Tiết lộ gây “sốc” về thu nhập của giới trọng tài Việt Nam

Một trợ lý trọng tài cấp quốc gia của Việt Nam có thu nhập trung bình gần 7 triệu/tháng. Nếu so với thu nhập của giới cầu thủ thì có thể coi là… muỗi.

Một trợ lý trọng tài cấp quốc gia của Việt Nam có thu nhập trung bình gần 7 triệu/tháng. Nếu so với thu nhập của giới cầu thủ thì có thể coi là… muỗi.

Kiếp sau, xin không làm trọng tài!

Đấy là tiết lộ của một trợ lý trọng tài hiện đang cầm cờ tại V-League. Theo ông này: “Thu nhập bây giờ của giới trọng tài đã đỡ hơn rất nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, mức thu nhập này không thể nuôi sống vợ con.

Cụ thể, hiện tại một trợ lý trọng tài nếu được bắt chính sẽ nhận 4 triệu/trận. Nếu trừ thuế còn 3,6 triệu. Nếu là trọng tài FIFA hoặc trợ lý loại A sẽ được bắt tầm hơn 20 trận. Tức là tổng thu nhập tầm 75 triệu/năm.

Gần đây LĐBĐ Việt Nam có hỗ trợ thêm phần tập luyện 1 triệu, khoảng 10 triệu/năm. Tính tất tần tật, một trợ lý có thu nhập 85-90 triệu/năm.

Nếu so với các cầu thủ V-League rõ ràng, thu nhập của chúng tôi rất nhỏ. So với mặt bằng của hạng Nhất cũng thua luôn. Thế nên, nếu không đam mê sẽ không thể theo nghề này được”.

Vị vua áo đen này hài hước: “Sinh ra đã làm kiếp trọng tài nên nếu có thì kiếp sau đừng làm trọng tài nữa vì cái nghề này nhiều khi rất bạc và nguy hiểm”.


Nếu chỉ bắt các giải trong nước thì nghề trọng tài khó lòng chăm sóc tốt vợ con.

Nếu chỉ bắt các giải trong nước thì nghề trọng tài khó lòng chăm sóc tốt vợ con.

Trọng tài chỉ là nghề tay trái

Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, vị trợ lý từng cầm cờ rất nhiều trận ở V-League nói thẳng:

“Ở Việt Nam, nghề trọng tài không được xã hội công nhận vì thế được xem là nghề tay trái.

Hầu hết các trọng tài phải làm những công việc khác để kiếm sống. Có anh là giáo viên, có anh là nhân viên của sở.

Chúng tôi làm vì đam mê nhưng không phải ai cũng được lựa chọn.

Ngày xưa làm cơ quan nhà nước, nếu đi làm giải trẻ thường mất 15-20 ngày, vì thế, chẳng có cơ quan nào… chứa. Sau này nhiều anh em bỏ nghề đi làm trọng tài.

Cũng nói thẳng, cái nghề trọng tài này thích thì đến, thích thì chơi. Kiểu bồi dưỡng cho anh bao nhiêu đó, anh chơi được thì chơi còn không cũng chẳng ràng buộc.

Nhiều người đam mê, theo nghề nhưng áp lực vì miếng cơm manh áo rất lớn.

Cái nghề trọng tài bạc và vô vàn áp lực, ra sân phải đối diện với 22 cầu thủ trên sân, 22 cầu thủ ở ngoài, 2 HLV và biển người trên khán đài. Anh nào bản lĩnh không nói, còn mới vào nghề là dễ “chết” lắm, dù “tâm” sáng.

Tôi lấy ví dụ, ngày trước, non non mà như gặp những người giống HLV Lê Thụy Hải chỉ có nước muốn vứt cờ đi. Ở mình văn hóa cổ vũ kém, nhiều khi đội sai, họ chửi rất ác mồm, phủ miệng, lôi cả cha mẹ, ông bà ra để chửi nghe long đầu, long óc.

Nghề trọng tài là như vậy, đã dám chơi thì dám chịu và phải nghĩ đến “sống chết” với nghề thì mới tồn tại được, nếu không phải bỏ sớm”.

Theo như những gì được biết về thu nhập của giới trọng tài, rõ ràng, ngoài sự hào nhoáng của những ông vua áo đen, thì có những góc khuất không phải ai cũng hiểu được.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.