- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nuôi lớn từ bên trong
Bao năm qua chúng ta chỉ quen nuôi lớn những thứ bên ngoài của một đứa trẻ…
Như cân nặng, chiều cao của con cũng khiến nhiều mẹ đau đầu (và cả đau lòng nữa khi bị thiên hạ chê để con gày quá, lùn quá, còi quá…). Dinh dưỡng quan trọng, hình thể quan trọng, sức khoẻ quan trọng nhưng nó vẫn chỉ là thứ bên ngoài của con.
Rồi ta muốn con học thật giỏi, có giấy khen, đi thi học sinh giỏi môn này môn nọ. Ta hãnh diện xiết bao khi có con top đầu của lớp (và đau khổ xiết bao nếu con học hành lẹt đẹt, giỏi Văn mà kém Toán, đá bóng thì cừ nhưng tiếng Anh nói như người ngọng).
Nhiều cha mẹ còn đầu tư cho con học Piano, kỹ năng MC, tranh biện… Tốt thôi! Không có gì là sai cả. Vẫn là cần thiết. Nhưng nó vẫn là thứ bên ngoài của con.
Ảnh minh họa.
Nhưng những thứ bên trong của con thì nhiều cha mẹ quên, hoặc nhớ thì mới chỉ là ý muốn. Đôi khi muốn mà không biết phải nuôi lớn thế nào. Như lòng trắc ẩn. Làm sao để con mình có lòng trắc ẩn? Như lòng biết ơn. Nuôi lớn lòng biết ơn trong con mình bằng gì? Như sâu xa hơn là sức chống chịu, làm sao để con đủ sức mạnh bên trong để chống chịu trước những áp lực bên ngoài, khi gặp những biến cố mà con không sụp đổ, thậm chí muốn từ giã cuộc đời.
Như cả năng lực thích ứng với những biến đổi chóng mặt của cuộc đời. Hay đôi khi, chỉ là cao hơn tự lập, tinh thần tự cường, vượt khó. Bao nhiêu cha mẹ như tôi đều mong con mình có một sức mạnh từ bên trong như thế?
Nuôi lớn những thứ ở bên trong con vì thế cần sự THẤU HIỂU. Là cha mẹ thấu hiểu con mình đến đâu? Bao nhiêu đứa trẻ gửi thư cho tôi, anh Chánh Văn với câu cảm thán: Bố mẹ yêu em nhưng bố mẹ không hiểu em. Và ngược lại, tôi cũng nhận được vô vàn câu hỏi của các phụ huynh: Làm sao để con thấu hiểu được nỗi lòng cha mẹ?
Rất tiếc, để có sự thấu hiểu thì không thể ngày một ngày hai mà cần cả một hành trình rất dài. Cần cả nhà trường hỗ trợ, cần thêm rất nhiều kiến thức cha mẹ cần phải học, con cái cần được dạy dỗ.
Đầu tư cho con cái là cuộc đầu tư trọn đời cha mẹ, không phải chỉ là tiền bạc đâu, mà còn là bằng cả thời gian, tâm trí và rất nhiều yêu thương rút ruột từ trong mình ra vậy!
Hôm nay mình thử cùng nghĩ với nhau nhé, cha mẹ ơi!
Theo Người đưa tin
-
Làm mẹ10 phút trướcĐại học Harvard đã khảo sát 10.000 để thống kê, phân tích và kết luận: Thành công của một người liên quan trực tiếp đến những trải nghiệm thời thơ ấu.
-
Làm mẹ1 ngày trướcYêu thương vốn là thứ vô hình, vô thanh. Nên nhiều khi cha mẹ hay nói: Lớn lên con sẽ hiểu cha mẹ yêu con nhường nào.
-
Làm mẹ1 ngày trước“Tôi không đối xử với các con như trẻ con, không la mắng chúng. Tôi không bao giờ bắt chúng phải học. Tôi không kiểm tra bài tập về nhà của chúng. Đó là trách nhiệm của bọn trẻ”.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
-
Làm mẹ3 ngày trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Làm mẹ3 ngày trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Làm mẹ3 ngày trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ4 ngày trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ4 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ5 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.