Đàm Vĩnh Hưng có phải 'anh hùng' khi đấu với Nguyễn Ánh 9?
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng có cái lí của anh, trong khi nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là một người làm nghề an lành. Những cuộc cãi vã, đa phần đều xuất phát từ thái độ, chứ không phải nội dung vấn đề.
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng có cái lí của anh, trong khi nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là một người làm nghề an lành. Những cuộc cãi vã, đa phần đều xuất phát từ thái độ, chứ không phải nội dung vấn đề.
Cứ cho nhạc sĩ là “nguỵ quân tử”
Trong chuyện của văn sĩ Kim Dung
có xây dựng một hình tượng nguỵ quân tử của Nhạc Bất Quần, rất nổi
tiếng. Cái cao thủ của một kẻ nguỵ quân tử là có thể “mượn gió bẻ măng”
hay “mượn dao giết người”, cái nguỵ quân tử, có hay không phải đến khi
kết quả của câu chuyện sắp gần kề mới biết.
Quay lại với nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, ông nói: ''Bao
nhiêu năm nay tôi đã yên vui với cuộc sống bình lặng của mình và niềm
vui của tôi bây giờ chính là đánh đàn piano hằng tuần ở khách sạn
Sofitel (Tp. HCM), chỉ lặng lẽ vậy thôi. Chuyện tưởng không có gì hóa ra
thành lớn chuyện. Tôi nói một đằng, nhưng bị hiểu theo một nẻo. Tôi
nghĩ chuyện mình nhận xét các ca sĩ hát tác phẩm của mình ra sao, hay dở
chỗ nào, trong ngữ cảnh khi đang trò chuyện về âm nhạc của tôi, cũng là
bình thường thôi. Cá nhân tôi có quyền nêu lên những ý kiến của mình về
điều đó”.
“Tôi từng tuổi này rồi, còn sống bao lâu nữa mà phải cần đến những
chuyện như thế để gây chú ý. Tôi cũng đâu phải cùng ngành nghề hay ngang
hàng với các ca sĩ ấy để soi mói hay cạnh tranh nhằm hưởng lợi gì''.
Người nhạc sĩ già này có phải "nguỵ quân tử"? |
Thực tế là một thứ thản nhiên, trong một vài trường hợp, nó khó chấp
nhận. Ca sĩ giải trí ở Việt Nam, không khác thế giới ở chỗ, họ sống bằng
2 điều, sức hút từ phong thái, và những bản hit. Đàm Vĩnh Hưng không có “Bình minh sẽ mang em đi”, hay Hồ Ngọc Hà
không có “Và em đã yêu”, sẽ mãi không thể nâng mức giá phòng trà
300-400 nghìn lên 3000-4000 USD cho event như ở thời điểm hiện tại. Vấn
đề của ca sĩ ngôi sao giải trí của Việt Nam luôn là, họ nghĩ mình là
ngôi sao của nền âm nhạc nói chung, trong khi biên giới của âm nhạc là
rất rộng lớn.
Nói thế để hiểu, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 xem ra không “nguỵ quân tử”, vì
chẳng hề có lợi lộc hay một kết quả “ăn thua” nào được dự báo trước ở
đây cả. Dù ông nói đúng, hay nói không đúng, ông sẽ vẫn là ông già hàng
ngày ngồi chơi piano ở Sofitel. Nghệ sĩ Lan Ngọc
có chia sẻ rằng trước đây thế hệ bà, những nghệ sĩ không bao giờ phản
ứng như vậy vì rất có tôn ti trật tự. Một người ca sĩ đàn chị đi trước
dù không có tên tuổi nhưng những ca sĩ đi sau nổi tiếng hơn vẫn phải
chào đàng hoàng khi gặp. Vì vậy, ngay từ đầu đã nói “lạnh lùng” với ngôn
từ “nguỵ quân tử”, chính Đàm Vĩnh Hưng là người đẩy vấn đề đi xa hơn.
Trong mọi vấn đề, Đàm Vĩnh Hưng phải "xù lông" trước đã |
Vì sao Mr. Đàm luôn "xù lông"?
Mỹ Tâm
là một ca sĩ khôn ngoan và khôn khéo, xây dựng một hình ảnh tích cực
ban đầu và cứ nương theo đó mà hoạt động. Cùng nhận những lời "tát nước
vào mặt", nhưng Mỹ Tâm chỉ lẳng lặng nói một lời duy nhất: "Chú cũng như ba mẹ mình mà. Chú nói thì mình nghe thôi chứ nói lại sao được". Trong cơn bão dư luận, nhạc sĩ đã qua tuổi 70 không giấu được sự mệt mỏi, buồn bã khi phân trần: "Tôi
nói vậy dưới góc độ của một khán giả, một người nghe nhạc bình thường.
Nhưng có lẽ những nhận xét đó của tôi đã khiến nhiều người không vui.
Tôi thực lòng xin lỗi".
Còn 2 cô gái này có cách đối mặt một cách khôn ngoan và lạnh lùng |
Thật ra, nhận xét của Nguyễn Ánh 9 không có chỗ nào sai, có chăng sai ở chỗ đụng trúng “tổ kiến lửa” showbiz Việt, nơi mà người ta có cái tôi quá cao, trong khi vẫn đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Nguyễn Ánh 9 đúng là người sáng tác nhạc tử tế và nghe nhạc tử tế. Nhạc Việt Nam bây giờ đang không có chỗ đứng trên một nền văn hoá lâu năm, cả ca sĩ lẫn người nghe đều chạy theo giá trị bên ngoài. Mỗi ngày có hàng chục bài hát mới nhưng không có nhiều sáng tác ấn tượng. Những ngôi sao hàng đầu như Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà, có thể họ cư xử không đúng, nhưng một sự thật “khổ sở” là họ cũng phải vật lộn trong một nền âm nhạc “không biết đâu mà lần”.
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 |
Trước tiên, làm nghệ thuật là làm cho khán giả, một người nghệ sĩ
được khán giả đón nhận tức là họ đã có được thành công, đó chính là lí
lẽ chính của Đàm Vĩnh Hưng trong mỗi câu chuyện. Anh nói đúng nhưng chưa
hoàn toàn đủ.
Nhìn một chút về âm nhạc, trong nỗ lực làm mới nhạc xưa theo phong cách
thị trường riêng của Đàm Vĩnh Hưng, có thể nhiều người sẽ khó chấp nhận,
thấy không xuôi tai, nhiều bài trở nên cũ chẳng ra cũ, mới chẳng ra mới
nhưng phải ghi nhận là Đàm Vĩnh Hưng góp công làm dòng nhạc xưa được
chú ý nhiều hơn, và theo cách anh nói, “nằm trên môi” cuả nhiều khán giả
trẻ.
Nếu Đàm Vĩnh Hưng không cư xử như vậy có được không, câu trả lời là anh
bắt buộc phải làm vậy, Hưng không có thời gian để suy nghĩ. Thứ nhất,
cách Hưng chọn đối mặt với showbiz là tranh đấu và mình không mạnh thì
sẽ tự thoái, thứ hai là fan của Hưng cũng không cho phép anh “chùn
bước”, rất đông, rất đông khán giả không muốn thấy họ đang hâm mộ một
người, bị nhận xét là yếu kém, lại đồng ý hay đi xin lỗi người khác.
Khán giả không cho phép Mr. Đàm "buông súng" |
Có một thông tin rất thú vị thế này, trong thị trường băng đĩa ế ẩm, ca sĩ ngôi sao cũng không dám phát hành đĩa, nhưng Đàm Vĩnh Hưng dám làm vậy. Trong 2 tuần nay, chỉ có 2 đĩa nhạc tiêu thụ nhiều nhất là của nhạc sĩ Đỗ Bảo và album nhạc xưa của Đàm Vĩnh Hưng. Khán giả của Đàm Vĩnh Hưng, cũng như anh vậy, là kiểu khán giả “hàng hiệu” và không bao giờ muốn thua kém người khác. Chính vì vậy, mọi cuộc tranh cãi không nên đi quá xa nếu bản thân 2 bên không cùng quan điểm. Đàm Vĩnh Hưng luôn phải là người đi trên thế thắng, từ 2 nguyên do ở trên. Để khẳng định cá nhân, anh thậm chí từ mặt người ca sĩ duy nhất mà anh hâm mộ, nữ ca sĩ Thanh Lam, đó là một quyết định đau đớn, nhưng đó mới chính là Mr. Đàm.
Theo Trí Thức Trẻ