Mừng phong bì 200 nghìn, cả nhà 6 người đến ăn cỗ

Bố chồng em bảo, lệ làng ai cưới xưa nay cũng chỉ mừng cưới 200 nghìn, chỉ có em là không biết tính toán để lỗ nặng lại còn để họ hàng, làng xóm cười chê.

Bố chồng em bảo, lệ làng ai cưới xưa nay cũng chỉ mừng cưới 200 nghìn, chỉ có em là không biết tính toán để lỗ nặng lại còn để họ hàng, làng xóm cười chê.

Các chị ạ, sau 3 ngày về ăn cỗ cưới em trai chồng, đến bây giờ em vẫn chưa hết buồn bã.

Trước đây, em từng đọc được những câu chuyện của nhiều anh, chị em kể về tục lệ ăn cỗ cưới khác lạ ở quê chồng, em còn nghĩ mình thật may mắn vì không phải chứng kiến những cảnh tượng đó, bởi dù gì nhà chồng em cũng ở ngoại thành của một thành phố lớn.

Số là, gia đình em có hai người con trai. Hồi cưới em, để tiện lợi cho cả hai gia đình, chúng em quyết định tổ chức đám cưới ở khách sạn ở trong nội thành rồi mời anh em họ hàng, bạn bè thân thiết đến tham dự.

Thế nhưng, đến đám cưới của em trai chồng em thì khác. Vì em trai và em dâu đều ở cùng xã nên gia đình chồng em quyết định tổ chức đám cưới ở nhà.

Bố mẹ em đảm nhận việc đi mời khách, còn em là dâu cả nên được phân công tính toán số lượng thực phẩm sao cho mâm cỗ đầy đủ, tươm tất nhất.

Mừng phong bì 200 nghìn, cả nhà 6 người đến ăn cỗ - Ảnh 1.

Ảnh có tính chất minh họa

Qua trao đổi, bố mẹ chồng em dự định mời khoảng 80 mâm. Họ hàng hơn 20 mâm nữa. Tổng cộng khoảng hơn 100 mâm và ăn trong 1 ngày.

Để có không gian phục vụ lượng khách khổng lồ này, bố chồng em phải mượn thêm 2 khoảng sân của hàng xóm để căng phông bạt, kê bàn ghế và một cái sân của nhà sát vách làm khu nấu nướng, hậu cần.

Riêng về cỗ cưới, để được tươm tất nhất, em đã lên danh sách, tính toán chi li, cẩn thận số lượng các món cần mua. Có những món, em còn cố tình lấy thừa và tin tưởng lần này bố mẹ chồng sẽ tự hào vì mình biết lo toan, tính toán.

Vậy mà, đến ngày mời khách, em không hiểu mọi người từ đâu kéo đến đông như vậy. Hầu hết các nhà đều cùng ông hoặc bà, vợ chồng, con cái tới tham dự.

Có nhà cả 6 người đến ăn, khiến cho số lượng 100 mâm lên đến gần 140 mâm cỗ. Đặc biệt, họ không chỉ đến ăn một bữa mà có người còn ăn tận 2, 3 bữa.

Thế là, mọi thực phẩm tính toán ban đầu đều hết "sạch sành sanh" khiến em phải chạy đôn chạy đáo để mua bù nhưng vẫn không đủ.

Hôm sau, khi đám cưới em chồng đã diễn ra xong xuôi. Gia đình chồng em kiểm tiền mừng cưới thì lỗ nặng, bởi hầu hết phong bì đều chỉ khoảng 200 nghìn.

Lúc này em mới lên tiếng về chuyện đi ăn cỗ kỳ lạ của cả làng, mặt bố chồng em bỗng dưng biến sắc.

Ông bảo, lệ làng ai cưới xưa nay cũng chỉ mừng cưới 200 nghìn, chỉ có em là không biết tính toán để lỗ nặng lại còn để họ hàng, làng xóm cười chê.

Em nghe mà sững sờ. Vì thực sự, em không biết đến cái lệ ấy. Em vội thanh minh với ông bà nhưng không một ai cảm thông với em. Chồng em lúc đấy chỉ bảo khẽ: "Thôi, sai thì nhận, ông bà còn bỏ qua cho".

Hôm qua, vợ chồng em đã về lại nội thành để làm việc nhưng em vẫn buồn bã không ít. Chỉ vì không biết đến "lệ làng" này mà em mang tiếng là ky bo với cả họ hàng.

>> Từ ngày kiếm được tiền, vợ tôi ngày càng lên mặt và suốt ngày dọa ly hôn

Theo VietNamNet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.