“Bán gạo cũng là việc làm thêm chân chính thì sá gì nam nữ. Em nghĩ đi làm để tích lũy thêm kinh nghiệm, biết đâu sau này có thể giúp em phát triển tốt về kinh doanh, tiếp thị... cũng rất tốt” - tâm sự của một nam sinh học ngành Thú y đi làm thêm dịp Tết.
Nữ sinh bán bật lửa, bán diêm...
Mặc dù vẫn còn dư âm của đợt rét đậm, rét hại nhưng tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (Hà Nội) vào sáng 29/1, nhiều gian hàng đã mở cửa khá sớm.
Tại gian hàng bán diêm và bật lửa, hai sinh viên vừa tốt nghiệp ĐH Môi trường là Hồng Ngân (quê Hà Nội) và Thanh Mai (quê Hà Nam) vừa xoa tay hít hà cái rét ngọt mùa đông, vừa tất bật giới thiệu sản phẩm cho khách như một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.
Hai em cho biết, tại khu hội chợ này, có rất nhiều sinh viên bán hàng thời vụ để kiếm tiền tiêu Tết. Bản thân hai em vừa tốt nghiệp được mấy tháng nhưng chưa có việc làm ổn định. Nhờ một người quen giới thiệu, hai em nhận bán hàng thời vụ cận tết cho công ty này với mức thù lao 300.000đ/12 tiếng mỗi ngày. Tổng cộng cả đợt bán hàng mùa vụ 10 ngày tại hội chợ, mỗi em có 3 triệu đồng giắt lưng - bằng số tiền của cả tháng làm thêm trong ngày thường.
Tuy nhiên, theo Ngân và Mai, tiền công cả đợt được 3 triệu nhưng chi phí ăn uống buổi trưa trong 10 ngày, mỗi người mất cả 1 triệu đồng nên chỉ còn đôi triệu dành để tiêu Tết.
“Giờ chưa nhận lương mà em của em đã “đặt hàng” món quà cuối năm. Em dự tính mua cho mình bộ quần áo tươm tươm diện tết, vừa mua ít đồ ăn và món quà cho em nhỏ”, Ngân kể.
Còn với Mai, em cho biết, hiện mình đang thuê nhà ở đường Láng với số tiền 1,6 triệu đồng/tháng nên số tiền làm thêm chủ yếu để trang trải chi tiêu. Sơn - em trai của Mai cũng đang là sinh viên Học viện Ngoại giao. Trước đây, cậu cũng vừa học, vừa viết bài cộng tác cho các báo để kiếm thêm hàng tháng.
Nam sinh viên đi bán gạo thời vụ
Tại gian hàng giới thiệu gạo tẻ, gạo nếp của một công ty đến từ miền Nam, nam sinh Lê Công Hiếu (sinh viên năm 4, Khoa Thú y - Trường ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội) vừa đưa sản phẩm thử cho khách, vừa liến thoắng giới thiệu về công ty.
Hiếu cho biết, mình quê Bắc Giang, bố mẹ đều làm nghề nông. Từ năm thứ 3 trở đi, Hiếu đã bắt đầu làm thêm. Theo tìm hiểu, Hiếu từng được lên báo nhiều lần và được mệnh danh là “ông trùm” của dịch vụ bê tráp, cưới hỏi trọn gói gồm toàn sinh viên.
“Từ năm thứ 3 đại học, em lập ra nhóm “Dịch vụ bê tráp cưới hỏi trọn gói” gồm toàn sinh viên. Công việc khá ổn và “đắt show” hàng tháng vì ngoài bê tráp, chúng em còn kiêm cả bê cỗ và bồi bàn. Tuy nhiên, bán hàng thời vụ dịp tết, thời gian ngắn mà kiếm được kha khá nên nhờ tìm hiểu và qua giới thiệu, em đi... bán gạo tại hội chợ”, Hiếu vui vẻ cho biết.
“Là nam sinh học ngành Thú y, lại phải đi tiếp thị bán gạo có khiến em ngại”? chúng tôi hỏi. Hiếu vui vẻ lắc đầu: “Hai năm qua, em đã trải qua rất nhiều công việc nên quen. Vả lại, bán gạo cũng là việc làm thêm chân chính thì sá gì nam nữ. Em nghĩ đi làm để tích lũy thêm kinh nghiệm, biết đâu sau này có thể giúp em phát triển tốt về kinh doanh, tiếp thị... cũng rất tốt”.
Hiếu cho biết, tại gian hàng này có 4 sinh viên đang làm thêm như em. Trong đó có 3 nam và chỉ một nữ. Cũng như Hiếu, các bạn sẽ làm việc đến ngày 28 Tết mới được nghỉ để về quê.
|
Sự cố "khóc dở mếu dở"
Lê Công Hiếu cho biết, để có kiến thức và kĩ năng bán hàng, trước ngày mở hội chợ, các em gặp Quản lý và được nghe về công việc cũng như các kĩ năng bán hàng. Do đây là chỗ quen biết giới thiệu và qua kênh tìm hiểu uy tín nên em thấy khá yên tâm và thoải mái.
Cùng chia sẻ về những rủi ro mà nhiều sinh viên gặp phải khi kiếm việc làm thêm, Ngân cho biết, em đã từng trải qua nhiều sự cố khóc dở mếu dở khi tự kiếm việc làm ở một công ty. Mặc dù lương tháng có 2,5 triệu đồng nhưng hai tháng nay, em đang bị công ty này nợ lương nên phải xin tiền bố mẹ đổ xăng.
“Thậm chí trước đó, để có một công việc, em cầm tấm bằng tốt nghiệp ĐH trong tay nhưng phải đi bán hàng cho một hãng thời trang. Làm ở đó, một tháng được nghỉ có 2 ngày mà lương được hơn 2 triệu đồng một chút. Tuy nhiên, chỉ cần em đi muộn một phút hoặc vi phạm gì, Quản lý có thể bắt em cọ nhà vệ sinh cả tháng. Mất đồ thì đương nhiên lo chi đồng lương cỏn con ra mà đền, ác mộng lắm ạ”, Ngân buồn rầu kể lại.
Chia sẻ với chúng tôi về nhu cầu đăng kí việc làm thêm cuối năm của sinh viên qua trung tâm, bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh, Giám đốc TT Việc làm Thanh niên Hà Nội cho biết, vào thời điểm này mọi năm, số sinh viên đăng kí tìm việc qua trung tâm khá lớn để làm thêm dịp cận Tết. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà năm nay số lượng này ít hơn.
Nói về việc sinh viên dễ gặp rủi ro khi kiếm việc làm thêm, trước đó, bà Trinh khuyến cáo các em nên tìm việc ở những trung tâm uy tín, vừa không mất tiền môi giới và chủ doanh nghiệp cũng được xác minh cụ thể, tránh bị lừa đảo.
Theo Dân Trí
-
Giới trẻ11/11/2024Từ nhỏ, Nghĩa đã thích làm con gái, quấn khăn thành váy. Tuy nhiên, cha Nghĩa buồn lòng, không thích con trai làm như vậy.
-
Giới trẻ23/10/2024Chỉ từ 5-10 nghìn đồng là có thể mua được một chiếc túi mù. Vì vậy người mua thường chọn cả combo hàng chục, thậm chí hàng trăm túi để xé túi mù cho “đã cái nư”.
-
Giới trẻ23/10/2024Thừa nhận bản thân không phải “mọt sách”, không quá đam mê đọc sách nhưng chàng trai Hưng Yên vẫn khát khao lan tỏa văn hóa đọc đến đông đảo mọi người.
-
Giới trẻ28/09/2024Nạn quay lén ở nhà nghỉ bị blogger nổi tiếng "bóc phốt" làm tăng nỗi ám ảnh của giới trẻ Trung Quốc, nhiều người thậm chí còn chọn cách cắm trại khi đi du lịch.
-
Giới trẻ18/09/2024Trong đêm chính hội Trung thu, khu phố lồng đèn lớn nhất TPHCM thu hút hàng nghìn bạn trẻ tìm đến vui chơi, chụp ảnh cùng những chiếc đèn lồng đẹp mắt.
-
Giới trẻ17/09/2024Yến Tatoo lên tiếng xin lỗi vì đã "fake màn hình" số tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt khiến mọi người hiểu nhầm con số lên tới hàng trăm triệu đồng.
-
Giới trẻ23/08/2024Gần 20 năm làm mẹ đơn thân, đối diện bệnh 'lạ' mãi không dứt, Thúy Hiền nói lúc này chỉ mong được sống bình yên bên 2 con, không còn khao khát tìm kiếm tình yêu.
-
Giới trẻ22/08/2024Quanh năm chân lấm tay bùn, chị Thanh và chị Thu bỗng nhiên trở thành nhân vật trải nghiệm chính trên kênh TikTok triệu view. Kênh TikTok của các chị vừa giúp lan tỏa văn hóa, ẩm thực miền Tây, vừa mang lại thu nhập chân chính.
-
Giới trẻ21/08/2024Sau khi biết điểm chuẩn trúng tuyển Đại học năm 2024, nhiều bạn tân sinh viên từ các tỉnh, thành khẩn trương đi tìm nhà trọ tại Hà Nội. Có bạn lựa chọn ở khu ký túc xá của trường, cũng có bạn được bố mẹ mua luôn một căn nhà để đỡ phải đi thuê trọ.
-
Giới trẻ21/08/2024Ánh Viên gây chú ý với nhan sắc thăng hạng, thử sức với vai trò mẫu ảnh sau khi giải nghệ.
-
Giới trẻ21/08/2024Mới đây, nữ diễn viên xinh đẹp chia sẻ hành trình nén đau, thực hiện một việc quan trọng ở tuổi 29.
-
Giới trẻ21/08/2024Pickleball là môn thể thao được nhiều bạn trẻ yêu thích thời gian gần đây. Tuy nhiên, liên quan đến chuyện trang phục chơi Pickleball, mạng xã hội có nhiều ý kiến trái chiều.
-
Giới trẻ21/08/2024Từ thanh niên đánh giày trở thành thợ sửa đồng hồ tiền tỷ, Trường Omega còn truyền nghề cho hàng trăm thanh niên có việc làm ổn định.
-
Giới trẻ20/08/2024Pickleball được ra đời trong một ngày cuối tuần khi nghị sĩ Joel Pritchard trở về nhà và thấy cả gia đình không có việc gì để làm.