Nghề "cái bang" biến tướng

Không cần hình ảnh áo quần rách rưới, khổ cực…giờ đây kẻ đi xin tiền bịa ra nhiều câu chuyện éo le để lợi dụng lòng tốt của mọi người.

Không cần hình ảnh áo quần rách rưới, khổ cực…giờ đây kẻ đi xin tiền bịa ra nhiều câu chuyện éo le để lợi dụng lòng tốt của mọi người.

>>
Người ăn xin tràn lan đường phố Sài Gòn

Ở thành phố Thái Nguyên, cổng bệnh viện, bến xe Thái Nguyên - những nơi tập trung đông người, từ lâu đã là “đất lành” của những kẻ giả danh, lừa người xin tiền bằng các chiêu trò hết sức tinh vi.

Một người bán hàng tại bến xe Thái Nguyên cho biết: “Ngày nào cũng có chừng 4, 5 người quanh quẩn ở bến xe để xin tiền khách. Chỉ cần thấy có ai đứng chờ xe một mình là họ sẽ lập tức ra tiếp cận, xin tiền”.

Chúng tôi cũng quan sát và dễ dàng nhận thấy các đối tượng xin tiền này. Ăn mặc khá lịch sự, họ chuẩn bị sẵn một câu chuyện lọt tai để kể lể hoàn cảnh với người mà họ tiếp cận, đoạn xin tiền.
 

Khi thấy khách xuất hiện, thanh niên (bên phải) lập tức bám theo xin tiền.

Tại cổng Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, cũng thường xuyên có 2- 3 nam thanh niên đóng giả sinh viên, xin tiền những người vào thăm bệnh nhân với lý do “để làm từ thiện”.
Vừa xin vừa dọa

“Chú không phải ăn mày nhưng cho chú xin tiền” là lời “khẳng định” chắc chắn mình không phải “ăn xin” của một trong những kẻ đi xin ở bến xe Thái Nguyên, để có thể chiếm được lòng tốt của hành khách đứng chờ xe.

Vào vai sinh viên đứng chờ xe, chỉ trong khoảng 10 - 15 phút , chúng tôi liên tục nhận được những lời “xin” pha chút dọa dẫm với cùng một nội dung từ rất nhiều đối tượng: “Chú vừa từ trại ra không có tiền, cháu có thể cho chú xin vài đồng đi xe bus về không?”.

Một đặc điểm chung dễ nhận ra ở hầu hết các đối tượng, họ là những kẻ nghiện ma túy, vì vậy khá manh động, có mặt ở phạm vi rộng. Đối tượng họ nhắm đến thường là: phụ nữ, người già, sinh viên hoặc là người lạ từ nơi khác đến…
 

Tiếp cận một khách nữ chờ xe, trình bày lý do để xin.

Những kẻ ăn xin này hầu hết đều là những người có cơ thể bình thường, có sức khỏe nhưng lại không chịu làm việc để kiếm sống lương thiện. Với trang phục sạch sẽ, những lời lẽ khéo léo, đưa ra những lý do về gia cảnh đáng thương của mình, họ đã lừa được rất nhiều người.

Lòng tốt hay sự tiếp tay cho hành vi sai trái?

Những đối tượng kể trên, đều nhằm vào tâm lý của người dân. Người thì dễ mủi lòng, sẵn sàng giúp kẻ khó. Người thì sợ hãi, muốn tránh phiền phức, rắc rối không đáng có, không muốn bị đeo bám... Số tiền xin tuy không lớn, chỉ dao động ở mức 7.000-20.000 đồng/người, nhưng họ tiếp cận khá nhiều người nên con số có thể lên tới hàng triệu đồng cho đến cuối ngày.

Sau một hồi theo dõi, chúng tôi quan sát thấy nhiều người sau khi bị bám theo vài bước chân đã nhanh chóng rút ví đưa tiền. Một số người tỏ thái độ phản đối nhưng không mạnh mẽ.

Trò chuyện với những người xe ôm, chúng tôi được biết, tình trạng này đã diễn ra từ rất lâu. Các đối tượng chủ yếu từ nơi khác đến, không rõ quê quán cụ thể. Họ có mặt ở bến xe 24/7, dùng chiêu trò của mình nhằm mục đích trục lợi.

Hầu hết các đối tượng mà chúng tôi bắt gặp đều lặp lại một nội dung quen thuộc: Mới được thả từ trại cai nghiện về, muốn về nhà mà chỉ thiếu vài nghìn tiền xe bus, hoặc xin tiền ăn cơm vì đói quá.
 
Theo Nhóm PV (VOV.vn)


cái bang biến tướng

ăn xin

chuyện éo le


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.