- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thái Cực Đường Lang và tuyệt kỹ “võ bọ ngựa” huyền thoại Trung Hoa
Võ bọ ngựa – với kỹ xảo mô phỏng tư thế con bọ ngựa, môn võ Thái Cực Đường Lang do vị võ sư Thiếu Lâm tự sáng tạo đã làm nên những giai thoại trong giới võ lâm Trung Hoa phong kiến.
Võ bọ ngựa – với kỹ xảo mô phỏng tư thế con bọ ngựa, môn võ Thái Cực Đường Lang do vị võ sư Thiếu Lâm tự sáng tạo đã làm nên những giai thoại trong giới võ lâm Trung Hoa phong kiến. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, môn võ kỳ bí này được du nhập vào Việt Nam bởi chính vị môn đệ duy nhất của cố nhân sáng lập.
Trong tiếng trống đánh liên hồi dồn dập của đoàn lân sư rồng, sự kết hợp của hầu quyền và những tư thế võ bọ ngựa của những môn sinh Tinh Nghĩa Đường như thăng hoa trong tiếng reo hò của khán giả. Đến nay, một trong vị Thập Nhị Kim Cang cuối cùng thời ấy đã vào tuổi “thập cổ lai hy”, những đệ tử ruột của ông đang ngày đêm gìn giữ và phát triển bí kíp môn võ huyền thoại độc nhất tại Việt Nam.
Huyền thoại từ võ bọ ngựa
Ngược dòng quá khứ đến với gốc tích môn võ kỳ lạ này, chúng tôi tìm đến Tinh Nghĩa Đường trong một con hẻm nhỏ ở phố người Hoa thuộc quận 5 (TP.HCM), nơi truyền nhân còn lại của Thái Cực Đường Lang đang dốc sức truyền dạy bí kíp môn phái cho đệ tử. Võ sư Trần Minh, một trong Thập Nhị Kim Cang nổi tiếng một thời hiện đã tuổi cao sức yếu nhưng võ đường của ông đang được đệ tử ruột cũng là người con rể tức võ sư Trịnh Cẩm Hà giữ lửa những tuyệt kỹ huyền thoại của cố nhân. Gặp vị võ sư ấy không ai có thể ngờ rằng ông đã ngoài 60 tuổi, nom cơ thể trông rất tráng kiện và chưa hề vương vấn tuổi già. Ông tiết lộ để có được sự “trường xuân” ấy, tất cả là nhờ vào sự khổ công rèn luyện võ công môn phái và giữ được sự thanh tịnh trong tâm hồn nơi cửa phật của phái Thiếu Lâm xa xưa.
Tương truyền thời Trung Hoa xa xưa có vị môn sinh của Thiếu Lâm Tự tên là Huỳnh Lang. Nhà chùa thường tổ chức những cuộc tỉ thí võ công giữa các đệ tử để rèn luyện sức khỏe và tăng khả năng bảo vệ. Trận đấu nào Huỳnh Lang cũng thua cuộc và thường bị các huynh đệ chê cười. Quá buồn và xấu hổ, ông quyết tâm vào rừng một mình luyện công nhưng lại ngủ quên lúc nào không hay. Sáng sớm, tiếng chim kêu làm người trong mộng tỉnh giấc. Bất giác nhìn lên nhành cây đang dựa lưng ngủ, ông chợt thấy con ngựa trời (bọ ngựa) đang vồ bắt con ve sầu. Ông chăm chú theo dõi từng thế đánh, cú đá của bọ ngựa từ đó trở về chùa nghiền ngẫm và sáng tạo ra các kỹ pháp võ thuật như móc, nhấc, ngắt, gác, lừa, quấn, bổ, trượt… kết hợp với thủ pháp leo trèo, chạy nhảy của loài khỉ mà thành bộ võ pháp Thái Cực Đường Lang. Trong đó chia ra hai quyền căn bản: Thái Cực quyền và Đường Lang quyền. Và đến lần giao đấu tiếp theo, Huỳnh Lang đã sử dụng thế võ bọ ngựa mới tìm tòi và giành chiến thắng vang dội khiến cho những đồng môn và sư phụ cũng phải trố mắt ngạc nhiên. Từ đó, ông lập ra phái Đường lang của Bắc Thiếu Lâm đã tung hoành ngang dọc suốt một dải Sơn Đông, Giao Chỉ (Trung Quốc) thời ấy.
Tiếng tăm về môn võ tuyệt kỹ ngày càng lan xa, trong số những môn sinh của Huỳnh Lang có võ sinh Triệu Trúc Khê là thông minh và luyện võ thuần thục nhất. Khi ông đã đạt đến trình độ thăng hoa của võ bọ ngựa thì sư phụ lại qua đời. Từ đó, Triệu Trúc Khê tiếp nhận chức Trưởng môn Thái Cực Đường Lang cũng chính là thời điểm Trung Quốc xảy ra nhiều biến cố trong nước nên ông và một số ít môn sinh đành lánh nạn qua Việt Nam, rồi lưu lạc xuống vùng đất Chợ Lớn (Sài Gòn). Kể từ đây, chưởng môn Triệu Trúc Khê bắt đầu xây dựng phái võ của mình. Võ đường của ông đào tạo hàng ngàn môn sinh từ khắp nơi nhưng thành công rực rỡ chỉ có 12 môn sinh tức Thập Nhị Kim Cang. 12 môn sinh của Tinh Võ Đường thường xuyên giao lưu đấu đài với các võ đường khá nổi tiếng với khả năng bất khả chiến bại bằng những thế võ kỳ lạ làm giới võ lâm náo động một thời.
Khi Triệu Trúc Khê cùng gia đình quay về Hồng Kông, những vị môn sinh Kim Cang đã theo sư phụ về nước, chỉ có vị duy nhất là võ sư Trần Minh tình nguyện ở lại để phát triển phái võ ở Việt Nam. Ngoài dạy võ, ông còn thành lập đội lân sư rồng kết hợp múa võ thuật với những màn biểu diễn nức tiếng lừng lẫy ở Sài Gòn vào thập niên 70. Tiếng trống dồn dập, những tiếng vỗ tay giòn tan, thế đánh con bọ ngựa kết hợp với cách leo trèo của loài khỉ đã hòa vào hình ảnh lân sư rồng trên đường phố mỗi dịp lễ tết đã làm dân chúng Sài thành nô nức đi xem chật kín cả con đường. Từ khắp các quận nội và ngoại thành đều có bước chân của đoàn múa lân Tinh Nghĩa Đường xen lẫn tiếng reo hò của khán giả.
Tiết lộ tuyệt kỹ môn phái
Khi tổ sư Triệu Trúc Khê qua đời vào năm 1992, 11 vị Kim Cang đã di tản mỗi người một nơi và hầu như không có ai theo nghiệp võ, chỉ có đệ tử ruột Trần Minh là vị truyền nhân cuối cùng của phái võ huyền thoại này. Đến nay, người thì lưu lạc không rõ, người thì đã mất, võ sư Trần Minh cũng đã tuổi cao sức yếu. Ông đã đào tạo nên những môn sinh tài năng để giữ lửa cho võ đường. Đó là võ sư Trần Chí Kiệt (con trai) và võ sư Trịnh Cẩm Hà (con rể). Đến nay, Tinh Nghĩa Đường đã đào tạo hàng ngàn môn sinh cả người Hoa và người Việt. Lấy căn bản “thượng võ tinh thần”, võ sư Trịnh Cẩm Hà luôn chọn lựa học trò kỹ càng. Đó phải là những người có tố chất thông minh và luôn được răn dạy học võ để giúp đỡ người khác, không được làm chuyện thị phi.
Nhắc đến tuyệt kỹ võ bọ ngựa, ông chợt thốt lên một câu: “Vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh ra 64 khúc!”. Đó là quá trình vận nội công tạo nên sức mạnh công phá ghê gớm của cơ thể, chính là 64 chỗ gấp khúc trên bàn tay và bàn chân. Điểm cốt lõi của các bài quyền là cách sử dụng nội lực để tấn công vào những huyệt đạo trên cơ thể đối phương và hạ gục họ trong những cú đánh đầu tiên. Trước kia, môn võ chủ yếu dùng chân đá như tư thế đá của con bọ ngựa. Vì vậy, muốn luyện tập đầu tiên phải luyện đôi bàn chân thật dẻo dai và có sức mạnh. Người học phải tập đứng tấn một thời gian dài, sau đó lại tập đứng một chân để luyện sức bền. Đó là bài tập căn bản đầu tiên “Thập nhị độ đàm phối”, nói như võ sư Trịnh Cẩm Hà: “Có như vậy chân đá mới hay!”. Tiếp theo là bàn tay, tập trung vào sức mạnh của các ngón tay như các chi trước của con bọ ngựa để tấn công đối thủ. Cộng với những cú “cùi chỏ” đã làm cho đối phương phải khiếp sợ. Điều đặc biệt nữa của võ Đường Lang, chỉ cách đối thủ trong gang tấc vẫn có thể “uýnh” nock out với sức mạnh của con ngựa lấy đà từ rất xa. Đó là bí kíp dùng sức mạnh nội công trong “nội gia quyền” để chiến đấu.
Thái Cực Lang Quyền sử dụng đa dạng các loại binh khí trong chiến đấu như thương, lao, kiếm,… nhưng đặc biệt dùng côn trong các hội đấu đài võ thuật. Từ thời gian bắt đầu luyện tập tới khi được cầm binh khí trên tay, các môn sinh phải trải qua sự khổ luyện ít nhất là 6 tháng. Năm 1974, những võ đường nổi tiếng ở Sài Gòn đã cử những môn đệ của mình giao lưu với các phái võ khác. Võ sư Trịnh Cẩm Hà còn nhớ như in những cuộc giao đấu với môn đệ của võ sư “máu mặt” trong võ lâm thời bấy giờ như Lý Huỳnh, Kim Cang, Huỳnh Tiền, Lý Ngọc Long. Có thắng, có thua, có hòa nhưng võ đường Trần Minh luôn khắc ghi đó là trận đấu để đời của giới võ lâm. Nhờ những đóng góp cho võ thuật, sư phụ Trần Minh đã được bầu làm Phó chủ nhiệm Tổng cục Quyền thuật Việt Nam.
Để phát triển tinh hoa của môn phái mình, võ sư Trịnh Cẩm Hà đã đi nhiều nơi để thọ giáo những cái hay của những phái võ khác. Vì thế, ông thường trở về quê hương để giao lưu võ thuật với các dòng võ Trung Hoa. Thế nhưng, những người học trò của các môn phái đã từng tỉ thí võ với ông lại tình nguyện theo ông về Việt Nam để được thọ giáo sư phụ nhiều hơn. Ông nói: “Đó cũng là niềm tự hào của môn võ của tổ sư để lại vậy!”. Và sau nhiều lần “giao lưu” trở về nước, ông đã kết hợp hai nhánh Thái cực quyền và Đường Lang quyền của tổ sư để thành môn võ Thái Cực Đường Lang hoàn chỉnh. Nếu như trước kia, phái võ thiên về biểu diễn võ thuật một cách đẹp mắt thì hiện nay dưới sự dẫn dắt của ông, Thái Cực Đường Lang đã trở thành một môn võ thuật mang tính chiến đấu thực sự của thế “vồ ve sầu” của huyền thoại về con bọ ngựa xa xưa
Hiện nay, số lượng môn sinh đã tăng không ngừng nên võ đường Thái Cực Đường Lang không còn giới hạn trong khuôn viên chật hẹp nữa mà công viên Văn Lang đã trở thành địa điểm tập luyện của môn phái. Ở đó ngày ngày, võ sư Trịnh Cẩm Hà vẫn đều đặn truyền dạy võ thuật của môn phái thay thế cho sư phụ mình đã tuổi cao sức yếu. Đội lân sư rồng Tinh Nghĩa Đường vẫn luyện tập hằng ngày để mang tới cho người xem những màn biểu diễn sinh động nức tiếng Sài thành một thời. Ông nói: “Thái Cực Đường lang có được ngày hôm nay là nhờ vào sự nỗ lực luyện tập của tất cả các anh em đệ tử đoàn kết như người trong một nhà. Chúng tôi sẽ làm rạng danh phái võ hơn nữa, không phụ lòng và công lao của sư phụ Trần Minh cũng như tổ sư đã viên tịch”.
Theo Khám phá võ thuật
-
Thể thao22/06/2020Chadoy Leon khiến người ta kinh ngạc với nhiều cách chống đẩy khác nhau.
-
Hậu trường20/06/2020Ngoại hình của "công chúa béo" Quỳnh Anh sau mấy tháng mang bầu khiến dân tình chú ý.
-
Hậu trường20/06/2020Ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ cùng CLB SLNA, Phan Văn Đức đã trở về nhà và chăm sóc cho người vợ của mình.
-
Hậu trường17/06/2020Nàng WAGs Viên Minh đã có mặt tại sân Thống Nhất cổ vũ trận đấu giữa CLB TP. Hồ Chí Minh và CLB Viettel tối 17/6.
-
Hậu trường15/06/2020Diễn biến mới nhất trong chuyện tình cảm của cặp đôi được Quang Hải chia sẻ trên Facebook cá nhân chiều 15/6.
-
Hậu trường14/06/2020Thủ môn Bùi Tiến Dũng là một trong những cầu thủ chăm chỉ tập luyện và sở hữu thân hình khiến người hâm mộ phải trầm trồ.
-
Hậu trường13/06/2020Vào thời điểm được phát hiện, 7 nam cầu thủ đang phải sống trong tình trạng thiếu thốn đủ đường và bị ép quan hệ tình dục.
-
Hậu trường13/06/2020Lonnie Walker IV, cầu thủ thuộc biên chế đội bóng San Antonio Spurs đã từng sở hữu một mái tóc không giống ai ở NBA. Thế nhưng, câu chuyện đằng sau mái tóc ấy sẽ khiến nhiều người phải giật mình.
-
Hậu trường03/06/2020Thông tin về lễ ăn hỏi của Công Phượng và bạn gái được giữ kín với giới truyền thông và người hâm mộ.