“Bống” Hồng Nhung kể về những “mối tình” sâu sắc của mình

Hồng Nhung có một người mẹ đẻ luôn gần gũi, dạy cho chị biết giữ gìn và tự hào về những giá trị văn hóa là nguồn gốc của tổ tiên của nơi chị được sinh ra. Lớn lên, chị lại có một người mẹ kế dịu hiền, vừa thân như ruột thịt, vừa thân như bạn gái... Chị chọn sống vui với những gì mình có hôm nay, chưa vội lo sợ trước cho chương cuối cuộc đời.

Hồng Nhung có mộtngười mẹ đẻ luôn gần gũi, dạy cho chị biết giữ gìn và tự hào về nhữnggiá trị văn hóa là nguồn gốc của tổ tiên của nơi chị được sinh ra. Lớnlên, chị lại có một người mẹ kế dịu hiền, vừa thân như ruột thịt, vừathân như bạn gái... Chị chọn sống vui với những gì mình có hôm nay, chưavội lo sợ trước cho chương cuối cuộc đời.

Ước nguyện của hai người mẹ đặc biệt


Cái tên Bống của Nhung ngày nhỏ gắn với một kỷ niệm vui, chẳng phải lúcsinh ra Nhung bé teo, nhẳng nhơ như con cá bống, mà do một chiều thángBa năm 1970, mẹ chị ôm cái bụng khệ nệ ra mép Hồ Tây câu cá bống. Câumải mê đến tận 7h tối, bà ngoại phải chạy ra gọi về, mẹ mới chịu.

Đêm ấy, mẹ trở dạ, sáng hôm sau thì sinh ra một cô bé. Thấy người cháuchắc nịch, bà ngoại liền đặt tên là cái Bống. Mẹ Nhung kể, nuôi Nhungrất nhàn vì chị ít quấy mẹ, 9 tháng tuổi đã biết đi, một năm tuổi thìbiết hát rất sõi, đúng nhịp bài Chị ong nâu nâu. Lúc ấy bà không nghĩ làsau này con gái lại trở thành ca sĩ.

“Bống” Hồng Nhung kể về những “mối tình” sâu sắc của mình

Mọi sự đã không như ýnguyện, gia đình Hồng Nhung bắt đầu có những trục trặc. Đến năm Nhungđược 2 tuổi thì bố mẹ chia tay nhau. Mẹ chị lúc đó đang công tác tại Đạihọc Bách Khoa, phụ trách mảng kỹ thuật. Bố đã quyết định nuôi Nhung.
 
Mẹ Nhung bảo, đó là cú sốc lớn nhất trong đời bà. Ở lại với nỗi trốngtrải, nhất là mỗi khi đêm về, bà luôn ám ảnh bởi đôi mắt màu hạt nhãncủa con gái, giờ đã không còn ở bên mình. Bà muốn thay đổi cuộc sốngbuồn tẻ, sau thời gian nghỉ ở trường Bách Khoa, bà quyết định xin vàocông tác tại trường cấp 3 Trần Phú. Sau đó lại về tờ báo Chính Nghĩa,tiền thân của báo Người Công Giáo Việt Nam.

Mẹ con không ở với nhau, nhưng cứ mỗi thứ bảy, bà lại đến thăm con ở số11 Điện Biên Phủ. Hai mẹ con ôm lấy nhau, cái tình cũng phải bộc lộ âmthầm, kín đáo vì ngại với ông bà nội. Khi Bống học lên cấp 2 thì chị đãtự đến thăm, đỡ đần cho mẹ, đến lúc bà nội mất, chị chuyển sang sống vớimẹ hơn 3 năm rồi lại về ở với bố.

16 tuổi, Nhung đã đoạthuy chương vàng giọng hát hay hội diễn toàn quốc. Sau khi học xong cấp3, chị thi vào Nhạc Viện Hà Nội, rồi nhận công tác tại Đoàn ca múa nhạcTrung ương. Hồi ấy, Hồng Nhung và Thanh Lam chơi với nhau khá thân,thỉnh thoảng cả hai còn đến nhà chơi và ăn cơm với mẹ Bống. Tuy nhiên,khi vừa khôn lớn và có dịp để chia sẻ tình cảm với mẹ, thì Nhung vào TP.HCM theo bố, làm ca sĩ tự do.

Có người nhận xét Nhung có gương mặt giống hệt mẹ, nhưng tính cách thìchẳng giống chút nào. Nhung là người đa cảm, trông trên sân khấu thì vuitươi, nhí nhảnh, nhưng khi ra khỏi cánh gà, Nhung biến đổi hẳn, trở nênưu tư hơn. Còn bà, lúc nào trông cũng “vui như Tết”, cười với đủ cáchhài hước như chưa bao giờ phải biết buồn.

Nhiều năm sống độc thân, nhưng bà không thích sự nhàn rỗi, bà đã làm rấtnhiều nghề, từ đánh máy, làm văn thư, đi bán sách báo… Chính vì thế khiđã bước sang tuổi 50, bà mới có những giây phút thư thái, sống an nhànhơn. Bây giờ tuy bà đã có gia đình mới, nhưng lần nào ra Bắc Hồng Nhungcũng ghé đến thăm mẹ, nhiều đến nỗi con yểng đã quen tiếng gọi “Nhungơi” suốt ngày.

Đến thăm mẹ chỉ được dămphút, thỉnh thoảng mới lại ngồi ăn cơm với mẹ một bữa, nhưng như thế vớichị đã là hạnh phúc rồi. Năm nay Nhung đã 41 tuổi, có lúc mẹ cũng giụcNhung lập gia đình, nhưng chỉ thấy con gái khẽ cười.

Và có một người phụ nữ đặc biệt thường xuất hiện bên cạnh Hồng Nhung, cưxử như bất kỳ mối quan hệ mẫu tử ruột thịt nào trên đời. Người đời haynói “bánh đúc có xương”, “mẹ kế con chồng” nhưng đối với Hồng Nhung,điều đó không đáng bận tâm. Đã hơn 20 năm mẹ Mai trở thành “mẹ kế” củaNhung nhưng chị quên mất điều đó mà chỉ nghĩ đơn giản, mình là con củamẹ.

“Bống” Hồng Nhung kể về những “mối tình” sâu sắc của mình

Mẹ Mai quen bố Hồng Nhung khi Nhung bắt đầu có tiếng ở Hà Nội. Lần đầutiên mẹ Mai gặp Nhung là khi bà đến nhà hai bố con chơi, Nhung vừa đidiễn xa về, chị cũng nhìn bà và chào hỏi, trò chuyện rất thân thiện. Lầnđó, chị mở vali và lấy ra hai chiếc quần mua cho bố, bảo bà: “Cô ơi, côlên gấu quần cho bố cháu”. Nhung tin tưởng bà và quan hệ của bà với bốchị.

Rồi khi hai người quyếtđịnh về ở với nhau, cho dù Nhung đã là người nổi tiếng nhưng trong giađình vẫn là trẻ con nên bà vẫn luôn ứng xử theo cách của người lớn, vớisuy nghĩ nếu bà thương yêu Nhung thì chắc chắn chị cũng sẽ thương yêubà.

Tình cảm là điều không thể ép buộc, may mắn cho Hồng Nhung là số phậncho chị gặp một người mẹ kế như bà, rất giản dị, nhân hậu và tình cảm.Không quá lâu, chỉ chừng nửa năm về với bố con Nhung, bà và Nhung đãthân thiết như những người bạn. Nhung bắt đầu tin tưởng ở mẹ Mai và bàbắt đầu giúp đỡ chị những công việc nghề nghiệp.

Nhung nhớ vô cùng những ngày đầu tiên chị vào Sài Gòn. Hàng ngày, mẹ Maichở chị bằng xe máy đi hát. Nhà xa, tận khu Văn Thánh nhưng ngày nắngcũng như mưa hai mẹ con vẫn đi cùng nhau trên con đường ấy.

“Bống” Hồng Nhung kể về những “mối tình” sâu sắc của mình

Bà và Nhung vẫn đến thămnom mẹ đẻ Nhung ở Hà Nội, ăn cơm ở đó. Mẹ Hồng vào Sài Gòn cũng vẫn về ởvới gia đình Nhung. Tết nào mẹ Hồng của Nhung vẫn gửi đào, bánh chưng vàhành muối vào cho Nhung, cho bà Mai ăn Tết kiểu Hà Nội.

Điều mong muốn nhất mà mẹ Mai cầu mong cho Nhung bây giờ là tiếng cườitrẻ con trong gia đình... Bà đã là một người mẹ may mắn khi có Nhung. Vàbà cũng mong chị may mắn và hạnh phúc như thế.

Nỗi niềm cô con gái

Hồng Nhung tâm sự: “Tôi không phải là trường hợp ngoại lệ không muốn lậpgia đình và có con cái. Tôi mong muốn một gia đình hạnh phúc và nghĩ vềđiều này một cách nghiêm túc, mà cũng có khi là quá thận trọng, nên mớibị “ế” như thế này?! Nhưng tôi thấy trong các chuyện trọng đại trong đờithì chuyện này lại càng là chuyện không thể vội vã. Còn phong thái nhẹnhàng và tự do thì có lẽ từ yoga mà ra. Tôi thích những điều chỉ bảotrong sách của nhà sư Thích Nhất Hạnh, trong đó điều quan trọng nhất làviệc học sống và thưởng thức từng giây phút của cuộc sống hàng ngày, dùđang làm việc to tát hay nhỏ tí ti, bởi mỗi khoảnh khắc sống là quí báu,và không bao giờ quay trở lại!”.

Nói về nguyên nhân củaviệc “muộn chồng” của mình, cô cho biết: “Hồng Nhung đã từng chứng kiếnsự hợp - tan của nhiều bạn bè và người thân trong gia đình, mỗi cuộc hônnhân đổ vỡ đều có những nguyên nhân khác nhau, nếu hiểu được thì khôngcó lý do gì phải lo sợ chuyện đó sẽ đến với mình. Tính cách con ngườiđôi khi không phải là nguyên nhân chính khiến họ phải sống một mình haysống với nhiều người. Bởi vì khi ông trời sinh ra một người thì tươngứng sẽ có một người nào tương thích với họ. Nếu chưa tìm được gặp nhaulúc này thì lúc khác, kiếp này chưa gặp ắt có kiếp sau”.

Quan niệm về tình yêu của Hồng Nhung cũng rất thoáng, cô nghĩ: “Đàn ôngthường không thích bị trói buộc dù bạn có khéo léo trói buộc họ. Họ cũngthích được yêu thương, chăm sóc và lo lắng. Hồng Nhung không có xu hướngphải trói buộc người đàn ông nào vào cuộc đời mình và thích họ phải tựtìm đến mình, hãy để họ khám phá, tìm hiểu và yêu thương mình. Cũng cónhiều người đến với Hồng Nhung nhưng có lẽ do chưa phải là người ông tơbà nguyệt định sẵn nên vẫn chưa ai ở lại để cùng trói buộc đời nhau...”.

“Bống” Hồng Nhung kể về những “mối tình” sâu sắc của mình

Bố mẹ Hồng Nhung luôn quan tâm, lo lắng đến chuyện con gái lập gia đình,và khi con gái càng lớn tuổi thì họ càng lo lắng chuyện đó hơn: “Bố tôichưa hề nói gì với tôi, nhưng cũng đã từng “thì thầm” với mẹ Mai vềchuyện giục giã! Tôi biết cả hai người và cả mẹ đẻ tôi nữa, đều mongngóng lắm! Tôi cảm thấy như một đứa trẻ khi được quan tâm nhiều như thế.Hạnh phúc của tôi sẽ trở thành niềm vui chung của cả nhà. Chúng tôi cósự chờ đợi ở phía trước để mong điều tốt lành!”.

Khi được hỏi Bống có tựtin rằng khi lập gia đình, cô sẽ là một người phụ nữ của gia đình đúngnghĩa công - dung - ngôn - hạnh không, cô cười tươi trả lời: “Tôi khôngdám nghĩ mình sẽ đạt được chuẩn mực đó, nhưng chưa cần lập gia đình thìtôi cũng luôn sống một cuộc sống thu về dưới mái nhà riêng, nơi cuộcsống ấm cúng được chăm chút bằng tình cảm, bằng lao động, và bằng sựthích thú! Tinh thần này cũng được thể hiện trong âm nhạc của tôi, trướclà trong “Papa” (khi tôi mới 15 tuổi), sau này, trong “Khu vườn yêntĩnh”. Phải “yên” trong nhà thì mới “tươi” ngoài ngõ!”.

Hồng Nhung còn là một người phụ nữ rất yêu trẻ, cô cho biết: “Tôi rấtyêu trẻ. Ngay việc hình dung thôi, về những em bé trong tương lai cũnglàm tôi phấn chấn lắm rồi! Các bạn tôi bảo tôi sẽ được biết đến niềmhạnh phúc chưa bao giờ chạm tới”.

Bạn bè cô Bống cho rằng vì tuổi thơ cô không được êm đềm cho lắm: Mẹmất, bố đi thêm bước nữa, gia đình chuyển vào Nam, chị vào nghề sớm...nên đã tước đi những ngày vui chơi thoải mái. Nhưng với Hồng Nhung, côchia sẻ: “Những gì ta không có được ở tuổi thơ ấu thì vĩnh viễn để lạinhững khoảng trống mà sau này không thể làm gì bù lại được! Vì thế nhữnggì tôi làm bây giờ là để cho bây giờ!”.

“Năm 10 tuổi, tôi đi tuyển vào đội Họa mi của Cung văn hóa thiếu nhi HàNội, và từ đó, cánh cửa của một thế giới tràn tiếng nhạc và tiếng cườimở ra cho tuổi thơ tôi. Tôi được đi lưu diễn khắp miền đất nước, và đicả ra nước ngoài nữa... Tôi thấy mình giống như “dế mèn phiêu lưu ký”,tuổi thơ đầy thú vị, tôi không hề muốn thay đổi gì!” - Hồng Nhung nói.


Theo Pháp luậtViệt Nam



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.