Hồng Phúc: Người đóng vai phản diện hay nhất

Đó là lời nhận xét của đạo diễn Long Vân và những diễn viên tham gia phim Biệt động Sài Gòn về diễn viên Hồng Phúc, người thủ vai cảnh sát trưởng ngụy Đặng Văn Song.

Đó là lời nhận xétcủa đạo diễn Long Vân và những diễn viên tham gia phim Biệt động SàiGòn về diễn viên Hồng Phúc, người thủ vai cảnh sát trưởng ngụy ĐặngVăn Song.

Chạy xe ngoằn ngoèotrong con hẻm nhỏ trên đường Lê Văn Sỹ, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, bất ngờtôi gặp Hồng Phúc khi ông ra tận đầu ngõ đón tôi. Dáng ông cao gầy,toát lên sự phúc hậu, tận tâm. Nhìn ông không khó để nhận ra nhânvật đại tá, cảnh sát trưởng ngụy Đặng Văn Song trên phim Biệt độngSài Gòn, vai diễn mà theo ông là đóng dấu cuộc đời làm phim củamình.

“Chào đại tá!”

Hồng Phúc: Người đóng vai phản diện hay nhất

Diễn viên Hồng Phúc năm 25 tuổi - (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

"Trí nhớ tôi giờ kémlắm. Đã 82 tuổi rồi còn gì", ông từ tốn nói. Từ ngày vợ qua đời năm2004 đến nay, ông sống với con gái thứ tư. Ông khoe: "Tôi vừa mổcườm, mới thấy đường mà đi. Sức khỏe cũng bữa mưa bữa nắng. Thỉnhthoảng phải uống thuốc trợ tim. Được cái đi khám phổi, bác sĩ quángạc nhiên, nói phổi còn tốt lắm, dù chưa bỏ được thuốc lá".

Ông không thể nhớtường tận về bộ phim Biệt động Sài Gòn, nhưng đôi mắt ông vẫn sánglên khi nhắc lại kỷ niệm của một thời: "Tôi vào vai đại tá ĐặngVăn Song, một sĩ quan chống Cộng điên cuồng của quân đội Sài Gòn.Trong phim, tôi suốt ngày đêm lùng sục vào tận hang cùng ngõ hẻm,tìm và diệt các chiến sĩ biệt động thành. Đó là vai chính phản diệntrong phim mà đạo diễn Long Vân tâm đắc nhất".

Hồng Phúc diễn vainày hay đến nỗi diễn viên Hà Xuyên đề nghị người viết phải tìm gặpcho bằng được ông. Đạo diễn Long Vân nhận xét: "Hồng Phúc là diễnviên thể hiện nhân vật phản diện đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất mà tôitừng gặp trong đời làm phim của mình. Ông diễn chững chạc, điềm đạmtoát lên vẻ ngoài của một sĩ quan ngụy có học thức, bản lĩnh, tinhma, mưu mẹo. Diễn như thế mới thấy chiến công của các chiến sĩ biệtđộng thành năm xưa là hiển hách vì đối thủ của họ không phải tayvừa, không hề ngây ngô, dễ qua mặt".

Đạo diễn không thểquên được lần tìm gặp Hồng Phúc nhờ phụ trách phần tiếng nói chophim Biệt động Sài Gòn vì lúc đó có thể nói ông là người lồng tiếngphim hay nhất Việt Nam. Thật bất ngờ, khi nhìn thấy dáng vóc củaHồng Phúc, đạo diễn đã nghĩ ngay đến việc giao cho ông vai đại táSong.

Hồng Phúc vẫn nhớ ôngtheo chân đoàn phim suốt cả năm dài vô tận Chợ Lớn, rồi Bình Thạnh,Phú Nhuận... (TP.HCM). Bộ quân phục trên vai, súng ống bao giờ cũngkè kè bên người, khi ngồi xe jeep, lúc xe tăng cứ y như thời chiến."Đến giờ mỗi sáng đi tập thể dục, có người còn đến "chào đại tá",tôi thấy vui vui. Hồi đó, đạo diễn Long Vân từng nhận xét anh diễnhay ngoài sức tưởng tượng của tôi, vượt quá mong đợi". Ông cũngkhông thể ngờ rằng Biệt động Sài Gòn là bộ phim có số khán giả đếnrạp xem đông nhất trong lịch sử điện ảnh Việt Nam: hơn 10 triệu lượtngười.

Hồng Phúc: Người đóng vai phản diện hay nhất

Vợ chồng diễn viên Hồng Phúc

Làm ca sĩ và đạodiễn lồng tiếng

Hồng Phúc tên thật làTrần Trọng Hiếu. Ông cho biết mình theo nghề lồng tiếng cách đây hơn50 năm nhờ năng khiếu trời cho. Chất giọng miền Nam trầm ấm, rõ chữtròn vành đã giúp ông được hãng phim Mỹ Vân, Alpha (trước 1975) saunày là Nguyễn Đình Chiểu mời về cộng tác. Ông là người có rất nhiềukinh nghiệm về diễn xuất lồng tiếng.

Trước giải phóng, ôngchuyên lồng tiếng cho các bộ phim nhập từ nước ngoài về chiếu tạimiền Nam. "Đến giờ, các con tôi là Thy Mai, Thủy Tiên cũng theonghề này. Tôi có nhiều học trò từ Nam chí Bắc. Sau ngày đất nướcthống nhất, tôi thuộc biên chế của hãng phim thành phố". HồngPhúc chẳng thể nào nhớ nổi ông đã đóng và lồng tiếng bao nhiêu phim,chỉ biết nhiều lắm. "Phim cuối tôi tham gia là Xóm suối sâu doTFS sản xuất, Trần Quang Đại đạo diễn chiếu trên HTV9 vào cuối năm2005. Từ đó đến nay cũng có nhiều lời mời nhưng tôi từ chối vì chẳngthể thuộc thoại. Mình cố mà đóng chỉ khổ anh em đoàn phim thôi".

Rồi trí nhớ ông bỗngquay về với thập niên 1950, khi gia nhập lực lượng kháng chiến hànhchính Nam Bộ, làm việc tại Đài phát thanh tiếng nói Sài Gòn - ChợLớn tự do. Người điều hành đài phát thanh lúc đó là kiến trúc sưHuỳnh Tấn Phát, Ủy viên Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, Giám đốc Sở Thôngtin Nam Bộ. Thời gian này ông là ca sĩ, kiêm xướng ngôn viên chủ lựccủa đài. Sau đó, ông xin tổ chức chuyển về chiến khu Bình Thuận, giữchức Tỉnh đoàn trưởng phụ trách các vấn đề thiếu nhi. Những năm cuốithập niên 1960 đầu 1970, trong lần đi công tác lại La Gi (BìnhThuận), ông bị địch bắt giam 2 năm. Từ năm 1973, ông chuyển về sốngở Sài Gòn.

Tôi hỏi: "Tham giacách mạng nhưng đóng vai phản diện, ông có cảm thấy buồn không?",ông đáp: "Chỉ trên phim thôi mà. Miễn sao mình diễn mà khán giảnhớ mãi là thành công rồi". Và ông cười tự nhận mình may mắn khiđến tuổi này được 8 người con chăm lo từng chút một. "Đời tôigian nan khổ cực, vinh quang đều được hưởng. Cuối đời các con trảhiếu đủ đầy âu cũng là cái phúc. Tôi không mong gì hơn thế. Có thểđây là bài viết cuối cùng trên báo mà tôi đọc được vì tôi biết chắcsang năm mình sẽ ra đi theo ông bà, gặp lại vợ nơi chín suối. Sứckhỏe đã yếu lắm rồi và tôi tiên liệu được ngày ra đi. Tôi sẽ mỉmcười mãn nguyện khi nhắm mắt vì những gì mình đã làm được cho xãhội, cho gia đình qua hơn 80 năm dài...".

Theo Thanhniên



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.