Nhà vô địch gồng mình vượt khó

Những ngày này tại Bệnh viện K Hà Nội, nhà vô địch SEA Games100m rào Vũ Bích Hường đang chăm sóc chồng trong cơn nguy kịch của bệnh ung thưphổi, trong khi đứa con trai thứ hai 7 tuổi không thể đến lớp vì bệnh tự kỷ

Những ngày này tại Bệnh viện K Hà Nội, nhà vô địch SEA Games100m rào Vũ Bích Hường đang chăm sóc chồng trong cơn nguy kịch của bệnh ung thưphổi, trong khi đứa con trai thứ hai 7 tuổi không thể đến lớp vì bệnh tự kỷ. Vớilương tháng 5 triệu đồng, cô phải gồng mình chạy chữa cho chồng và con, khi giờkhông còn cả căn nhà để ở.

Tình yêu thể thao, ý chí kiên cường trên đường chạy của BíchHường giúp những vận động viên điền kinh trẻ Hà Nội tràn đầy niềm tin để phấnđấu. Thấy Bích Hường huấn luyện trên sân vận động, sẽ chẳng ai nghĩ cô lại cóhoàn cảnh bất hạnh đến vậy.

Nhà vô địch gồng mình vượt khó
Những bước chạy rào mang về vinh quang của Vũ Bích Hường (537) làm người ta quên rằng cô đang phải vật lộn với cuộc sống gia đình quá khó khăn - Ảnh: Quang Minh

Cuộc đời là những bước chạy rào

Năm 1995 tại Thái Lan, lần đầu tiên trong lịch sử điền kinh VNVũ Bích Hường đã mang về một HCV cho đoàn thể thao VN trên đấu trường SEA Gamesở nội dung 100m rào nữ với thành tích 13 giây 36, vượt qua đối thủ Elma Muros(Philippines). Bà mẹ một con Vũ Bích Hường và những giọt nước mắt hạnh phúc trênđường chạy đã là biểu tượng chiến thắng của thể thao VN suốt thời gian dài.

Đến với điền kinh khi 14 tuổi, gần 30 năm sau cô mới chính thức giải nghệ đểchuyển sang công tác huấn luyện. Năm lần tham dự SEA Games, Bích Hường đã đoạt 1HCV, 3 HCB, 1 HCĐ và giữ kỷ lục nội dung 100m rào từ năm 1995 đến nay chưa aiphá được.

Bên cạnh thành tích trên đường chạy, Bích Hường còn được biếtđến nhiều hơn ở nghị lực phi thường để có thể theo nghiệp điền kinh. Năm 1989 côkết hôn, năm 1991 khi vừa sinh con trai đầu lòng Nguyễn Ngọc Quang được vàitháng thì cô đã trở lại đường chạy. Tại Giải điền kinh VĐQG năm 1992, Bích Hườngđã mang về HCV 100m rào cho điền kinh Hà Nội. Thế nhưng ít ai biết đằng sau nỗlực suốt mấy chục năm qua cho điền kinh, Hường còn phải vượt qua rất nhiều khókhăn từ hoàn cảnh gia đình.

“Chồng tôi bị bại liệt một chân từ nhỏ, từ khi cưới nhau anhkhông làm được việc gì ngoài trông con, thỉnh thoảng mở cửa hàng nước bán quaquýt. Không bằng cấp, không tiền bạc, tôi trở lại tập điền kinh để có tiền locuộc sống, nuôi chồng con. Lúc đó tôi vẫn chưa đi học đại học, nếu không cóthành tích thì sở thể thao sẽ không hỗ trợ tiền đóng học phí đại học. Do vậy khitrở lại thi đấu, có thành tích thì có tiền thưởng, việc học của tôi cũng thuậntiện hơn nhiều” - Bích Hường kể về những tháng ngày giao con cho chồng để laovào tập chạy rào năm 1991.

Năm 2004, Bích Hường sinh con trai thứ hai Nguyễn Hữu Phú Vinh,cũng chỉ nghỉ 3-4 tháng Hường lại lao vào tập luyện như điên. HLV Trần ThanhVân, trưởng bộ môn điền kinh Hà Nội, nhớ lại: “Có lúc bộ môn không muốn Hườngtập nữa vì cô đã 40 tuổi, dành sân cho vận động viên trẻ tập và để Hường chuyểnhẳn sang công tác huấn luyện nhưng Hường không chịu vì quá đam mê chạy rào”. Năm2010, Hường mới chính thức rời đường chạy khi đã 42 tuổi.

Đường chạy cuộc sống không suôn sẻ

Con trai đầu lúc 16 tuổi đã theo mẹ tập chạy rào trên sân HàngĐẫy và được đánh giá là một trong những vận động viên triển vọng của Hà Nội. Thếnhưng mới 21 tuổi, Ngọc Quang đã phải kết hôn vì “bác sĩ bảo phải cưới”. Hơn mộtnăm qua, Bích Hường bất đắc dĩ lên chức bà nội. Vợ còn đi học nên với hơn 3triệu đồng tiền lương đi tập một tháng, Quang vừa phải nuôi con, nuôi bản thânvà lo cho vợ.

Nhà của bố mẹ chồng để lại trên phố Thụy Khuê đã bán để lấytiền chữa chạy cho con trai út bị chứng tự kỷ. Mỗi tháng, Bích Hường chắt bóp3,2 triệu đồng đưa Phú Vinh đến học tại lớp dành cho trẻ tự kỷ trên phố HoàngQuốc Việt. Hai tháng nay, chồng chị bị phát hiện ung thư phổi nhưng nhất địnhkhông chịu đi viện chữa bệnh vì biết nhà không có tiền. “Phải giấu và thuyếtphục mãi là anh chỉ bị bệnh thường, chữa sẽ khỏi nên anh mới đồng ý đi viện. Hơnmột tuần nay, máu cứ từ mũi trào ra và anh liên tục phải nằm cấp cứu nhưng tôivẫn giấu vì nếu biết bệnh của mình, anh sẽ đòi về nhà ngay. Hiện nhà không có,nếu anh có mệnh hệ gì thì không có cả chỗ mà làm hậu sự, hương khói” - BíchHường nói mà không ngăn được nước mắt chảy dài trên khuôn mặt.

Bộ môn điền kinh và các bộ môn trong ngành thể thao Hà Nội cũngquyên góp được một số tiền giúp Bích Hường nhưng chẳng thấm tháp vào đâu so vớichi phí chữa bệnh cho chồng và lo cho con trai.

Với lương tháng hơn 5 triệu đồng, Bích Hường đang gồng mình đảmđương vị trí chủ gia đình. Năm 2003, Hường được đặc cách biên chế vào ngành thểthao và được thưởng Huân chương Lao động hạng ba, ngoài ra thì chẳng còn gì. Thếnhưng, chưa bao giờ cô trách móc nghề nghiệp đã không giúp nuôi nổi gia đình mộtcách tử tế. Cô giải thích: “Nếu được chọn lại, tôi vẫn sẽ chọn điền kinh vì đólà đam mê của mình. Và điền kinh cũng mang đến cho tôi nhiều điều. Khó khăn đếnmấy cũng phải sống vì sống cho mình, cho chồng con nữa”.

Những ngày này, Bích Hường phải rời sân tập để chạy đôn chạyđáo ở bệnh viện. Cảm thông hoàn cảnh, bộ môn điền kinh Hà Nội cho cô tạm nghỉviệc để chăm lo chồng con. Vẫn biết thể thao còn nghèo lắm nhưng nếu có thể quantâm hơn, đãi ngộ hơn thì chắc Bích Hường sẽ ấm lòng hơn trong cuộc chèo chốngvới khó khăn.

Theo Khương Xuân
Tuổi Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.