Sinh viên dở khóc, dở cười với nạn trộm cắp

Tình trạng mất cắp không còn là vấn đề quá mới. Nó đang diễn tiến phức tạp theo xu hướng phát triển của xã hội. Nhiều người vẫn không khỏi “ nổi da gà” khi kể về chuyện mất cắp của mình.

Tình trạng mất cắp không cònlà vấn đề quá mới. Nó đang diễn tiến phức tạp theo xu hướng phát triển củaxã hội. Nhiều người vẫn không khỏi “ nổi da gà” khi kể về chuyện mất cắp củamình.

"Dở khóc, dở cười"

Bạn Lâm Văn Tiến (SV ĐHSP Kỹthuật, Nam Định) cho hay: “Mình đi làm thêm, vừa được chủ kỉ niệm mộtchiếc xe đạp, chiếc xe không quá mới nhưng rất thuận tiện cho việc đi học,đi làm.

Hôm rồi, vừa dựng xe vàomột quán may đồ, chưa kịp biết đồ đẹp xấu ra sao, quay ra đã thấy chiếc xekhông cánh mà bay. Mình chạy ra thì thấy kẻ cắp đã đạp xe tận xa, mình cóđuổi theo nhưng cũng bó tay, đành ngậm ngùi bước bộ ra về”. 

Sinh viên dở khóc, dở cười với nạn trộm cắp

Những nhà trọ theo hình thức tự quản cũng là nơi thường xuyên xảy ra tình trạng mất cắp (Ảnh Dân Trí)

Bi đát hơn Tiến, bạn NguyễnThị Hồng cùng trường có tham gia một lớp học tin buổi tối. Xách chiếc cặpđựng laptop trên tay đang trên đường về phòng trọ thì hai tên lạ mặt lao xe máy tới gần, giật phắt chiếc cặp rồi vụt mất. "Mình chỉ biết lặng người,chân tay cứng đờ nhìn theo”.

Xét đến chuyện mất cắp ở cácxóm trọ gần các trường ĐH, CĐ mà không khỏi tiếc, xót …Nhiều bạn bỏ tiềnthuê những phòng trọ có mức giá cao hơn bình thường vì nghĩ rằng được ở cùngnhà chủ, thì mức độ “ an toàn” sẽ cao hơn. Thế nhưng mọi chuyện lại khác: “Tiền vẫn mất, tật vẫn mang”.

Phạm Hữu Sơn (SV CĐ PhátThanh - Truyền Hình) cho biết: “Dãy trọ mình ở cạnh nhà chủ, thậm chí chủnhà và bọn mình đi chung một cổng nhưng mình đã bị mất hai điện thoại trongmột tháng”.

Trong khi đó, ở KTX theo đạiđa số ý kiến cho rằng, an ninh có phần đảm bảo hơn vì có cổng trong, cổngngoài  lại có sự quản lý chặt chẽ của ban quản lý và bảo vệ. Thế nhưng tìnhtrạng mất cắp trong một môi trường “tốt” như thế cũng là một dấu chấm hỏi.

Đó là tình trạng của DươngThị Yến, Trịnh Thùy Linh (trường CĐ PT-TH). Do lịch học khác nhau, buổi sángchỉ Yến đi học nên sơ ý không đóng cửa phòng. Trong khi những người còn lạisay sưa ngủ thì trộm lẻn vào lấy điện thoại mà không ai hay biết. Một lầnkhác, khi Linh đang về phòng thì bị kẻ lạ trắng trợn cướp điện thoại. Linhcả gan đuổi theo nhưng chỉ vô ích”.

Ai cũng hiểu rằng các vụ trộmtrong xóm trọ hay trong khu KTX không phải tất cả do kẻ cướp trà trộn vàolấy mà một phần còn do chính các bạn sinh viên lấy trộm của nhau. Những kẻđó chỉ chờ sơ hở là hành sự và những món đồ dù đắt , dù rẻ nhanh chóng “bốchơi”.

Những nỗi lo chưa tỏ

Sinh viên dở khóc, dở cười với nạn trộm cắp

Trang bị hòm, khóa, xích sắt để bảo vệ những vật dụng có giá trị là cách làm thường thấy của nhiều bạn sinh viên hiện nay (Ảnh Dân Trí)

Vấn nạn trộm cắp ngày càngtinh vi, thủ đoạn mà vẫn không tìm được một câu trả lời thỏa đáng khiếnkhông ít người nơm nớp lo sợ. Nguyễn Thị Mai (SV HV Quản lí giáo dục) chiasẻ: “Ngồi trên lớp học mà mình không khỏi lo lắng, bất an về chiếc laptopđang để ở phòng”.

Chính bởi vậy, điều quantrọng và cần thiết là ai cũng phải có ý thức tự bảo quản đồ đạc, vậtdụng của mình. Tất cả, từ đồ ăn, thức uống đến các đồ dùng, vật dụng…trên thị trường đang thi nhau đội giá, chính bởi vậy để có thể sắm lạivới nhiều bạn trẻ là không hề đơn giản. Vậy nên mọi người hãy đề caocảnh giác để tránh việc không hay có thể xảy ra.

Theo Vũ Huyền Trang
Dân Trí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.