- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cái ngày Luis Alvaro Ribeiro tiếp quản chiếc ghế chủ tịch CLB Santos, đội bóng nổi tiếng của Brazil chỉ bán được trung bình gần 4.000 áo đấu mỗi mùa, các hợp đồng tài trợ xấp xỉ 2,5 triệu bảng và thu nhập hàng năm chỉ là hơn 22 triệu bảng.
3 năm sau, hợp đồng tài trợ in tên trên áo đấu của Santos có giá trị 12,5 triệu bảng. 25.000 áo đấu sân khách màu xanh da trời họ được tung ra vào mùa Hè 2012 đã được bán hết veo trong vòng 45 ngày. Thu nhập hiện tại là gần 60 triệu bảng một năm.
Đó là kết quả của một quá trình tái cơ cấu được khởi xướng bởi ông Ribeiro, vực gã khổng lồ Brazil đứng dậy từ trong nợ nần. Ông là đại diện tiêu biểu của một thế hệ giám đốc điều hành trẻ tuổi đã nắm bắt sự bùng nổ kinh tế của Brazil rất nhanh và chuyển hóa nó thành động lực cho bóng đá.
Santos hoạt động chuyên nghiệp, kiếm tiền tốt như những doanh nghiệp đích thực, và là hình ảnh đại diện cho một cuộc chuyển mình lớn của các đội bóng Brazil vài năm qua.
Năm ngoái, 20 CLB của Serie A Brazil đã kiếm được tổng cộng 600 triệu bảng, tăng 27% so với năm 2010 và 73% so với 4 năm trước đó. Số tiền nhận được từ bản quyền truyền hình gia tăng nhờ quy định đàm phán mới. Các đội bóng đều cấp thẻ thành viên để đảm bảo doanh thu và bán vé. Santos có 25 nghìn thành viên, Corinthians là 60 nghìn, nhưng Internacional thậm chí còn sở hữu gấp đôi số đó, hơn cả... Real Madrid.
MUA SAO “GIÀ”, GIỮ CHÂN SAO TRẺ
Nhưng đó là bước nhảy vọt về mặt kỹ thuật, còn tinh thần thì sao? Thay đổi sáng tạo nhất có lẽ là cách các đội bóng làm việc với nhà tài trợ, những người coi bóng đá là con đường để chạm đến trái tim hàng triệu người Brazil gia nhập tầng lớp tiêu tiền trong vài năm qua.
Trên con đường ấy, họ cần những biểu tượng. Năm 2008, Ronaldo “béo” trở về Brazil chơi cho Corinthians từ AC Milan, nhận mức lương lên đến 95.000 bảng/ tuần dù thường xuyên phải ngồi ngoài vì chấn thương đầu gối tái phát, còn cơ thể thì ngày càng phục phịch. Một nửa tiền lương của anh do nhà tài trợ của đội bóng chi trả.
Vụ chuyển nhượng ấy mở màn cho một loạt sự trở về của những tuyển thủ quốc gia Brazil “lê dương”. Roberto Carlos cũng về chơi cho Corinthians một mùa bóng (2010/11), và sau đó, đến lượt cựu tiền đạo Inter Milan, Adriano, gia nhập đội bóng này.
Mùa Hè 2011, trào lưu này bùng nổ: Ronaldinho về Flamengo, Luis Fabiano rời Sevilla về chơi cho Sao Paulo, đội bóng cũ của anh trước khi sang châu Âu; Elano gia nhập Santos; Gilberto Silva đá cho Gremio và Juninho Pernambucano về Vasco da Gama.
Mùa Hè 2013, Brazil đón thêm cầu thủ 4 lần vô địch Champions League Clarence Seedorf (về Botafogo) và “Quả bóng Vàng World Cup 2010” Diego Forlan (Internacional).
Các nhà tài trợ tiếp tục gánh phần lớn tiền lương, và sẵn sàng mời các ngôi sao cựu trào tham gia vào các chiến dịch quảng cáo. Trong danh sách các ngôi sao giàu nhất thế giới vừa công bố vào tháng 3/2013, có 2 ngôi sao đang chơi bóng ở Brazil, Ronaldinho (đứng thứ năm, tài sản trị giá 63 triệu bảng) và Rivaldo (thứ chín, 45 triệu).
Nên nhớ là Rivaldo hiện chỉ chơi ở Serie B của Brazil cho Sao Caetano. Ánh hào quang còn sót lại của họ đã trở thành hy vọng tái sinh cho nền bóng đá, và những đồng tiền xã hội hóa đã nuôi dưỡng hy vọng ấy.
Nếu những ngôi sao ấy cất giữ lịch sử của một nền bóng đá, thì những người trẻ như Neymar, hay Ganso là nguyên khí của nó. Neymar rốt cục đã sang châu Âu, nhưng giữ chân anh được lâu như thế đã là một nỗ lực phi thường của Brasileirao. Không chỉ nhờ mức lương 110 nghìn bảng/tuần sau thuế mà Santos trả cho anh (hơn 3/4 số đó, như thường lệ, do các nhà tài trợ chi trả).
Đó còn là những lời khen ngợi của Pele đại loại “Cậu ta là truyền nhân của tôi”, những hợp đồng tài trợ đã biến Neymar trở thành cầu thủ kiếm tiền nhiều thứ 5 trong năm qua, với thu nhập 18 triệu bảng. Hình ảnh của anh xuất hiện ở khắp nơi, từ quảng cáo ngân hàng, xe hơi, cho đến điện thoại, đồ dùng vệ sinh cá nhân, và cả... đồ lót.
Người Brazil đã tạo ra một môi trường làm ăn tuyệt vời cho các cầu thủ của họ, hòng tạo ra một nguồn lực để nâng tầm Serie A Brazil. Nhưng đôi khi, giàu lên chưa chắc đã hay hơn.
NHỮNG NGÔI SAO GIÀU CÓ Ở XỨ SAMBA
RONALDINHO (ATLETICO MINEIRO)
- Xếp thứ 5
- Giá trị tài sản: 63 triệu bảng.
Chỉ nhận lương 24 nghìn bảng/ tuần tại Atletico Mineiro (trước đây, tại Flamengo, lương của anh lên đến 100 nghìn bảng/ tuần), thu nhập chủ yếu của Ronaldinho hiện giờ là nhờ các hợp đồng quảng cáo cho Nike, Lloret del Mar, Danone, EA Sports, Lenovo and Kibon.
RIVALDO (SAO CAETANO)
- Xếp thứ 9
- Giá trị tài sản: 45,5 triệu bảng.
Chỉ chơi cho một đội ở Serie B Brazil, nhưng Rivaldo vẫn nằm trong số những cầu thủ giàu nhất thế giới lúc này. Anh kiếm được 5 triệu bảng trong 3 mùa chơi cho Bunyodkor tại Uzbekistan, và thêm 2 triệu nhờ thương quyền về mặt hình ảnh khi chơi bóng tại Brazil.
NEYMAR (SANTOS - BARCELONA)
- Xếp thứ 33
- Giá trị tài sản: 20 triệu bảng.
Ngoài nhận lương 110 nghìn bảng/ tuần tại Santos, Neymar còn kiếm được hàng triệu bảng khác mỗi năm từ hợp đồng với 12 nhà tài trợ đủ loại là Nike, Panasonic, Heliar, VW, Claro, Santander, Guarana Antarctica, Ambev, Red Bull, Unilever và Lupo.
CLARENCE SEEDORF (BOTAFOGO)
- Xếp thứ 42
- Giá trị tài sản: 18 triệu bảng.
Nhận lương 37 nghìn bảng/ tuần tại Botafogo (phần lớn do nhà tài trợ Puma chi trả, Seedorf còn kiếm tiền thêm từ hợp đồng tài trợ của Adidas và lợi tức từ một số tài sản cá nhân, bao gồm cả nhà mua ở khu ngoại ô Rio de Janeiro.
Theo Bongdaplus