Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình

Nếu làm một cuộc khảo sát “Ngôi sao truyền hình đang được yêu thích nhất hiện tại ở miền Bắc" là ai, chắc chắn - các chị em công sở, các mẹ bỉm sữa, các bà cô trung niên tập thể dục ngoài công viên - sẽ dành cho bạn một câu trả lời duy nhất: Bảo Thanh.

Nếu làm một cuộc khảo sát “Ngôi sao truyền hình đang được yêu thích nhất hiện tại ở miền Bắc" là ai, chắc chắn - các chị em công sở, các mẹ bỉm sữa, các bà cô trung niên tập thể dục ngoài công viên - sẽ dành cho bạn một câu trả lời duy nhất: Bảo Thanh.

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-1

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-2

Năm lên 8 tuổi, tôi bước vào bộ môn "nghệ thuật thứ 7" rất tình cờ. Bác Phi Tiến Sơn (đạo diễn) có đi tìm diễn viên cho bộ phim điện ảnh Vào Nam Ra Bắc. Khi bác ấy tới cơ quan bố mẹ, hỏi liệu tôi có muốn đóng phim không? Đương nhiên tôi đã trả lời là có. Và Nụ đã bắt đầu con đường diễn xuất từ cú gật đầu ngây ngô năm đó.

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-3

Trẻ con khi ấy không ranh được như bây giờ đâu. Tôi hoàn toàn trống rỗng về tất cả mọi thứ. Vì thực sự khi đó tôi còn quá nhỏ để có thể hiểu điện ảnh là gì? Quay phim là như thế nào? Thật may, bố mẹ tôi cũng xuất thân từ kịch hát dân tộc, thường xuyên đưa tôi đi diễn trên các sân khấu lớn nhỏ. Tôi may mắn biết được phần nào về diễn viên và diễn xuất. Tất cả mọi thứ chỉ dừng lại ở sự hiểu biết sơ sơ và hạn hẹp như thế.

Sau khi nhận lời mời tham gia Vào Nam Ra Bắc, tôi vừa thích lại vừa sợ hãi. Kiểu trẻ con mà lại ở quê nữa, chưa được đi đóng phim bao giờ nên không biết phải làm thế nào. Với vai diễn đầu đời, tôi chủ yếu diễn bằng bản năng của mình là chính.

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-4

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-5

Tôi thấy con đường nghệ thuật đến với tôi khá suôn sẻ. Từ lúc chưa biết tí gì về điện ảnh đã được tham gia một bộ phim lớn và đạt được giải thưởng. Sau đó, những dự án tiếp theo cứ dần dần đưa tôi vào nghệ thuật một cách tự nhiên, giống như mọi thứ cứ mở ra trước mắt rồi tôi tự bước vào vậy.

Tốt nghiệp cấp 3, tôi thi vào trường Sân khấu Điện ảnh. Như mọi người cũng đã biết, năm 21 tuổi, tôi quyết định lập gia đình. Không phải khi đã là vợ, là mẹ thì tôi sẽ ngừng hẳn mọi hoạt động nghệ thuật. Tôi chỉ dừng lại một chút để lo cho gia đình rồi mới yên tâm quay trở lại làm nghề. Chưa bao giờ tôi có ý định từ bỏ nghiệp diễn, vì nó đã là một phần máu thịt, một phần hơi thở của mình. Sau Vào Nam Ra Bắc là Trò Đời, Những Người Viết Huyền Thoại, Người Chồng Điên, Hương Đất, Đứa Con Vùng Đồi,... dù chỉ là những vai diễn nhỏ thôi nhưng nó cũng giúp tôi có rất nhiều kinh nghiệm.

 

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-6

Thực lòng từ bé đến giờ, chưa bao giờ tôi nghĩ sẽ làm nghệ thuật để bản thân được một cái gì đó. Trước hết phải vì đam mê cái đã. Đương nhiên khi tôi thích, tôi sẽ làm nó một cách tốt nhất. Như mọi người vẫn hay nói, từ bé tôi đã có gen nghệ thuật thừa hưởng từ bố mẹ. Nên khi lớn lên, tôi làm công việc đó một cách đầy hào hứng, đầy say mê.

Tôi không nghĩ rằng mình phải theo đuổi con đường nghệ thuật chỉ để được nổi tiếng hay tiền tài. Nói thật, chẳng ai tính được cuộc sống sau này của bản thân sẽ như thế nào, hãy nghĩ tất cả mọi thứ đến với mình đều là cơ duyên. Cái gì đến nghĩa là nó nên đến và phải đến.

Bản thân tôi cũng không biết đến bộ phim nào thì cái tên Bảo Thanh mới thực sự được khán giả công nhận. Mỗi một người sẽ có một ấn tượng khác nhau. Nhưng để mà nói vai diễn được nhắc tới nhiều nhất, bàn tán nhiều nhất, thì chắc có lẽ là Minh Vân của Sống Chung Với Mẹ Chồng. Có thể nói đó là một bộ phim mà tôi quá may mắn được diễn cùng những diễn viên tên tuổi và có cơ hội đến gần hơn với khán giả.

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-7

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-8

Tôi đã từng áp lực tới stress luôn. Sau Sống Chung Với Mẹ Chồng, tôi nhận lời mời “như ép” của VFC cho Sol trong Ngày Ấy Mình Đã Yêu. Các anh chị đã động viên rất nhiều để tôi tặc lưỡi, liều lĩnh nhận vai đó mặc dù bản thân cảm thấy rằng tôi sẽ không thể nào trở thành Sol được. Thế rồi thật may mắn, mọi thứ cũng đã êm xuôi. Khán giả dành rất nhiều tình cảm cho Sol của tôi và Ngày Ấy Mình Đã Yêu.

Đến thời điểm hiện tại, khán giả đã luôn âu yếm gọi tôi là Anh Thư. Rõ ràng đây là một thành công, dù chỉ nhỏ thôi nhưng tôi vẫn có quyền hy vọng mọi thứ sẽ còn rất tốt đẹp phía trước. Với bất cứ vai diễn nào tôi tham gia, tôi phải làm nó tốt nhất có thể, còn nếu không thì đừng nhận bừa. Tôi đã từ chối rất nhiều phim, phần vì không có thời gian, phần vì chưa thực sự sẵn sàng. Trước đây có một số người không hiểu, bảo "cái Thanh nó chảnh lắm, không phải phim nào nó cũng nhận đâu". Hay có một số lời đồn "cát xê ít nó không nhận". Từ xưa đến nay, làm phim ngoài Bắc cát xê chưa bao giờ là cao, phục trang diễn viên tự bỏ tiền túi ra lo hoàn toàn.

Tôi cũng muốn chia sẻ để khán giả thông cảm hơn. Chúng tôi không hề nhận được một khoản tiền kếch xù nào. Có khi sau một bộ phim, tiền cát xê ấy cũng đã tiêu hết rồi. Nhưng tôi nhận ra, ngoài việc đam mê thì tôi yêu vai diễn đó. Khi tôi có mục đích, tôi có tình yêu với nhân vật thì tôi tin, tất cả mọi người sẽ hoàn thành tốt vai diễn của tôi.

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-9

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-10

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-11

Quả thực là dù tôi không kỳ vọng thì bây giờ trên khắp các phương tiện truyền thông, khán giả đều ưu ái phong cho Về Nhà Đi Con" là "bộ phim quốc dân", "bộ phim gia đình quốc dân", nói chung rất nhiều từ "quốc dân". Tôi có hỏi anh chị em trong đoàn tại sao lại nói là "quốc dân". Mọi người có giải thích vui vui, rằng tức là mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp đều chờ đợi Về Nhà Đi Con mỗi giờ phát sóng, đơn giản vì bộ phim mang đến bài học nhân văn sâu sắc.

Đặc biệt, khán giả nhắn tin cho tôi rất rất rất nhiều, phải nói là nhiều kinh khủng. Tôi có trêu chồng, hai năm sau Sống Chung Với Mẹ Chồng thì người hâm mộ mới lại bắt đầu "tấn công" ồ ạt vào trang FB cá nhân, email, điện thoại của tôi. Lâu lắm rồi tôi mới có cảm giác bị "rơi vào tầm ngắm" dồn dập như thế. Đó cũng là một dạng hạnh phúc với tôi. Có những đoạn tin nhắn dài lắm, tôi có chụp lại để thỉnh thoảng lôi ra đọc, giống như là một chút động lực khi tôi mệt mỏi.

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-12

Thư rất thương bố và lo cho gia đình của mình. Đó là xuất phát điểm cho những quan niệm sống, cho suy nghĩ và hành động của cô ấy khi trưởng thành. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, bố vẫn luôn là người mà cô ấy ưu tiên, thương yêu và lo lắng. Nhưng cô ấy lại cũng chính là người khiến cho bố phải bận tâm nhiều nhất. Sau khi đọc kịch bản phim Về Nhà Đi Con, tôi thấy Thư là một cô gái thực sự còn rất ngô nghê trong chuyện tình yêu, ngô nghê trong chính cuộc đời mà cô ấy đang sống. Bạn thấy đấy, cô ấy cứ khua môi múa mép như thể bản thân giỏi lắm. Nhưng thực chất cô ấy làm gì cũng thất bại, làm gì cũng hỏng. Chỉ vì tính bất cẩn, hiếu thắng và quá tự tin của mình nên Thư đã có rất nhiều bài học nhớ đời.

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-13

Thư cũng vậy. Trong phim chúng tôi không khai thác nhiều về việc ba chị em sống khổ sở như thế nào khi thiếu mẹ. Nhưng chính những khó khăn của ông bố gà trống nuôi ba cô con gái, cũng đã ít nhiều thể hiện được rằng: thiếu vắng đi bóng hình của người mẹ trong căn nhà là một sự thiệt thòi vô cùng lớn trong lòng mỗi chị em, trong lòng ông Sơn. Và Thư là đứa thể hiện ra điều đó nhiều nhất. Thư luôn cố gắng cho mọi người thấy rằng bố là quan trọng nhất trong cuộc đời của cô ấy. Và cô ấy có làm gì đi chăng nữa, cũng chỉ vì một lý do duy nhất là muốn bố không phải khổ, muốn bố được sống trong sự đủ đầy hạnh phúc.

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-14

Giống nhiều lắm chứ, thế nên tôi mới nhận ngay vai Thư mà không lưỡng lự. Thư thực tế, thẳng thắn, luôn luôn lo lắng cho mọi người trong gia đình. Đặc biệt, Thư dành tình yêu cho bố rất nhiều. Ngoài đời, cách đây 8 năm, bố tôi qua đời. Sự mất mát ấy đối với tôi rất là lớn. Tôi hụt hẫng vô cùng, nghĩ rằng tại sao tôi không dành thời gian cho bố nhiều hơn, tại sao không trân trọng những lúc được ở bên cạnh bố. Để khi chia xa, thì không còn cơ hội để bù đắp cho ông những điều tôi đã từng hứa.

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-15

Nói về bố, cảm xúc của tôi giống Thư lắm. Thời bố mất, tôi 21 tuổi, không quá bé giống ba chị em trong Về Nhà Đi Con. Tôi lúc đấy lớn rồi, đã học Đại học, lập gia đình và có cả em bé. Tôi ít có thời gian ở nhà với bố nên sự gần gũi giữa 2 bố con không có nhiều.

Có nhiều người nhận xét Anh Thư yêu bố một cách hơi thái quá, tức là thể hiện ra bên ngoài nhiều quá, thảo mai quá. Nhưng không phải thế, mọi người phải nhìn sâu vào vấn đề, rằng cô ấy luôn luôn là một người như thế, yêu bố bất chấp tất cả. Cô ấy có nét tính cách cá tính xuyên suốt mà biên kịch cũng như đạo diễn đã xây dựng cho nhân vật. Tôi chỉ việc lắp bản thân tôi vào Anh Thư và biến Thư thành tôi. Từ đó có sự kết hợp giữa Thanh và Thư, để cho ra một phiên bản Anh Thư như bây giờ.

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-16

Thực lòng tôi không phải cố gồng tôi để hóa thân vào Anh Thư. Đây là một trong số ít những kịch bản phim mà chúng tôi được quyền sáng tác lời thoại một cách sát thực tế nhất có thể. Lời thoại của nhân vật là do biên kịch viết ra. Nhưng nhân vật nói lời thoại ấy như thế nào thì chúng tôi lại là những người có quyền quyết định. Trong một số phân đoạn nhất định, chúng tôi vẫn sửa thoại sao cho gần gũi nhất, quen thuộc nhất, để khán giả xem phim mà như không xem. Như lời khán giả vẫn ưu ái nhận xét là: “Xem phim mà thấy như gia đình đóng phim chứ không phải là các diễn viên đang đóng phim gia đình”.

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-17

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-18

Tôi không biết phải nói thế nào thì mới đủ hết suy nghĩ của tôi. Tôi chỉ thấy rằng mẫu gia đình như trong Về Nhà Đi Con có rất nhiều ngoài xã hội thực. Những câu chuyện xoay quanh gia đình ông Sơn trong phim cũng có rất rất nhiều ngoài đời thực.

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-19

Đã là chị em ruột trong một nhà thì đương nhiên, tôi tin là không chỉ Thư mà cả Huệ và Dương đều miệng nói vậy mà không phải vậy. Đánh mắng là một chuyện, còn yêu thương nhau không hết đó mới là cái mà 3 chị em dành cho nhau. Ba chị em có 1 lời thề là: cho dù có xảy ra chuyện gì thì cũng phải luôn luôn đứng về phe người nhà mình trước tiên. Tôi nghĩ ai cũng vậy thôi chứ không chỉ riêng những nhân vật trong phim đâu.

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-20

Tự bản thân tôi không thể đưa ra một nhận xét khách quan nhất. Nhưng tôi được nghe, các anh chị trong nghề có nói rằng gia đình là chủ đề muôn thuở chiếm nhiều xúc cảm của khán giả. Bởi lẽ, gia đình là tế bào của xã hội, từ gia đình mới nảy sinh nhiều câu chuyện mà ở đời sống thường ngày đôi khi chúng ta không tiện nói với nhau. Và khi xem phim, chúng ta thấy bản thân mình trong đó, nhìn thấy cả câu chuyện của mình xảy ra, về những mối quan hệ rắc rối đối mặt mỗi ngày. Gần như mọi người soi chiếu được bản thân mình trong phim.

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-21

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-22

Tôi thực sự ấn tượng mạnh với vai diễn bố Sơn của NSƯT Trung Anh, mà có lẽ chỉ một mình tôi mới cảm nhận được. Bố Trung Anh rất giống bố đẻ tôi ngoài đời. Mặt ông cũng gầy như thế, xương xẩu, lúc cười có nhiều nếp nhăn, dáng người cao gầy. Nhìn thôi trông đã thấy thương rồi.

Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên ti vi, tôi đều tưởng tượng đấy là bố tôi. Và tất cả các phân đoạn giữa Anh Thư và bố, có cười, có nói, có nhìn bố khóc, thì đều là cảm xúc thật của tôi. Có nhiều phân đoạn Thư nói chuyện với bố, trong kịch bản thì Thư không khóc đâu. Nhưng khi vào quay thì tôi lại khóc vì tôi không kìm được cảm xúc của tôi. Nó giống như tôi đang được nói chuyện với bố thật của mình vậy …

Nhiều cảnh quay trong kịch bản không ghi rằng "Thư khóc". Nhưng khi diễn chung với bố Trung Anh, tôi không thể kiềm chế được cảm xúc. Tôi đau với chính nhân vật của tôi, chứ không còn là kỹ năng diễn xuất nữa.

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-23

Tôi khóc rất nhiều mỗi khi diễn chung với bố Trung Anh. Nhiều lúc đạo diễn hô "cắt" rồi, tôi vẫn ngồi... khóc nốt. Anh chị trong đoàn cứ bảo: "Để im cho nó khóc, khóc xong thì quay tiếp". Bất cứ diễn viên nào cũng đều nuôi dưỡng cảm xúc cho riêng mình, không thể dừng đột ngột mà có thể kết thúc ngay được, nó sẽ còn chút dư âm. Khi đó, tôi cứ ngồi khóc cố, đoàn phim cũng thông cảm để giúp tôi "xả" vai rồi mới tiếp tục phân đoạn khác.

Có những ngày tôi khóc từ sáng đến tối, cảnh nào cũng ghi là "Thư khóc". Bản thân tôi cũng sợ lấy đâu ra cảm xúc mà khóc. Nhưng khi nhìn thấy bố Trung Anh và nghe bố nói, tôi lại không kìm được. Các anh chị trong đoàn đã phong cho tôi biệt danh là "Thánh khóc".

Khác nhiều là đằng khác. Với bố Sơn, đó luôn luôn là một niềm day dứt, lúc nào Thư cũng nói: "Con không muốn bố phải lo cho con, con muốn bố được sống một cuộc sống sung sướng. Con sẽ lấy chồng giàu, con sẽ kiếm nhiều tiền lo cho bố". Cuối cùng, Thư lại là người để bố phải bận tâm nhiều nhất. Thư khóc với bố vừa là niềm ăn năn day dứt, vừa là sự thương yêu, vừa là sự bất lực. Bản thân tôi muốn làm như vậy nhưng rốt cuộc lại chẳng thể, để bố phải suy nghĩ, lo lắng rồi bật khóc vì tôi.

Còn với Vũ (Quốc Trường) thì đan xen trong đó là những giọt nước mắt của tình yêu và cả sự căm hận. Có rất nhiều cung bậc cảm xúc Thư dành cho Vũ, mà tôi buộc phải nương theo bạn diễn để cùng "tung hứng".

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-24

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-25

Trước khi tới cảnh đó, tôi với anh Trường mới chỉ quay cùng nhau được khoảng 2, 3 ngày, mỗi ngày chỉ quay 1, 2 phân đoạn. Chúng tôi chưa được làm quen với nhau quá nhiều. Đến đoàn là quay, quay xong thì về, hầu như không nói chuyện mấy, nên khi quay cảnh "nóng" cảm xúc 2 bên rất ngại. Tôi nghĩ chúng tôi chưa đủ thân thiết để ngồi với nhau bàn bạc về một cảnh hôn. Cá nhân tôi cũng rất áp lực vì sợ cảnh hôn bị phản cảm, nhìn ghê quá. Tôi chỉ muốn dừng lại ở một nụ hôn, đừng làm gì thêm nữa. Khi thực hiện, tôi có mong muốn các anh quay phim cố gắng tìm góc máy sao cho nụ hôn nghệ thuật nhất. May sao sau khi lên sóng, khán giả ưu ái đánh giá là một nụ hôn đẹp, tôi thấy yên tâm phần nào.

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-26

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-27

Thật khó để dùng một từ hay một cụm từ nào đấy để nói tới con đường làm nghệ thuật của tôi. Tôi chỉ nhớ rằng, ngày xưa ở trường Sân khấu Điện ảnh, có một câu nói như thế này: "Con đường nghệ thuật là một con đường trải đầy hoa hồng, nhưng mà hoa hồng có gai. Bạn sẽ bị thương, bị đau, bị chảy máu, nhưng con đường bạn đang bước đi vẫn luôn đẹp đẽ và lạc quan như thế, nếu như bạn là người thực sự có đam mê, ước mơ, hy vọng và đủ nghị lực theo đuổi. Chắc chắn thành công sẽ đến với bạn".

Đấy chính là con đường mà tôi đã, đang và sẽ tiếp tục đi.

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-28

Điều mà tôi ân hận nhất là không dành được nhiều thời gian cho gia đình. Diễn viên chẳng khác nào "làm dâu trăm họ", đi sớm về khuya. Lúc tôi dậy đi làm thì mọi người chưa ngủ dậy, lúc tôi về tới nhà mọi người đi ngủ cả rồi. Quỹ thời gian của tôi bị chia sẻ rất nhiều và tôi không thể làm tròn trách nhiệm một người vợ, người mẹ, người con trong gia đình. Có những tháng ngày đi quay xa, cứ ròng rã như thế, tôi thương mẹ, thương chồng, thương con khi phải sống thiếu thốn tình cảm. Tôi cảm thấy áy náy vô cùng.

Về sau này khi mọi thứ tạm gọi là suôn sẻ hơn, có nhiều điều kiện hơn, một năm tôi chỉ nhận cùng lắm 2 bộ phim, còn lại dành toàn bộ thời gian cho gia đình, đưa mọi người đi tận hưởng cuộc sống. Tôi luôn mong muốn bù đắp những điều mà tôi chưa làm được tốt, chưa trọn vẹn.

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-29

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-30

Hiện tại tôi chưa nhận thêm một dự án nào cả. Cũng có lời mời Nam tiến 2 phim liền, nhưng tôi đã từ chối vì chưa sẵn sàng bước ra khỏi Về Nhà Đi Con để chuẩn bị tinh thần cho bộ phim khác. Hiện tại Về Nhà Đi Con vẫn đang tiếp tục ghi hình, dự kiến cuối tháng 6 sẽ đóng máy. Chắc chắn xong phim, tôi sẽ lại nghỉ 1 thời gian để "xả" vai, nạp thêm năng lượng, làm mới bản thân và dành yêu thương cho gia đình. Khi ổn định trở lại, tôi sẽ nghĩ tới một dự án mới.

Bảo Thanh: Mỗi lần nhìn thấy bố Trung Anh trên TV, tôi đều tưởng tượng đấy là bố mình-31

Tôi còn chưa nghĩ đến. Thực ra tôi cũng khá thích công việc văn phòng. Không hiểu vì sao nhưng khi được tiếp xúc với các anh chị dân công sở, tôi tự thấy tôi rất hợp, vì tôi tự nhận thấy tôi có sự nhanh nhẹn, tháo vát và có thể đảm đương mọi trách nhiệm.

Theo Trí thức trẻ


nghệ sĩ Trung Anh

Về nhà đi con

Bảo Thanh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.