Bi kịch của bóng đá Brazil: Cạn kiệt ngôi sao trên hàng công

Nghe rất phi lý, nhưng đấy là sự thật. Khi Ronaldo “người ngoài hành tinh” lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về việc đội tuyển Vàng Xanh không còn một ngôi sao tấn công ở đẳng cấp thế giới nào, anh không nhận được bất kỳ sự phản đối nào từ các cựu tuyển thủ cũng như các phóng viên. Có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử, xử sở samba lại rơi vào cơn khủng hoảng tài năng như hiện nay.

Nghe rất phi lý, nhưng đấy là sự thật. Khi Ronaldo “người ngoài hành tinh” lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về việc đội tuyển Vàng Xanh không còn một ngôi sao tấn công ở đẳng cấp thế giới nào, anh không nhận được bất kỳ sự phản đối nào từ các cựu tuyển thủ cũng như các phóng viên. Có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử, xử sở samba lại rơi vào cơn khủng hoảng tài năng như hiện nay.

Bi kịch của bóng đá Brazil: Cạn kiệt ngôi sao trên hàng công

Bi kịch của bóng đá Brazil: Cạn kiệt ngôi sao trên hàng công

HÀNG THẢI CHÂU  ÂU THÀNH HÀNG TUYỂN BRAZIL
Nếu như Brazil đến với World Cup 1970 cùng với những Pele, Rivelino, Jairzinho, Gerson, Carlos Alberto Torres, Tostao được xem là Selecao mạnh nhất lịch sử thì rất có thể Brazil đến với World Cup 2014 sẽ là Selecao tồi nhất. Thật trớ trêu khi trong kỳ World Cup tổ chức trên sân nhà được biết bao kỳ vọng, Selecao lại rơi vào một cơn khô hạn tài năng.

Ngôi sao được xem là sáng nhất của Selecao lúc này là Neymar, vẫn được các chuyên gia đánh giá với con mắt hết sức dè dặt. Trên youtube, bạn có thể tìm ra vô số những đoạn clip cho thấy Neymar đi bóng qua hàng loạt cầu thủ và thể hiện những động tác kỹ thuật siêu hạng, nhưng đấy là ở Brazil.

Thuở còn ở quê hương, đẳng cấp cỡ Anderson của Man United hiện nay thôi cũng thường xuyên có những pha rê bóng như thế. Pele khen Neymar là hậu duệ của ông và sẽ còn giỏi hơn cả Lionel Messi. Nhưng trước đây, ông cũng dùng những lời tán dương ấy với một ngôi sao khác của Santos là Robinho. Sau biết bao phát ngôn bất hủ của “Vua bóng đá”, bây giờ chỉ có con nít mới tin vào những nhận định của Pele. Muốn có cái nhìn chính xác về Neymar, cứ phải chờ anh sang châu  Âu đã.

Trong những trận giao hữu gần đây nhất, đá tiền đạo cho Brazil là những cái tên như Fred, Leandro Damiao và Hulk. Người đầu tiên đã sang châu  Âu và dạt về Brazil vì không chịu được sức ép, người thứ 2 vẫn đang chờ đề nghị từ lục địa già còn người thứ 3 thì đang trong biên chế Zenit tại giải vô địch Nga.

Trước bộ ba này, Brazil đến World Cup 2010 cùng với tiền đạo Luis Fabiano, vốn được xem là trung phong đẳng cấp cuối cùng của Selecao trong nửa thập kỷ trở lại đây. Nhưng bản thân Fabiano cũng chưa bao giờ là mục tiêu săn đuổi của các CLB hàng đầu châu Âu và cũng đã dạt về Brazil hồi năm 2011.

Ngôi sao tấn công đẳng cấp cuối cùng mà Brazil từng sản sinh ra là Kaka, vốn chỉ là dự bị của Real Madrid suốt 3 năm qua. Nhưng trong giai đoạn cuối của mình trên cương vị HLV đội tuyển Brazil, Menezes không còn cách nào khác ngoài việc gọi lại tiền vệ này và gặt hái những kết quả khả quan trước khi bị sa thải. Một Ronaldinho đã hết thời ở châu Âu vẫn nhận được nhiều bình luận tích cực ở Brazil và thậm chí đã có làn sóng gọi anh trở lại đội tuyển thì đấy là một tin đáng buồn hơn là đáng vui cho bóng đá Brazil.

KHÔNG CÒN BỘT ĐỂ GỘT HỒ
Lucas Moura vừa sang Paris S.G với giá 45 triệu euro. Nhưng người ta nhìn vào đó để chê CLB Pháp chơi ngông nhiều hơn là khen ngợi tài nghệ của tiền vệ này. Tiền đạo Kevin Gameiro khi được hỏi về người đồng đội mới đã bật lên câu hỏi: “Lucas là ai thế?”. Và khi nghe Lucas tuyên bố muốn trở thành cầu thủ hay nhất thế giới, đồng thời tự nhận mình có phong cách thi đấu của Messi, người ta càng có lý do hoài nghi sự khiêm tốn của anh.

Oscar đang mài đũng quần trên ghế dự bị Chelsea, Henrique Ganso chưa tiến bộ thêm được chút nào kể từ khi được xưng tụng như một “Kaka mới” cách đây vài năm. Khi Brazil bị loại ra khỏi Copa America 2011 và một lần nữa lỡ hẹn với chiếc HCV Olympic 2012, Romario đã nhìn thẳng vào sự thật: “Tôi không ưa Menezes, nhưng đội ngũ hiện nay cũng không đủ giỏi cho những danh hiệu ấy”.

Quá rõ ràng. Cách đây chừng một thập kỷ, cả châu Âu điên đảo với tài đánh đầu độc nhất vô nhị của Mario Jardel, Bayern sống nhờ vào cảm hứng ghi bàn của Giovane Elber, Djalminha nhảy múa hàng tuần trong màu áo Deportivo còn Bortollini Savio hợp với Roberto Carlos làm thành một hành lang trái cực mạnh cho Real Madrid.

Nhưng cả 4 cầu thủ ấy chỉ là dạng “công nhân hạng 2” của đội tuyển Brazil, lâu lâu mới được gọi một lần. Đấy là bởi vì trên tuyển là những Rivaldo, Ronaldo, Ronaldinho, Denilson... Juninho Pernambucano với khả năng điều tiết trận đấu và sút phạt tài tình cũng không chen chân nổi vào đội hình toàn sao của Brazil. Người ta nói đùa với nhau: đội hình 2 của Brazil cũng dư sức vô địch thế giới.

Bây giờ, Brazil mỏi mắt kiếm không ra những cầu thủ hạng 2 như Juninho, Elber hay Jardel. Khi kinh tế Brazil phát triển, việc phát triển bóng đá đưa vào quy củ dường như đã khiến các cầu thủ Brazil bây giờ trở nên nhàn nhạt và giống nhau chứ không còn “độc” như ngày trước. Từ sau Kaka năm 2007, Brazil không còn một cái tên nào trong podium Quả bóng vàng nữa. Trong cuộc bình chọn cầu thủ hay nhất năm 2012 do chính các cầu thủ Brazil bình chọn, cái tên được chọn nhiều nhất là “kẻ thù” Messi, vượt xa Neymar.

“Đây là lúc cần tái thiết lại đội tuyển” - Ronaldo bình luận sau khi Menezes bị sa thải. Nhưng anh cũng bày tỏ sự lo ngại về cái gọi là tái thiết ấy bởi đơn giản bạn phải có bột mới gột nên hồ. Brazil đang... thiếu bột trầm trọng.

“Thật trớ trêu khi nhắc đến Brazil, người ta lại nhớ đến Lucio, Marcelo, David Luiz, Thiago Silva hay Julio Cesar, những cầu thủ phòng ngự. Cái thời các tiền đạo Brazil thi nhau đứng đầu danh sách dội bom các giải vô địch châu  u có vẻ như đã ở rất xa. Không phải Carlos Dunga hay Menezes không muốn đá đẹp, nhưng bởi vì Brazil hiện mạnh trong phòng ngự hơn là tấn công” - Martin Rodgers, cây bút bình luận của trang Yahoo!   
Theo BĐCS


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.