BTV Mỹ Linh: "Tôi nghĩ tôi là người may mắn"

BTV Mỹ Linh của chuyên mục “Văn hóa: Sự kiện và nhân vật” chia sẻ về những may mắn trong đời, ở đó có một người đã truyền cảm hứng, đã nuôi dưỡng tình yêu nghệ thuật trong chị từ rất sớm…

BTV Mỹ Linh của chuyên mục “Văn hóa: Sự kiện và nhân vật” chia sẻ về những may mắn trong đời, ở đó có một người đã truyền cảm hứng, đã nuôi dưỡng tình yêu nghệ thuật trong chị từ rất sớm…

NSND Đình Quang- Nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sân khấu Điện ảnh đã ra đi ngày 13/7 tại Đà Nẵng, sự trống trải, mất mát ông để lại cho con gái mình là BTV Mỹ Linh dường như không thể nào bù đắp. Mỹ Linh nói, đó là một mất mát quá lớn với chị…

BTV Mỹ Linh
BTV Mỹ Linh
BTV Mỹ Linh chụp ảnh kỷ niệm sau 1 chương trình Văn hóa: Sự kiện và nhân vật
BTV Mỹ Linh chụp ảnh kỷ niệm sau 1 chương trình Văn hóa: Sự kiện và nhân vật

NSND Đình Quang cả đời gắn bó với sự nghiệp sân khấu. Ông vừa tham gia đào tạo, vừa tham gia dàn dựng các vở diễn, lại vừa tham gia dưới góc độ phê bình lý luận... Là người lớn lên trong môi trường của “sự đam mê sân khấu” ấy, cảm nhận của cá nhân chị về niềm đam mê của ông- cũng như cảm nhận của chị về sân khấu nói chung, về những tác phẩm sân khấu ông dàn dựng nói riêng...?

Sân khấu là nghành nghệ thuật mà bố tôi yêu thích và cả đời theo đuổi, cống hiến cho nó. Khi tôi bé, tôi vẫn được nghe bố kể chuyện ngày xưa ông đã thành lập nhóm kịch để đi diễn ở các vùng quê ra sao, rồi sau này vào bộ đội ông bắt đầu sự nghiệp sân khấu của mình bằng những vở diễn trong kháng chiến thế nào. Tôi nghĩ, bố tôi không chỉ yêu sân khấu, nó là máu thịt của cuộc đời ông, cho ông thỏa mãn những giấc mơ, cho ông cơ hội được cống hiến và bộc lộ tư tưởng của mình với xã hội, với cuộc đời.

Nếu ai biết rõ về sự nghiệp sân khấu của bố tôi thì có lẽ đều biết những tác phẩm bổ tôi đã dàn dựng hầu hết đều thống nhất bởi quan điểm đó. Bố tôi không có những tác phẩm giải trí, cũng không có những tác phẩm kịch sinh hoạt, những tác phẩm của ông hầu hết là chính kịch, mang nhiều tính phản biện xa hội, giàu tính triết học.

Từ Khăn tang kháng chiến, Tuổi 20, Tàn đêm, Bạch đàn liễu, Đại đội trưởng của tôi, một đêm giông tố, Bệnh sĩ… cho đến vở diễn cuối cùng mà ông dàn dựng là Người tốt thành Tứ xuyên của Bertolt Brecht đều là như thế. Bố tôi cũng như nhiều nghệ sĩ sân khấu ở thế hệ của bố như nghệ sĩ Nguyễn Đình Nghi, Dương Ngọc Đức, Tào Mạt, Lộng Chương... họ là những thanh niên ở gia đình trí thức đi theo cách mạng, khát vọng của họ là mong muốn xây dựng xã hội, chia sẻ tri thức với cộng đồng nên tác phẩm của họ hầu hết đều đi theo hướng đó.

Tôi nghĩ và tôi ngưỡng mộ những nghệ sĩ cùng thế hệ bố tôi, với tôi họ là những nghệ sĩ thực thụ. Họ làm nghệ thuật với thái độ của người trí thức, có trách nhiệm với xã hội. Có thể không phải tác phẩm nào của họ viết ra hay dàn dựng cũng là đỉnh cao nhưng ở đó không có sự dễ dãi tầm thường. Tôi yêu và kính trọng họ vì thế.

BTV Mỹ Linh và bố- NSND Đình Quang
BTV Mỹ Linh và bố- NSND Đình Quang

Sự đam mê với nghệ thuật của ông đã truyền cảm hứng, đã ảnh hưởng đến chị như thế nào? Để bây giờ, chị là một nhà báo theo đuổi các vấn đề về văn hóa, nghệ thuật…?

Tôi nghĩ tôi là người may mắn. May mắn thứ nhất là tôi yêu bố mình. May mắn thứ hai là bố con tôi dân chủ trong chia sẻ, tranh luận. May mắn thứ ba là tôi sinh ra và lớn lên trong giai đoạn mà tri thức luôn được đánh giá cao. Bạn bè bố tôi luôn đầy nhà, nói về đủ thứ chuyện liên quan đến nghệ thuật, văn chương, xã hội với nhiều luồng tư tưởng khác nhau. Có lúc được tranh luận to, có khi phải nói thầm. Tôi thở bầu không khí ấy và thấy thế giới nghệ thuật thật rộng lớn, học mãi chắc cũng chẳng đủ.

Với tôi, có lẽ đó là những điều may mắn nhất. Những lúc ngồi hóng chuyện bố và bạn bè cho tôi biết  sự hữu hạn của bản thân, biết sự mênh mông của tri thức và điều đó giúp tôi thích được tò mò, cho mình cơ hội được ngạc nhiên và có cái nhìn cởi mở với những điều khác suy nghĩ của bản thân. Tôi nghĩ thật may là bố tôi đã truyền cho tôi suy nghĩ đó. Tôi thấy nên sống và làm nghề như thế, cuộc sống sẽ phong phú vì nó chẳng bao giờ dừng lại.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm NSND Đình Quang
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm NSND Đình Quang

Chị có thể chia sẻ một vài kỷ niệm về ông- NSND Đình Quang, khi là một người cha, và khi là một nghệ sĩ lớn ?

Làm sao có thể kể hết những kỷ niệm về bố?  Nó đầy ắp và hiện hữu trong mọi chi tiết của đời sống tôi. Nhìn cái ghế bố hay ngồi cũng nhớ, nhìn chỗ bố hay nằm cũng nhớ, mùi cái gối cũng nhớ ...

Có lẽ tôi nhớ về bố nhiều nhất bởi ba điều. Năm tôi lên 9, bà nội mất, sau đám tang bà vài hôm thì hai bố con chở nhau xuống Văn Điển thăm bà và đó cũng là lần đầu tiên hai bố con đi chơi riêng cùng nhau. Cả buổi chiểu hai bố con đi tha thẩn trong nghĩa trang, ngồi chờ hương tàn và nói đủ thứ chuyện. Tôi không nhớ rõ hết mọi chi tiết chỉ nhớ lần đầu tiên nghe bố nói về những điều bố tâm huyết với sân khấu ( dù tôi chẳng hiểu mấy ). Tôi nhớ tôi đã nhìn lên trời và hỏi bố tôi có phải bà ở trên đó không, bố tôi bảo chắc thế vì bà nội rất hiền. Tôi nhớ tôi đã hỏi vì sao bố tôi bỏ trường dòng, vì sao tham gia cách mạng, bố tôi bảo bố thích sự tự do, bố thấy trong đời sống được độc lập trong tư duy, tự do trong tư tưởng là điều rất quan trọng. Các trí thức thế hệ bố đi theo cách mạng là vì kỳ vọng ở một xã hội mới như thế.

Chuyện nữa khiến tôi nhớ là bố tôi luôn che chở, đùm bọc với những anh chị học trò thiếu hụt tình thương yêu cha mẹ. Những ai mất cha, những ai thiếu mẹ luôn nhận được ở bố sự quan tâm nhiều hơn, thương mến như con cái trong nhà. Có những người bố đứng ra che chở, bất chấp cả những thành kiến chính trị ở thời điểm đó. Và bố tôi thường đúng. Họ đều trưởng thành, là những người đàng hoàng, có đóng góp cho xã hội.

Điều thứ 3 mà tôi nghĩ nó ảnh hưởng đến tôi nhiều, là bố tôi ít khi mắng theo kiểu  “con không được làm điều này, cấm làm điều kia”. Khi chúng tôi sai, bố tôi thường bảo “Sao con lại làm thế”. Bố tôi tìm hiểu, bố tôi cho cơ hội để trao đổi chứ không áp đặt. Tôi nghĩ điều này rất quan trọng. Nhìn sâu vào những căn nguyên, đặt câu hỏi để biết gốc rễ vấn đề, trao đổi để thấu hiểu, đó không chỉ là thái độ của người trí thức và còn là sự bao dung với cuộc sống, con người.

Khi còn bé, tôi ít để ý đến những chi tiết này, khi lớn hơn và làm nghề mới thấy những điều bố tôi nói quan trọng đến nhường nào, dù không phải lúc nào cũng dễ. Bây giờ, tôi cũng hay nhìn lên bầu trời, chắc bố tôi đã ở cùng bà nội trên đó vì bố tôi cũng rất hiền và luôn sống với Tình yêu. Bố tôi yêu con người, yêu cuộc sống. Không yêu sẽ không thể sống và ra đi nhẹ nhõm như thế.

Theo Dân Trí


  • Tang lễ Liam Payne
    Sao 
    19 giờ trước
    Gia đình, bạn bè và các cựu thành viên One Direction đã đến tiễn đưa Liam Payne trong hành trình cuối. Tang lễ ca sĩ được tổ chức tại nhà thờ thế kỷ 12 ở vùng nông thôn nước Anh, phía tây bắc London. Payne qua đời ở tuổi 31 vì ngã từ ban công khách sạn ở Argentina.
  • Lý do Miss International 2024 Thanh Thủy mang bộ mặt trắng bệch xuống máy bay
    Sao 
    19 giờ trước
    Trong cuộc phỏng vấn với VietNamNet, tân Hoa hậu Quốc tế (Miss International) 2024 Huỳnh Thanh Thủy đã có những chia sẻ thú vị về hành trình thi đấu và cuộc sống cá nhân.
  • Lễ ăn hỏi diễn viên Anh Đào
    Sao 
    1 ngày trước
    Sau khi đăng ký kết hôn, diễn viên Anh Đào và Anh Tuấn tổ chức lễ ăn hỏi ngày 21/11 tại quê nhà cô dâu ở Bắc Giang.
  • Vụ diễn viên, MC bị bắt: Phát hiện giao dịch đáng ngờ liên quan chính trị gia
    Sao 
    1 ngày trước
    Liên quan đến vụ án The Icon Group, Cục Điều tra Đặc biệt (DSI) hướng sự chú ý vào 1 chính trị gia sau khi liên kết dòng tiền giữa các nghi phạm và mẹ của người này.
  • Bùi Khánh Linh gặp sự cố
    Sao 
    1 ngày trước
    Sự cố của Bùi Khánh Linh tại cuộc thi Hoa hậu Liên lục địa 2024 đang tổ chức ở Ai Cập gây tranh luận trên các diễn đàn sắc đẹp.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.