- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Văn hoá mời cưới thời 4.0: Chat sơ sài qua Facebook hoặc tag tên hàng chục người vào 1 tấm thiệp, đừng khiến khách cảm thấy "bị" mời!
Ông bà ta nói "lời chào cao hơn mâm cỗ" quả chẳng sai. Nhiều người mời cưới mà chỉ nhắn nhủ sơ sài dăm ba câu qua Facebook hoặc chụp tấm thiệp cưới rồi tag tên cả chục người, khách không biết nên cảm thấy "được" mời hay "bị" mời đây?
- Bị chú rể "bùng" sát ngày cưới, cô dâu đành thuê anh xe ôm thế vai, ai ngờ đám cưới giả mà tân hôn thật, choáng hơn nữa là điều anh ta thú nhận
- Cô dâu đáng thương bị người cũ đến làm loạn đám cưới nhưng hiểu đầu đuôi câu chuyện khách khứa lại nhao nhác: "Chú rể hủy hôn ngay còn kịp"
- Cô dâu bỏ ngang đám cưới khi phát hiện bí mật khủng khiếp của người chồng "có nhà có xe": "Em xin anh, cho em cưới trót lọt đã"
Ông bà ta nói "lời chào cao hơn mâm cỗ" quả chẳng sai. Nhiều người mời cưới mà chỉ nhắn nhủ sơ sài dăm ba câu qua Facebook hoặc chụp tấm thiệp cưới rồi tag tên cả chục người, khách không biết nên cảm thấy "được" mời hay "bị" mời đây?
Những ngày cuối năm thời tiết thường đẹp, các cặp đôi gọi đây là "mùa cưới", còn người chẳng cưới xin thì gọi là "mùa nhận thiệp mời".
Tôi nhớ ngày mình còn bé khi cô tôi lấy chồng, bà tôi xin nghỉ làm ở cơ quan 2 ngày để mang thiệp cưới đi trao tận tay họ hàng, bạn bè, làng xóm. Ông bà vẫn nói "lời chào cao hơn mâm cỗ" là thế, dù phải bỏ công bỏ việc nhưng đó là thể hiện sự thiện chí và tôn trọng, bận đến mấy cũng đi mời cho tươm tất.
Thế rồi thời đại công nghệ thông tin phát triển, chúng ta giao tiếp qua Zalo, Messenger hay Instagram đều rất nhanh chóng. Việc mời cưới từ đó mà cũng giản tiện hơn, nhiều người thay vì đến gặp mặt bạn bè thì nhắn nhủ qua tin nhắn hoặc thậm chí tag tên nhau trên tường. Chẳng phải số ít, ngày nay mời cưới online dường như là phong trào.
Mời cưới online thế nào để không gây khó chịu? - Ảnh minh họa
Mời cưới online kiểu "thông cáo báo chí", nhắn dăm ba câu sơ sài: Không đi thì ngại mà đi thì ấm ức trong lòng!
"Ê mày ơi cuối tuần này tao cưới, mày về với tao cho vui nha".
Bạn cấp 3 của tôi gửi ảnh chụp tấm thiệp cưới ghi "Mời bạn và người thương" cùng tin nhắn có nội dung như trên. Trên thiệp cưới, thời gian địa điểm rõ ràng nhưng tôi lại thấy hoang mang vô cùng, chẳng biết nên quyết định đi tiệc hay chỉ gửi tiền mừng.
Một lần khác, cô bạn đã lâu không gặp mời cưới tôi bằng cách post lên Facebook hình ảnh tấm thiệp mời, tag tên tôi và... 37 người khác. Nội dung đính kèm, cô nàng viết: "Ngày DD/MM mình cưới chồng, các bạn về chung vui nhé. Ở xa không gửi thiệp mời được mong các bạn thông cảm".
Đọc xong lời mời như "thông cáo báo chí" này tôi lại càng chán nản và không thể thông cảm, không hiểu đây là lời mời thật lòng hay chỉ là xã giao. Tôi chỉ chúc mừng bạn bằng bình luận dưới bài đăng rồi quyết định không đi tiệc, chỉ gửi tiền mừng. Không phải người khó tính, nhưng tôi cảm thấy khó hiểu và không được tôn trọng khi nhận những lời mời cưới sơ sài như vậy.
Bạn bè thân hay không đều vẫn cần chú ý đến việc mời cưới - Ảnh minh họa
Không chỉ riêng bản thân, "mùa nhận thiệp mời" năm nay tôi nghe khá nhiều người xung quanh than thở về việc "bị" mời cưới online một cách thiếu lịch sự.
Một người đồng nghiệp của tôi mới đây than thở về việc "bị" mời cưới mà "không được gọi tên". Chẳng là anh ấy có người bạn cùng lớp đại học chat qua Messenger để mời đám cưới, qua vài câu hỏi han có lệ thì gửi ngay tấm thiệp có ghi "Mời bạn lớp KTA1 (tên lớp)".
"Nó mời cưới thì nên ghi tên mình vào thiệp chứ đúng không? Ghi tên lớp như thế cảm giác bị thiếu tôn trọng nhỉ? Hay mình anh nghĩ thế? Em có nghĩ như anh không?" - anh đồng nghiệp kể lể với tôi về sự khó chịu "không được gọi tên", nói rằng cũng muốn đi dự tiệc cưới bạn nhưng mời thế này đi thì ấm ức.
Một người khác là chị gái tôi, chị ấy đã lên được một danh sách về những điều không được làm khi mời cưới để chuẩn bị cho đám cưới sắp đến của mình. Danh sách này chị rút ra được từ cơ số lần "bị" mời cưới online một cách thiếu tôn trọng, chị tự tâm niệm nhân đám cưới mình dứt khoát sẽ không lặp lại những điều khó chịu đó.
Chị nói trong bực dọc: "Ở cùng thành phố mà ngày trước có con bé bạn tao mời cưới mà nhắn mỗi cái tin Zalo, viết cái tin cũng cộc lốc đọc mà ức, kiểu mình không được tôn trọng, kiểu nó mời 1 lượt ai đi thì đi ấy. Tao chẳng cần phải gọi điện đâu nhưng ít ra câu cú cũng phải có tí thiện chí với nhau, đằng này mỗi "mày ơi thứ 7 tao cưới mày đi nhé". Mời thế có điên mới đi".
Nhiều người mời cưới kiểu hời hợt, không đi thì ngại, đi thì ấm ức - Ảnh: Getty
Mời cưới thời hiện đại, làm sao để phù hợp?
Còn nhớ cách đây không lâu, mạng xã hội xôn xao trước câu chuyện một đám cưới nọ chỉ lèo tèo khách vì cô dâu mời cưới online một cách hời hợt, đến sát giờ cưới "khổ chủ" phải đăng lên Facebook cầu xin bạn bè tới dự.
Để tránh trường hợp không hề mong muốn như kể trên, cô dâu - chú rể cần thật sự chú ý và khéo léo khi mời khách, tránh làm mất lòng bạn bè, người quen.
Theo tìm hiểu, dù ở thời đại internet và các thiết bị liên lạc phát triển tuy nhiên đa số các bạn trẻ đều mong muốn được mời cưới trực tiếp thay vì online.
Anh T.M.Hải (28 tuổi, Hà Nội) nói về chuyện được mời cưới: "Có lẽ mình hơi khắt khe một chút nhưng mình thích được nhận thiệp mời tận tay hơn. Có nhiều bạn bè, đồng nghiệp của mình dù rất thân thiết nhưng khi cưới vẫn cẩn thận mang thiệp mời đến tận nhà hoặc tận công ty, mình nhận thiệp như thế cũng thấy vui vẻ đi dự đám cưới hơn là mời online".
Hay như chị Q.Trân (30 tuổi, TP.HCM) cũng tâm sự: "Mình nghĩ ai cũng muốn được nhận thiệp cưới trực tiếp cả vì sẽ thể hiện được sự trân trọng hơn. Cách đây 3 tháng mình cưới, do bạn bè ở khắp Sài Gòn đi lại bất tiện nên mình đã hẹn chung bọn nó 1 buổi cafe vừa để gặp mặt nhau thông báo tin mừng, vừa gửi thiệp luôn đó. Còn người lớn tuổi hơn như sếp hay anh chị thì mình mang đến tận nhà".
Mời cưới khéo léo sẽ khiến bạn bè thoải mái, vui vẻ - Ảnh: Getty
Tuy vậy do nhà xa, nhiều cô dâu - chú rể không thể gửi thiệp mời tận tay khách mà buộc phải gọi điện hoặc mời online. Trường hợp như vậy, lời khuyên của nhiều người là cô dâu - chú rể nên chú ý trong câu chữ để khách có thể thông cảm.
Chị Đ.Trang (30 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: "Bạn mình trong Sài Gòn, mình ở Hà Nội nên bạn đó phải mời cưới online. Cũng không gọi điện gì cả, chỉ chat Facebook Messenger thôi nhưng bạn ấy nói chân thành nên mình cũng cảm thấy thoải mái. Dù mình không vô Sài Gòn dự đám cưới được nhưng mấy ngày sau lại vẫn nhận được thiệp giấy bạn mình gửi từ Sài Gòn ra. Cảm thấy bất ngờ lắm, không nghĩ lại chu đáo như vậy".
"Mình nghĩ mời cưới online cũng chẳng sao nhưng quan trọng là cách nói chuyện với nhau phải chân thành, thiện chí. Nhiều bạn mời cưới mà nói sơ sài, nói thật mình rất giận nhưng chẳng dám nói ra" - anh V.Quang (25 tuổi, TP.HCM) tâm sự.
Đồng quan điểm với anh V.Quang, chị K.Anh (27 tuổi, Hà Nội) cũng cho rằng mời cưới online sẽ vẫn khiến khách mời vui vẻ nếu như cô dâu - chú rể biết lựa lời nói cho khéo léo.
"Có người bạn mời online mình rất không vui, vì nó nhắn có 1-2 dòng sơ sài lắm, mình nhắn chúc mừng lại mà nó chỉ seen chứ chẳng thèm cảm ơn. Nhưng cũng có đứa cũng chat Zalo mình lại thấy thoải mái vì cảm thấy thái độ nó chân thành. Với lại mình nghĩ mọi người cũng nên cân nhắc độ tuổi nữa, người trẻ như mình thì thấy mời cưới online chấp nhận được nhưng người lớn lại không thích đâu" - chị K.Anh nói.
Người ta vẫn nói "ma chê, cưới trách", một đám cưới diễn ra sẽ chẳng thể nào có được sự hài lòng của tất cả khách mời. Tuy nhiên từ khâu mời cưới, cô dâu - chú rể hãy chú ý để tránh gây hiểu lầm và khó chịu cho bạn bè, để ngày vui của bản thân thêm trọn vẹn và ý nghĩa.
THEO HELINO
-
Giới trẻ11/11/2024Từ nhỏ, Nghĩa đã thích làm con gái, quấn khăn thành váy. Tuy nhiên, cha Nghĩa buồn lòng, không thích con trai làm như vậy.
-
Giới trẻ23/10/2024Chỉ từ 5-10 nghìn đồng là có thể mua được một chiếc túi mù. Vì vậy người mua thường chọn cả combo hàng chục, thậm chí hàng trăm túi để xé túi mù cho “đã cái nư”.
-
Giới trẻ23/10/2024Thừa nhận bản thân không phải “mọt sách”, không quá đam mê đọc sách nhưng chàng trai Hưng Yên vẫn khát khao lan tỏa văn hóa đọc đến đông đảo mọi người.
-
Giới trẻ28/09/2024Nạn quay lén ở nhà nghỉ bị blogger nổi tiếng "bóc phốt" làm tăng nỗi ám ảnh của giới trẻ Trung Quốc, nhiều người thậm chí còn chọn cách cắm trại khi đi du lịch.
-
Giới trẻ18/09/2024Trong đêm chính hội Trung thu, khu phố lồng đèn lớn nhất TPHCM thu hút hàng nghìn bạn trẻ tìm đến vui chơi, chụp ảnh cùng những chiếc đèn lồng đẹp mắt.
-
Giới trẻ17/09/2024Yến Tatoo lên tiếng xin lỗi vì đã "fake màn hình" số tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt khiến mọi người hiểu nhầm con số lên tới hàng trăm triệu đồng.
-
Giới trẻ23/08/2024Gần 20 năm làm mẹ đơn thân, đối diện bệnh 'lạ' mãi không dứt, Thúy Hiền nói lúc này chỉ mong được sống bình yên bên 2 con, không còn khao khát tìm kiếm tình yêu.
-
Giới trẻ22/08/2024Quanh năm chân lấm tay bùn, chị Thanh và chị Thu bỗng nhiên trở thành nhân vật trải nghiệm chính trên kênh TikTok triệu view. Kênh TikTok của các chị vừa giúp lan tỏa văn hóa, ẩm thực miền Tây, vừa mang lại thu nhập chân chính.
-
Giới trẻ21/08/2024Sau khi biết điểm chuẩn trúng tuyển Đại học năm 2024, nhiều bạn tân sinh viên từ các tỉnh, thành khẩn trương đi tìm nhà trọ tại Hà Nội. Có bạn lựa chọn ở khu ký túc xá của trường, cũng có bạn được bố mẹ mua luôn một căn nhà để đỡ phải đi thuê trọ.
-
Giới trẻ21/08/2024Ánh Viên gây chú ý với nhan sắc thăng hạng, thử sức với vai trò mẫu ảnh sau khi giải nghệ.
-
Giới trẻ21/08/2024Mới đây, nữ diễn viên xinh đẹp chia sẻ hành trình nén đau, thực hiện một việc quan trọng ở tuổi 29.
-
Giới trẻ21/08/2024Pickleball là môn thể thao được nhiều bạn trẻ yêu thích thời gian gần đây. Tuy nhiên, liên quan đến chuyện trang phục chơi Pickleball, mạng xã hội có nhiều ý kiến trái chiều.
-
Giới trẻ21/08/2024Từ thanh niên đánh giày trở thành thợ sửa đồng hồ tiền tỷ, Trường Omega còn truyền nghề cho hàng trăm thanh niên có việc làm ổn định.
-
Giới trẻ20/08/2024Pickleball được ra đời trong một ngày cuối tuần khi nghị sĩ Joel Pritchard trở về nhà và thấy cả gia đình không có việc gì để làm.