Nhà thờ Tổ nghề Hoài Linh cho xây dựng và thờ là ai?

Đến nay mọi người vẫn chưa xác định được chính xác nhà thờ Tổ nghề mà Hoài Linh cho xây dựng và sẽ thờ là ai?

Đến nay mọi người vẫn chưa xác định được chính xác nhà thờ Tổ nghề mà Hoài Linh cho xây dựng và sẽ thờ là ai?

Cứ mỗi giữa tháng 8 âm lịch mọi năm, các nghệ sĩ sân khấu lại gác mọi công việc để đi thắp hương, dâng lễ và hát múa để cúng Tổ. Tuy vậy, nhưng hầu như không ai khẳng định được Tổ nghề của mình là ai, và mọi câu chuyện cũng chỉ là truyền miệng, truyền thuyết dân gian. Chỉ biết rằng từ khi những nghệ sĩ lão thành NSND Thành Tôn, Năm Châu, Phùng Há… còn nhỏ xíu thì đã thấy có lễ giỗ Tổ rồi.

Nhà thờ Tổ nghề Hoài Linh cho xây dựng và thờ là ai 0

Nhà thờ Tổ Hoài Linh cho xây dựng đã bị đình chỉ

NSƯT Bảo Quốc kể rằng, phổ biến nhất là câu chuyện Tổ sân khấu gồm ba người: ông vua, ông ăn cướp và ông ăn mày, gọi chung là tam vị thánh Tổ, bắt nguồn từ sân khấu cải lương rồi sau đó trở thành vị Tổ chung cho cả kịch nói và ca nhạc. Do đó, điều kiêng kỵ của nghệ sĩ là không bao giờ cho tiền người ăn xin, hoặc từ xưa, các đoàn gánh hát lưu diễn bằng ghe trên sông, để tránh bị cướp bóc dọc đường, các nghệ sĩ thường gióng trống thật to để ăn cướp biết là ghe của đoàn hát, sẽ cho qua. Thường thấy trên bàn thờ Tổ phía sau sân khấu, bao giờ cũng thờ 1 hoặc 3, hoặc số lẻ chứ không bao giờ thờ 2, hay số chẵn.

Tuy nhiên, lại có chuyện về 2 vị hoàng tử con vua thích mê xem hát đến quên ăn quên ngủ. Vua không cho xem hát nữa, 2 vị liền trốn vào xó buồng hát để xem, sau khi vãn tuồng, vua cho đi tìm thì nhị hoàng đã ôm nhau chết do kiệt sức. Cũng có người kể khác đi, rằng 2 vị hoàng tử chết cháy. Sau đó, các nghệ sĩ thấy nhị hoàng thường hiện về xem hát nên lập bàn thờ trong hậu trường, xem là ông Tổ.

Còn có câu chuyện khác về ông Tổ, là một vị hoàng tử trốn cha đi coi hát, núp trong bộng cây vông rồi chết luôn, nên từ đó, các nghệ sĩ thường kỵ xài đồ gỗ vông, đặc biệt là mang guốc vông. Và tượng của ông Tổ thường làm bằng gỗ cây vông.

Nhà thờ Tổ nghề Hoài Linh cho xây dựng và thờ là ai 1

Nhiều truyền thuyết cho rằng ông thợ may, thợ rèn, thợ mộc, bà bán quán, một đứa bé, cả thần bạch mi của giới bán phấn buôn hương… là Tổ sân khấu. Bởi như nhà nghiên cứu Đinh Bằng Phi nói: “Nghề hát phải học của tất cả nghề và mang ơn tất cả khán giả mọi thành phần đã nuôi sống mình”.

Bên cạnh những vị Tổ truyền thuyết ấy còn có những vị Tổ rất cụ thể mà giới làm nghề gọi là hậu Tổ. Đó là những vị Tổ sư của các ngành nghề có liên quan đến vai diễn của nghệ sĩ, gọi là thập nhị công nghệ. Thí dụ: nghề may, nghề mộc, đi buôn, thợ rèn, y dược... Mỗi vai diễn, nghệ sĩ phải lấy thực tế từ người thật nghề thật rồi mới cách điệu lên, nên tri ân nghề đó. Hậu Tổ còn bao gồm cả những nghệ sĩ lão thành có công với sân khấu, hoặc những nhân tài xuất chúng, như ông Trương Duy Toản, ông Năm Tú, ông Cao Văn Lầu, NSND Năm Châu, Ba Vân, Trần Hữu Trang, Phùng Há, Năm Phỉ, Tư Đồ...

Về tượng Tổ sân khấu, là hình một nam nhân đen thui, mặc áo đỏ, quấn khăn đỏ, theo ông Tần Nguyên, thường do người trong các đoàn hát làm.

Nhà thờ Tổ nghề Hoài Linh cho xây dựng và thờ là ai 2

Hàng năm, vào dịp giỗ Tổ ngành sân khấu (12/8) Âm lịch, danh hài Hoài Linh vận áo dài đỏ, khăn đóng trang trọng, chủ trì lể cúng Tổ tại sân khấu Nụ cười mới (TP.HCM). Lễ giỗ Tổ thường được Hoài Linh tổ chức rất lớn, là địa điểm chiêm bái, khấn nguyện của nhiều nghệ sĩ.

Hoài Linh từng nói: “Tổ nghiệp ban cho mình một cái nghề để cống hiến, được khán giả yêu mến, phải biết mang ơn Tổ. Đó là một đạo lý mà người nghệ sĩ phải biết”.

Theo GĐVN



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.