“Công phu thiên hạ” có thực sự “xuất Thiếu Lâm”?

“Công phu (hay võ thuật) thiên hạ xuất Thiếu Lâm” – “võ thuật trên đời này xuất phát từ Thiếu Lâm” là một trong những câu nói kinh điển của các tác phẩm truyện

“Công phu (hay võ thuật) thiên hạ xuất Thiếu Lâm” – “võ thuật trên đời này xuất phát từ Thiếu Lâm” là một trong những câu nói kinh điển của các tác phẩm truyện, điện ảnh cổ trang. Thế nhưng, điều đó có phải sự thật?

Lịch sử võ thuật Trung Hoa – với đại diện tiêu biểu là Thiếu Lâm vẫn chưa được xác định khởi thuỷ rõ ràng, đa số các tài liệu đều cho rằng “tuổi thọ” của hệ thống võ thuật Thiếu Lâm gắn liền với Bồ Đề Đạt Ma và chùa Thiếu Lâm Tự – được xác định niên đại vào khoảng cuối thế kỉ thứ III sau Công Nguyên, việc nói “Võ công thiên hạ xuất Thiếu Lâm” nên xem lại những bằng chứng sử học sau:



Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những bức vẽ trên tường đá lăng mộ Ai Cập mô tả các kĩ thuật đấu vật, và chúng có niên đại…2000 năm trước Công nguyên, tức là trước khi Thiếu Lâm Tự được thành lập đến…2300 năm.

1800 năm trước Công nguyên, sử thi Babylonian Gilgamesh viết về các môn võ sử dụng vũ khí như kiếm, rìu, cung tên…


Pankration – môn võ cổ xưa nhất thế giới.

Như vậy, xét về mặt sử học thì võ thuật Thiếu Lâm vẫn chỉ thuộc ở khoảng giữa của lịch sử võ thuật nhân loại. Trong lối hiểu của người  cổ, có thể Thiếu Lâm là thủy tổ của võ thuật Trung Hoa. Thế nhưng, Thiếu Lâm không thực sự là nguồn cội của toàn bộ “công phu thiên hạ”

Theo Võ thuật


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.