Vén màn cách dạy con đặc biệt của David Beckham

David Beckham đang có một gia đình viên mãn và cũng may cho thế giới là anh không hề giấu giếm cách mình dạy nên những đứa con tuyệt vời như thế…

David Beckham đang có một gia đình viên mãn và cũng may cho thế giới là anh không hề giấu giếm cách mình dạy nên những đứa con tuyệt vời như thế…

Dạy con là công việc 5 người 10 ý. Văn hóa Á đông cũng khác nhiều với cách dạy con của phương tây.

Tuy nhiên, nếu mục đích chung là tạo nên những đứa trẻ ngoan ngoãn, lịch sự, có ích cho xã hội thì cách dạy con của David Beckham hoàn toàn có thể coi là một hình mẫu.

Hãy nghe Becks chia sẻ về chính tuổi thơ của mình:

“Năm tôi 13 tuổi, mẹ tôi phải vừa trông 3 đứa trẻ, vừa làm công việc của một thợ cắt tóc cho tới 11h đêm.

Bố tôi về nhà lúc 10h tối và rời khỏi nhà vào 6h sáng. Trong những tiếng ngắn ngủi ở nhà, ông ấy vẫn làm việc không ngừng nghỉ. Có thể là sửa một chiếc ghế, đóng lại cái bàn, cái cửa.

Quá trình làm việc không ngừng của bố mẹ đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cá tính và cách dạy con của tôi. Tôi có thể thảnh thơi ngồi xem tivi, nhưng tôi không làm vậy.

Vì các con tôi cũng sẽ ngồi lì một chỗ xem tivi. Tôi làm việc không ngừng. Ở nhà, tôi là người vứt rác hàng ngày. Tôi coi đó là một công việc, bởi tôi muốn Brooklyn sẽ làm điều đó thay tôi sau này chứ không phải bất kỳ một người giúp việc nào”.

Brooklyn Beckham luôn chăm sóc em gái tận tình mỗi khi cha mẹ đi vắng.

Brooklyn Beckham luôn chăm sóc em gái tận tình mỗi khi cha mẹ đi vắng.

Becks tâm sự, thời thi đấu cho PSG, có những lúc anh vô cùng mệt mỏi vì phải học tiếng Pháp. Tuy nhiên để làm gương cho các con, Becks không muốn bỏ cuộc:

“Đó là lúc mà nếu bạn từ bỏ một công việc gì đó, bạn không chỉ mất gấp đôi thời gian để làm lại nó, mà quan trọng là con bạn sẽ không bao giờ có thói quen cố gắng đến cùng trong bất kỳ việc gì khác”.

Trở thành tấm gương cho con cái là cách Becks tạo nên ý thức và trách nhiệm của các con.

Becks nói rằng, mỗi khi đi làm từ thiện, anh đều cố gắng ghi lại thật nhiều hình ảnh và tuyệt vời hơn là dẫn các con theo: “Chúng cần phải biết rằng chúng đang có cuộc sống sung sướng đến nhường nào”.

Dĩ nhiên là để tạo nên nhận thức đúng đắn cho các con, Becks phải dạy chúng từ những việc nhỏ nhất và từ khi chúng chỉ là những tờ giấy trắng:

“Từ năm 2 tuổi, tôi đã yêu cầu các con phải nói “làm ơn”, “xin lỗi”, “cảm ơn”. Con người có thể khiếm khuyết ở nhiều mặt, nhưng lịch sự phải là văn hóa tối thiểu. Cả 3 con trai của tôi đều được dạy phải nhường cho phụ nữ đi qua cánh cửa rồi mới tới lượt chúng”.

Làm con của một cầu thủ nổi tiếng cũng không đồng nghĩa với việc cả 3 cậu con trai của Becks đều bị ép trở thành cầu thủ nối nghiệp cha: “Tôi cho phép các con làm 99% những gì chúng thích. Chúng sẽ phải tự chịu trách nhiệm cho những lựa chọn của mình”.

Beckham luôn tôn trọng sự lựa chọn của các con.

Beckham luôn tôn trọng sự lựa chọn của các con.

Tuy nhiên, trong 1% quyền hạn còn lại, Becks cũng thiết quân luật rất rõ ràng: Nếu chưa quá 15 tuổi, tuyệt đối không được sử dụng mạng xã hội: “Tôi biết Romeo có dùng Instagram, nhưng tôi không cho phép nó để chế độ công cộng”.

Theo Becks, để có được những đứa con tự giác, tự nhận thức được mọi điều đúng sai trong cuộc sống, anh đã phải trải qua rất nhiều năm đóng vai “người bố khó tính” trong nhà.

Becks trưởng thành trong sự nghiêm khắc của ông, và anh cũng áp dụng sự nghiêm khắc tương tự ở vào những độ tuổi nhất định của các con:

“Tôi vô cùng nghiêm khắc với các con trong thời điểm chúng từ 3-6 tuổi. Đó là thời điểm chúng có những nhận thức mơ hồ, rất thích hợp để uốn nắn”.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.