NSND Bạch Diệp: Chuyện nghề và chuyện tình

“Ông là người rất tốt, tử tế mà giản dị. Lấy nhau được 3 tháng, hai vợ chồng dắt díu nhau đi ra Vịnh Hạ Long chơi. Nhưng cuộc hôn nhân này đúng là chỉ kéo dài 6 tháng. Lúc chia tay nhau ông ấy khóc, mình cũng khóc”, NSND Bạch Diệp kể về cuộc hôn nhân với nhà thơ Xuân Diệu.

“Ông là người rất tốt, tử tếmà giản dị. Lấy nhau được 3 tháng, hai vợ chồng dắt díu nhau đi ra Vịnh Hạ Longchơi. Nhưng cuộc hôn nhân này đúng là chỉ kéo dài 6 tháng. Lúc chia tay nhau ôngấy khóc, mình cũng khóc”, NSND Bạch Diệp kể về cuộc hôn nhân với nhà thơ XuânDiệu.

Bà kể ấn tượng của bà về XuânDiệu là người lao động nghệ thuật vất vả cực nhọc. Hai người không sống được vớinhau do “duyên số không thành”.

Bấy lâu nay nữ đạo diễn điệnảnh đầu tiên của Việt Nam - NSND Bạch Diệp sống trong căn ngõ nhỏ, phố ĐộiCấn, làm bạn với hai chú mèo. Thi thoảng có mấy người cháu ghé lại thăm.Người bạn đời của bà khuất núi cách nay đã 20 năm và ông trời cũng không chobà một mụn con nào. Nhưng những thua thiệt đời thường đấy lại được bù trìbởi một niềm đam mê khác, đó là khát vọng đầu đời, tình yêu với phim ảnh trởthành hiện thực.

Sự nghiệp phim trường đưa bàđến thành công trong những tác phẩm điện ảnh “Ngày Lễ Thánh”, “Huyềnthoại mẹ”, “Hoa ban đỏ”... mà đến nay chúng ta vẫn phải công nhận có mộtnguồn năng lượng kỳ lạ, rừng rực cháy từ người đàn bà đặc biệt này tỏa ra…Dù cho đến tận giờ, bước sang tuổi 82, tình yêu điện ảnh trong bà vẫn vẹnnguyên như thủa nào, cả những ký ức xa xưa ùa về, và người ta còn biết đếnbà, người vợ duy nhất trong cuộc đời của Ông hoàng thơ Xuân Diệu.

NSND Bạch Diệp: Chuyện nghề và chuyện tình
NSND Bạch Diệp

Trong căn phòng ăm ắp cả hoagiấy lẫn hoa tươi, bà ôm con mèo lông trắng trên tay, mời tôi ngồi, rồi bàmở hai lọ thủy tinh trên bàn mời tôi kẹo và ô mai... Giống như tôi hình dungvề một người đàn bà cá tính, bao giờ cũng ở thế chủ động. NSND Bạch Diệp"quay" tôi trước.

Hồi trước cô từng làmphóng viên báo Nhân Dân đấy. Bây giờ phỏng vấn cháu trước đã. Cháu xem phimnào của cô rồi?

Dạ, cháu từng xem “Ngày LễThánh”, “Huyền thoại mẹ”, “Hoa ban đỏ”, phim truyền hình “Kẻ không cầumay”... Cháu không thể tưởng tượng một người phụ nữ được gọi là phái yếu màcòn mạnh hơn cả phái mạnh. Sức lực ở đâu ra, tình yêu ở đâu ra mà cô cónguồn năng lương dạt dào đến vậy?

Ối giời ơi! Nói về điện ảnhthì từ hồi tí tuổi đầu tôi đã mê mẩn điện ảnh rồi. Ngày đấy, khách của bố mẹđến chơi, cho đồng tiền nào, rồi tết ai mừng tuổi là cất đi ngay để dành làmhai việc: một cho những người ăn xin và một mua vé vào rạp xem phim. Mà phimngày đó đã có thuyết minh đâu, kệ cứ xem, xem cho đã mắt. Có phim xem đi xemlại tới 3 hay 4 lần. Mỗi lần đi mua vé, cái cửa bán vé cao mà người mình béquá, thế là mình kiễng chân lên, người bán vé thì thò hẳn đầu ra khỏi ô cửacúi xuống để lấy tiền và đưa vé cho. Hồi bé nghe nói, nếu như trông thấy saođổi ngôi thì mình ước điều gì sẽ thành hiện thực điều đó. Thế là bắc ghế ravườn nằm, nhìn lên bầu trời sao, cứ đợi mãi, đợi mãi để mong được thấy saođổi ngôi, mình ước những diễn viên trong phim sang Việt Nam để mình đượcgặp. Có khi ngủ quên luôn ở ngoài vườn. Lúc bấy giờ mới có 9, 10 tuổi thôinhé.

Đến năm tôi 17, cái tuổi bẻgãy sừng trâu, đang tham gia công tác kháng chiến mà nghe thấy ở đâu cóchiếu phim tôi chạy bộ từ chiều 6, 7 cây số để đến kịp vào giờ chiếu, lúcđấy toàn phim Trung Quốc, nào "Bạch Mao Nữ", nào "Cờ hồng trên núi Thúy".Chạy mướt mồ hôi đến bãi chiếu, xem xong lại chạy bộ về. Mê quá rồi thì viếtthư lên Nha Thông tin Việt Bắc hỏi xem có lớp đạo diễn điện ảnh không? Họtrả lời là chỉ có lớp đạo diễn phim tài liệu. Mình không thích, không đi.

Cho mãi đến năm 1959, tôicông tác ở báo Nhân Dân, có tin Bộ Văn hóa tuyển sinh mở lớp đạo diễn phimtruyện. Mình mừng quýnh cả lên. Mấy anh ở tòa soạn cứ khuyên, nghề ấy lànghề lung ba lung bung, chưa biết thế nào, liệu gì đã có tương lai, em đangcó triển vọng ở đây thì cứ làm báo đi, rồi sẽ cho sang Liên Xô học trườngĐảng, học triết học Mác - Lênin... "Ối giời! Em lạy anh, em không thể nàobỏ được cái lớp này đâu. Các anh cứ để cho em đi học...".  Thế là tôihăng hái thực hiện cái ước mơ từ thuở nhỏ, lúc đấy đã 28... tuổi rồi.

NSND Bạch Diệp: Chuyện nghề và chuyện tình

Làm đạo diễn, tính cáchquyết liệt lắm. Mà đã quyết liệt thì hay “va chạm”. Có "va chạm" nào đángnhớ trong đời đạo diễn của cô không?

Điện ảnh là mang tính quốctế, phải chuẩn. Bộ phim đầu tay của tôi “Trần Quốc Toản ra quân” là sân khấuchèo chuyển thể. Anh Hoài Giao viết kịch bản. Tôi đọc mãi không có cảnh TrầnQuốc Toản bóp cam, mà Trần Quốc Toản gắn liền hình ảnh quả cam. Tôi góp ývới anh, anh bảo: "Này, này không có bóp cam gì cả, tôi chỉ làm có thếthôi, làm thì làm không làm thì thôi. Chứ chữa thì tôi không chữa. Chữa đượctôi đã cho vào rồi chứ chả cần đến Bạch Diệp nói".

Hôm sau tôi rủ anh xuống NamHà  xem đoàn chèo họ diễn. Hàng ngày, tôi rủ anh đi chơi, đi chợ, đi ăn quà,nhung nhăng như thế để mình nói mãi về chuyện "bóp cam". Bộ phim này sẽchiếu toàn quốc, có khi mang vào chiến trường, hoặc mang ra nước ngoài màkhông có cảnh bóp cam, hình tượng Trần Quốc Toản trong lịch sử nó như thếnày... Mưa dầm thấm lâu, sau một tuần ông bảo: "Thôi được, về tôi sẽ viếtthêm".

Đến độ 4 ngày sau, sốt ruộtquá, tôi đến nhà ông. Vừa trông thấy tôi, vợ ông từ cửa chạy ra, kéo tôi ramột chỗ lo lắng: "Ối giời! Thôi chết rồi, chị Diệp ơi, không biết thế nàomà ông ấy cứ ngồi liền tù tì 4 ngày đêm không ăn, không ngủ gì cả. Tôi đểthức ăn bên cạnh, ông ấy quờ lấy, đút cái gì vào miệng là đút thôi. Ngộ nhỡông lăn đùng ra ốm hay làm sao thì chết". Mình vui quá bảo: "Thôi chịơi, chị cứ để ông ấy làm, ông ấy khỏe, chết thế nào được mà ông ấy có ăn cơmà". Thế là ông chữa "bóp cam". Bộ phim đó tôi cho sửa lại kịch bản, vũđạo, sửa nhạc làm lại toàn bộ rất công phu, Liên hoan Phim lần thứ hai đượcgiải Bông sen Bạc.

Đúng là tính cách tôi quyếtliệt, làm cái gì phải làm đến tận cùng và giữ ý kiến rất ghê. Tôi bảo: "Chèolà của các anh, điện ảnh là việc của tôi xin miễn ý kiến nhé. Thất bại haythành công là ở tôi. Còn xong việc các anh về lại diễn như xưa".

Hay như trong một cảnh quay,gia đình tên trung tá ngụy có tách cà phê mà họ đưa ra cái thìa ngoáy sữacán dài. Thìa cà phê nó khác chứ, tôi cầm ly cà phê vứt veo đi. Gớm, xong họđốt đèn lần tìm cái thìa gần chết, vì vứt ra ngoài vườn mà cỏ mọc lún chân.Cho chết. Làm đạo cụ thì phải biết tách nào thìa nấy, bát nào đũa ấy chứ.Thế nhưng mọi người cũng không ghét gì mình, tất cả vì công việc thôi.

Làm việc tôi quên hết mệtnhọc, có khi thức đến sáng luôn. Lần nọ có một anh diễn viên diễn mãi màkhông thể nào làm theo ý mình được. Thế là báo hại cả đoàn thức qua đêm vàhành nhau quát tháo từ chiều đến 6 giờ sáng hôm sau. Thanh Loan lúc bấy giờđang là diễn viên. Thanh Loan về nhà, chồng mới cự nự, cãi nhau um lên, hỏiđi đâu cả đêm. Thanh Loan bảo: "Đi đóng phim". Ông chồng cáu: "Phimgì? Chả có đoàn làm phim nào làm việc cả đêm cả". Rồi ông chồng khăngkhăng, từ giờ không đi đâu, không phim ảnh gì nữa. Thế là tôi phải đến xinlỗi chồng Thanh Loan, "Anh ạ! Tôi làm phim cả đêm hôm qua, lỗi tại tôi,tôi mải mê mà chả nhớ ngày nhớ tháng, giờ gì cả...".

NSND Bạch Diệp: Chuyện nghề và chuyện tình

Đạo diễn là một nghề đòi hỏiđộ nhạy cảm cao và am tường cuộc sống. Thậm trí phải sống già chứ chẳng thể sốngtrẻ. Nghĩa là có con mắt sắc sảo chứ không thể ngu ngơ mà làm đạo diễn thành tàiđược cô nhỉ?

Đúng đấy! Cái nghề đòi hỏi phảicó vốn văn học sâu dày, luôn luôn trau dồi, quan sát cuộc sống. Hồi học vớichuyên gia Liên Xô, thầy giáo vừa bước vào lớp đã hỏi: "Hôm nay trên conđường từ nhà đến trường các bạn quan sát có cái gì mới?”  Nhiều người khôngtrả lời được câu hỏi đó. Thật ra, lúc bấy giờ, đường phố mới có bục giao thôngmọi người đi qua không để ý lắm. Bài học đầu tiên chính là quan sát cuộc sống.Trong những bộ phim của mình, nhân vật rất đa dạng, có khi từ bộ trưởng cho đếnsinh viên, ông nhà giàu cho đến anh nhà nghèo, người trí thức, rồi con buôn,thậm chí đến cả tên ăn cướp, kẻ ăn mày, ả gái điếm... Nếu không quan sát thì làmsao mình dựng được những nhân vật đấy cho thành xương thành thịt.

Ông nông dân nói lời như ông chủdoanh nghiệp, ông thợ xây lại nói như ông triết học, gái ăn sương mà nói nhưngười chính chuyên là không được. Tất cả đòi hỏi nhạy cảm của người làm nghệthuật. Rồi lúc diễn chủ doanh nghiệp mặt mũi phải như thế nào, lời nói tác phongra sao, là mình phải thổi vào được cho diễn viên diễn xuất. Và tinh tế từ nhữngđộng tác nhỏ.

Ví dụ như cái động tác gẩy thuốclá của tay chơi nó khác, cái gẩy thuốc lá của anh nghiện nó khác, cái gẩy thuốclá của anh mới hút thuốc nó khác. Rồi ngay kể cả, cái gẩy thuốc lá lúc tâm hồnanh ung dung thư thái khác với lúc anh đang bi quan chán chường, hay khác cả vớicái gẩy thuốc lá lúc anh đang nóng lòng sốt ruột... Hiểu biết, để truyền cái hồncủa nhân vật vào diễn viên. Nếu không hiểu biết về cuộc sống, nhân vật nọ nó lạigiọ sang nhân vật kia thì thật buồn cười...

Người ta không chỉ biết đến côlà nữ đạo diễn đầu tiên của điện ảnh Việt Nam mà còn là người vợ duy nhất trongđời nhà thơ Xuân Diệu. Tuy rằng cuộc hôn nhân kéo dài có 6 tháng...

Ngắn ngủi quá, đúng không? VớiXuân Diệu thì mình quý anh vì nhà thơ, nhưng lúc sắp tiến tới cuộc hôn nhân mìnhđã linh cảm thấy không được rồi. Những nhà thơ và nhà văn ấy khi ở với họ thìkhó chịu lắm. Họ có những cái tính cách không dễ dàng...

NSND Bạch Diệp: Chuyện nghề và chuyện tình
Nhà thơ Xuân Diệu và đạo diễn Bạch Diệp hồi mới hứa hôn.

Vì sao lại còn yêu nhaurồi lấy nhau, thưa cô?

Hôm đấy là ngày rằm tháng 8, tôikhông có nhà từ chiều vì đi chơi với tụi bạn phóng viên về đến nhà cũng đã nửađêm, vừa mở cửa bước vào thì thấy Xuân Diệu ngồi ở cái ghế, dưới bóng cây ở gócsân. Ánh trăng chiếu sáng cả khu vườn, anh ấy đang ngủ gật, có con chó béc-giêchống chân nhìn ông. Mình cảm động quá, vội vàng đến lay ông dậy: "Anh XuânDiệu ơi! Thế anh ngồi đây từ bao giờ?". Ông tỉnh dậy bảo: "Anh ngồi từ 7giờ". Giời đất ơi! Lúc đó 12 giờ đêm rồi. Mình nghĩ trong lòng, khổ quá,những ông khác đã bỏ về từ 7 giờ chiều nhưng ông này còn ngồi lại đến thế, màlại còn ngồi với con chó nó còn ngồi canh nữa chứ...

Mình bảo: "Thế sao anh khôngvề mà còn ngồi đợi Diệp?". Ông trả lời: "Tưởng Diệp đi một tí rồi Diệpvề...”. "Ối giời ơi! Sao anh lại khổ thế", mình thốt lên như vậy, ôngnói gỏn gọn có một câu: "Ừ, thế Diệp về rồi phỏng, anh đi về nhé". Thế làông đứng dậy, đi về thôi... Mình đang rất xúc động thì bị dội một gáo nước lạnh.Mình cứ nghĩ yêu nhau ít nhất cũng phải cầm tay hay như thế nào nữa chứ...

Thôi thì cũng đành chịu, cướixong rồi về nhà chồng. Xuân Diệu ở cùng với nhà thơ Huy Cận ở nhà 24 Cột Cờ. ÔngHuy Cận ở tầng 2 còn ông Xuân Diệu ở cái buồng cổng vào tầng dưới. Chả biết BộVăn hóa cấp nhà cho ông Xuân Diệu hay là ông Huy Cận cho ông Xuân Diệu cái phòngđấy thì không biết, nhưng khi lấy tôi về thì đã ở đấy rồi. Ông giống tôi mộtđiểm, rất thích hoa, nên trong phòng luôn có hoa tươi, thường thì là hoa hồngvàng.

Tôi chứng kiến những lúc ông làmthơ trằn trọc, mình mới thấy nhà thơ khổ quá. Có khi đang đêm ông ngồi vục dậy,ngồi cứ như là tượng gỗ, chả nói năng gì cứ như nghĩ cái gì ấy, dáng dấp trôngđến khổ. Ngoài sáng tác thơ ông làm việc suốt ngày. Tốc độ ghê gớm. Ông là ngườirất tốt, tử tế mà giản dị, ăn uống cũng giản dị. Từ ngày tôi về mới làm mấy mónăn chứ trước ông ăn đạm bạc lắm. Lấy nhau được 3 tháng, hai vợ chồng dắt díunhau đi ra Vịnh Hạ Long chơi. Nhưng cuộc hôn nhân này đúng là chỉ kéo dài 6tháng. Lúc chia tay nhau ông ấy khóc, mình cũng khóc.

Mối tình buồn bã đó, ông có đểlại vần thơ nào tặng riêng cô không?

Ông làm thơ bảo tôi đọc thì nhiềulắm như "Hoa anh ơi".  Đây nhé, để tôi đọc cháu nghe: "Tôi cầm mùi dạ lanhương/ Trong tay đi đến người thương cách trùng/ Dạ lan thơm nức lạ lùng/ Tưởngnhư đi mãi không cùng mùi hương". Nhà tôi ở phố Bà Triệu, nơi ông ở là phốCột Cờ, mỗi lần ông đến thăm tôi qua các con phố có mùi dạ lan hương. Thơ vàhương... nó cứ man mác thế thôi. Trong tôi ấn tượng về Xuân Diệu là người laođộng nghệ thuật vất vả cực nhọc. Hai người rất quý nhau nhưng duyên số khôngthành. Tôi là con một của gia đình nhưng số mình làm gì có con cái đâu. Sau nàylấy ông Tường sống với nhau 15 năm cũng không có...

Câu chuyện còn nhiều, lạ thay,chả hiểu sao câu nói vu vơ của bà nói với con mèo lúc tiễn tôi ra cửa đến giờvẫn văng vẳng bên tai: "Con yêu ơi! Con đẻ gì mà đẻ lắm thế, đẻ hẳn 3 đứa,con chỉ đẻ một thôi chứ..."

Theo Trần Mỹ Hiền
NSND Bạch Diệp: Chuyện nghề và chuyện tình



Sao
Thanh Lam gây tranh cãi
Thanh Lam quay lại với hình ảnh quen thuộc, khoe chất giọng trong đêm chung kết “Bài hát của chúng ta”. Tuy vậy, sân khấu “Áo mới Cà Mau” cách đây một tuần của cô đang tạo tranh luận trên mạng xã hội.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.