- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lý do VĐV Olympic 'thích' cắn huy chương
Khi tìm kiếm ảnh các nhà vô địch Olympic, người ta thấy điểm chung trong đó là hành động cắn huy chương.
Khi tìm kiếm ảnh các nhà vô địch Olympic, người ta thấy điểm chung trong đó là hành động cắn huy chương.
Hình ảnh quen thuộc của các nhà vô địch khi đứng trên bục nhận huy chương là cười tươi, nhìn thẳng và đưa huy chương vào giữa hai hàm răng. Nhiều ý tưởng thú vị được đưa ra để giải thích cho hành động đó. Có thể VĐV làm vậy để mọi người thấy bộ răng rất hoàn hảo của mình, màu vàng của huy chương rất phù hợp với da mặt, hay họ đang rất "đói khát" vì phải tuân thủ chế độ ăn kiêng từ lâu.
Thậm chí, các lý do hài hước hơn cũng được đưa ra như VĐV mê tín, cố tạo ra hình ảnh theo phong thủy: con ếch ngậm vàng biểu trưng cho tiền tài.
Ý kiến khác cho rằng các VĐV tự coi mình như những người đi tìm vàng của thế kỷ 19. Cao bồi miền Tây luôn có thói quen cắn vàng để kiểm tra xem có phải vàng ròng hay không. Tuy nhiên, lý do này không thuyết phục bởi các HC vàng tại các kỳ Thế vận hội được làm ra từ bạc với tỷ lệ là 92,5% và chỉ có một lớp vàng rất mỏng bao phủ bên ngoài hợp chất bạc mà thôi. Các VĐV đều biết rõ điều đó nhưng họ vẫn thích cắn huy chương của mình.
Cách giải thích đơn giản hơn rất nhiều đó là thói quen. Khi xem trên truyền hình, các VĐV có thể thấy được hành động này lặp đi lặp lại và họ bắt chước làm theo. Tuy vậy, ai là người thực hiện đầu tiên và lý do của hành động đó vẫn là một dấu hỏi.
Franck Fife, phóng viên ảnh thể thao của AFP, lý giải đơn giản và có sức thuyết phục. Ông khẳng định hành động cắn huy chương của VĐV xuất phát từ yêu cầu của phóng viên ảnh khi tác nghiệp. Đây có thể là hành động bị ép buộc, cho dù VĐV có thích làm hay không.
"VĐV luôn phải làm gì đó với chiếc huy chương của mình. Hơn nữa, ở bức ảnh trên bục nhận giải, cần đảm bảo có gương mặt của nhà vô địch bên cạnh tấm huy chương với hình ảnh cận cảnh thay vì chụp hình một VĐV nhỏ xíu, hai tay buông thõng, với phần thưởng là chiếc huy chương đeo lủng lẳng trên cổ", Franck Fife nói.
Một số VĐV thậm chí còn tạo ra hình ảnh riêng cho mình như Rafael Nadal chẳng hạn. Tay vợt này có thói quen "ngấu nghiến" những chiến lợi phẩm của mình như một món ăn ngon. Rất tiếc ở Olympic London, Nadal không thể thực hiện được hành động tương tự khi bị loại sớm.
Tony Estanguet, nhà vô địch môn bơi xuồng tại Athenes năm 2004. Ảnh: AFP.
Hình ảnh quen thuộc của các nhà vô địch khi đứng trên bục nhận huy chương là cười tươi, nhìn thẳng và đưa huy chương vào giữa hai hàm răng. Nhiều ý tưởng thú vị được đưa ra để giải thích cho hành động đó. Có thể VĐV làm vậy để mọi người thấy bộ răng rất hoàn hảo của mình, màu vàng của huy chương rất phù hợp với da mặt, hay họ đang rất "đói khát" vì phải tuân thủ chế độ ăn kiêng từ lâu.
Thậm chí, các lý do hài hước hơn cũng được đưa ra như VĐV mê tín, cố tạo ra hình ảnh theo phong thủy: con ếch ngậm vàng biểu trưng cho tiền tài.
Ý kiến khác cho rằng các VĐV tự coi mình như những người đi tìm vàng của thế kỷ 19. Cao bồi miền Tây luôn có thói quen cắn vàng để kiểm tra xem có phải vàng ròng hay không. Tuy nhiên, lý do này không thuyết phục bởi các HC vàng tại các kỳ Thế vận hội được làm ra từ bạc với tỷ lệ là 92,5% và chỉ có một lớp vàng rất mỏng bao phủ bên ngoài hợp chất bạc mà thôi. Các VĐV đều biết rõ điều đó nhưng họ vẫn thích cắn huy chương của mình.
Cách giải thích đơn giản hơn rất nhiều đó là thói quen. Khi xem trên truyền hình, các VĐV có thể thấy được hành động này lặp đi lặp lại và họ bắt chước làm theo. Tuy vậy, ai là người thực hiện đầu tiên và lý do của hành động đó vẫn là một dấu hỏi.
Franck Fife, phóng viên ảnh thể thao của AFP, lý giải đơn giản và có sức thuyết phục. Ông khẳng định hành động cắn huy chương của VĐV xuất phát từ yêu cầu của phóng viên ảnh khi tác nghiệp. Đây có thể là hành động bị ép buộc, cho dù VĐV có thích làm hay không.
"VĐV luôn phải làm gì đó với chiếc huy chương của mình. Hơn nữa, ở bức ảnh trên bục nhận giải, cần đảm bảo có gương mặt của nhà vô địch bên cạnh tấm huy chương với hình ảnh cận cảnh thay vì chụp hình một VĐV nhỏ xíu, hai tay buông thõng, với phần thưởng là chiếc huy chương đeo lủng lẳng trên cổ", Franck Fife nói.
Nadal và thói quen tạo dáng với Cup. Ảnh: Rue.
Một số VĐV thậm chí còn tạo ra hình ảnh riêng cho mình như Rafael Nadal chẳng hạn. Tay vợt này có thói quen "ngấu nghiến" những chiến lợi phẩm của mình như một món ăn ngon. Rất tiếc ở Olympic London, Nadal không thể thực hiện được hành động tương tự khi bị loại sớm.
Theo Vnexpress
-
Thể thao22/06/2020Chadoy Leon khiến người ta kinh ngạc với nhiều cách chống đẩy khác nhau.
-
Hậu trường20/06/2020Ngoại hình của "công chúa béo" Quỳnh Anh sau mấy tháng mang bầu khiến dân tình chú ý.
-
Hậu trường20/06/2020Ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ cùng CLB SLNA, Phan Văn Đức đã trở về nhà và chăm sóc cho người vợ của mình.
-
Hậu trường17/06/2020Nàng WAGs Viên Minh đã có mặt tại sân Thống Nhất cổ vũ trận đấu giữa CLB TP. Hồ Chí Minh và CLB Viettel tối 17/6.
-
Hậu trường15/06/2020Diễn biến mới nhất trong chuyện tình cảm của cặp đôi được Quang Hải chia sẻ trên Facebook cá nhân chiều 15/6.
-
Hậu trường14/06/2020Thủ môn Bùi Tiến Dũng là một trong những cầu thủ chăm chỉ tập luyện và sở hữu thân hình khiến người hâm mộ phải trầm trồ.
-
Hậu trường13/06/2020Vào thời điểm được phát hiện, 7 nam cầu thủ đang phải sống trong tình trạng thiếu thốn đủ đường và bị ép quan hệ tình dục.
-
Hậu trường13/06/2020Lonnie Walker IV, cầu thủ thuộc biên chế đội bóng San Antonio Spurs đã từng sở hữu một mái tóc không giống ai ở NBA. Thế nhưng, câu chuyện đằng sau mái tóc ấy sẽ khiến nhiều người phải giật mình.
-
Hậu trường03/06/2020Thông tin về lễ ăn hỏi của Công Phượng và bạn gái được giữ kín với giới truyền thông và người hâm mộ.